Khi mắc sốt xuất huyết, bệnh nhân bị sốt gây mất nước và xuất huyết gây thiếu máu nhưng lại trong tình trạng chán ăn, mệt mỏi. Do đó cần bổ sung những thực phẩm dễ tiêu mà đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng, bù đủ nước là vô cùng cần thiết.
Song song với các biện pháp y tế, bạn cũng lưu tâm đến việc tẩm bổ cho người bệnh để họ nhanh chóng vượt qua giai đoạn phát bệnh và hồi phục sau đó:
1. Nước dừa
Không thể phủ nhận công dụng hữu ích từ nước dừa với người mắc bệnh sốt xuất huyết. Nước dừa bổ sung, cải thiện chất khoáng bị mất đi trong cơ thể. Uống nước dừa còn giúp bổ sung chất điện giải, giúp hạ sốt hiệu quả. Trong trường hợp cấp cứu khẩn, người ta có thể dùng nước dừa để truyền tĩnh mạch vì nó có thành phần tương tự với huyết tương của người.
Nếu để thay thế thuốc bù nước và điện giải Oresol thì bạn có thể cho thêm một nhúm muối vào quả dừa non.
2. Thực phẩm giàu vitamin C
Vitamin C được tạo thành từ axit ascorbic và citric giúp tăng lượng tiểu cầu. Nó là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ và với liều cao hơn vitamin C sẽ ngăn ngừa tổn thương gốc tự do của tiểu cầu, tăng sức đề kháng.
Các thực phẩm giàu vitamin C như cam, chanh, dâu tây, kiwi… một số loại mọng nước còn bổ sung nước cho cơ thể giúp người bệnh phục hồi nhanh chóng.
3. Đu đủ
Đu đủ là loại quả rất tốt cho những bệnh nhân mắc sốt xuất huyết. Sử dụng đu đủ bằng cách ăn trực tiếp, hoặc nghiền nát 2 miếng đu đủ lấy nước. Uống nước ép này mỗi ngày vào buổi sáng hoặc buổi tối giúp cơ thể bớt mệt mỏi.
4. Chất đạm
Bổ sung nước thôi chưa đủ, bạn cần phải bổ sung chất đạm cho cơ thể. Những thực phẩm như trứng, cá, sữa hoặc những sản phẩm làm từ sữa sẽ giúp người bệnh khỏe hơn vào thời điểm mắc bệnh. Người mắc bệnh sốt xuất huyết không nhất thiết phải kiêng đồ tanh, bạn có thể cho người bệnh ăn cá hoặc thịt gà để đẩy lùi vi rút sốt xuất huyết.
5. Trà gừng
Khi bị sốt xuất huyết, cơ thể sẽ cảm thấy lạnh toàn thân, lúc này có thể uống một chút trà gừng giúp làm ấm cơ thể. Đặc biệt cảm giác buồn nôn sẽ nhanh chóng qua, kích thích vị giác ăn uống của bạn.
6. Tỏi
Tỏi có chứa thromboxan A2 – một chất có vai trò quan trọng trong quá trình đông máu làm hoạt hoá tiểu cầu kết tập lại với nhau nên giúp người bệnh giảm thiểu triệu trứng xuất huyết. Bạn có thể sử dụng tỏi để chế biến các món ăn hàng ngày.
7. Củ cải đỏ
Củ cải đỏ có nhiều chất chống oxy hóa tự nhiên và các thuộc tính homeostatic (cân bằng nội mô). Chỉ cần uống một thìa nước ép củ cải tươi sẽ giúp bạn tăng lượng tiểu cầu.
8. Rau chân vịt
Khi bị sốt xuất huyết bạn nên hạn chế ăn các chất béo gây khó tiêu, tăng cường ăn các loại rau và hoa quả. Đặc biệt rau chân vịt và cải xoăn rất tốt khi tiểu cầu thấp.
9. Bí ngô
Bí ngô giàu vitamin A, giúp hỗ trợ sự phát triển tiểu cầu và điều chỉnh các protein được sản xuất bởi các tế bào cơ thể.
Một nửa ly nước ép bí ngô tươi với một thìa mật ong có thể giúp tăng lượng tiểu cầu. Để phát huy hiệu quả bạn nên uống ít nhất 2-3 ly mỗi ngày. Điều này sẽ giúp bệnh nhân sốt xuất huyết mau khỏi bệnh.
10. Cháo, súp
Trong trường hợp bị sốt quá cao, cơ thể bị suy nhược, cảm giác ăn không ngon, bụng bị đầy chướng, mạch yếu… thì cháo là một lựa chọn hay vừa mền dễ ăn lại giàu chất dinh dưỡng.
Bạn có thể nấu cháo thịt bò, lươn, thịt lợn, quả bí đỏ, khoai lang, hoàng kỳ, táo đỏ… Nên nấu cháo hơi loãng, không nên nấu quá đặc tránh trường hợp người bị sốt xuất huyết chán ăn.
Khi người bệnh chán ăn cháo, bạn có thể đổi qua món súp, món ăn này giúp người mắc bệnh kích thích được cơn đói, cải thiện vị giác.
Một chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp cơ thể được bổ sung nhiều chất cần thiết sẽ giúp người mắc bệnh sốt xuất huyết sớm lành bệnh và trở lại sinh hoạt bình thường.
Hoàng Kỳ (T/h)
Xem thêm:
- Phụ nữ mang thai bị sốt xuất huyết cần lưu ý những gì?
- Top những loại rau quả chứa nhiều sắt như thịt đỏ
- Sự tái sinh kỳ diệu của vị Bác sĩ, Tiến sĩ Trưởng Khoa tim mạch bệnh viện Chợ Rẫy
Chuyên mục Sức khỏe, thời báo Đại Kỷ Nguyên nỗ lực mang đến cho bạn đọc những thông tin chính xác và bổ ích nhất. Tuy nhiên khoa học về thân thể người thật rộng lớn và còn nhiều điều y học chưa nhận thức đến được, do đó, các bài viết tại đây chỉ mang tính chất tham khảo. Mọi việc chẩn đoán, điều trị bệnh hay các tình trạng sức khỏe và làm đẹp cần phải có ý kiến các chuyên gia y tế được cấp phép.