Nhiều bà nội trợ thưởng tẩm ướp gia vị theo cảm tính, thích gì thì cho vào nấy, để thời gian bao lâu cũng được, chứ không biết ướp gia vị theo thứ tự. Thời gian cho gia vị là điều cực kỳ quan trọng, quyết định hương vị món ăn, cho nên, nếu muốn món ăn lúc nào cũng chuẩn vị thì từ nay bạn hãy ướp theo công thức dưới đây nhé.

Thứ tự ướp gia vị

– Đầu tiên là gia vị mặn: Muối, nước mắm, các loại hạt nêm.

– Thứ hai là gia vị ngọt: Đường, mật ong, bột ngọt.

– Thứ ba là gia vị tạo mùi: Rượu, hành, tỏi, mè, tiêu…

– Thứ tư là gia vị cay: Ớt, gừng…

– Cuối cùng là gia vị khác: Dầu ăn, mỡ động vật…

Lưu ý: Nếu tẩm ướp thực phẩm số lượng nhỏ, bạn có thể ướp trực tiếp. Bạn nên trộn lên một lần trước khi ướp một loại gia vị khác vào, như vậy gia vị sẽ đều hơn. Nếu lượng thực phẩm cần ướp lớn, bạn nên trộn đều các loại gia vị vào một chén, sau đó rưới lên thực phẩm, nó sẽ giúp thịt thấm đều nước ướp hơn.

Thời gian ướp thực phẩm

– Gà, heo: Ướp thời gian 30 phút để gia vị thấm đều nhé.

Ảnh minh hoạ (nguồn: Phụ Nữ Today).

– Bò: Bò nguyên khối bạn chỉ cần ướp 10 phút. Riêng với thịt bò xay bạn có thể không cần ướp gia vị hoặc ướp trong 2 – 3 phút là được.

– Tôm: Tôm bóc vỏ bạn sẽ cần 5 – 10 phút ướp, nhưng với tôm chưa bóc vỏ lâu hơn độ khoảng 15 – 30 phút tùy độ dày của lớp vỏ nhé.

– Cá: Thời gian ướp cá cũng không cần quá lâu mà độ khoảng 15 – 20 phút.

– Mực, bạch tuộc: 10 – 15 phút, riêng mực bạn có thể chế biến ngay khi vừa tẩm ướp.

– Rau củ: Chỉ cần rắc chút muối trước khi nướng, không cần ướp lâu như các thực phẩm trên.

Mẹo dùng gia vị

Khử tanh hiệu quả bằng nước mắm

Nước mắm được ví như linh hồn của ẩm thực Việt. Lâu nay, thứ gia vị đậm đà bản sắc này vẫn được dùng làm nước chấm hoặc nêm nếm khi nấu nướng. Thế nhưng với bếp trưởng Tài Nguyễn (nhà hàng Soulmate – số 1 Phùng Chí Kiên, Hà Nội) chia sẻ trên báo Zing, nước mắm còn có công dụng khử tanh thực phẩm rất hiệu quả. 

Ảnh: phụ nữ gia đình.

Anh chia sẻ phương pháp bản thân coi là “lấy độc trị độc” này như sau: Với các nguyên liệu có mùi tanh như lươn, cá, dạ dày hay đồ nội tạng, nếu bóp qua một chút nước mắm trong 5 phút, rồi bắc lên bếp luộc sôi lăn tăn sẽ khử được độ tanh tốt, đồng thời mang thêm hương vị sông nước cho món ăn. Anh cũng lưu ý nước mắm rất hợp để ướp cá và hải sản; không nên ướp thịt quá 30 phút trước khi chế biến vì nguyên liệu sẽ dễ bị xuống nước.

Cách sử dụng muối

Trong nấu ăn có nhiều loại muối, được phân loại theo kích cỡ và vị mặn của từng loại. Thông thường các đầu bếp chuyên nghiệp hay sử dụng muối ăn (kosher salt) để tẩm ướp thịt và muối biển (sea salt) để ướp cá và hải sản.

Chú ý, bạn tuyệt đối không nên sử dụng muối tinh (muối iod) trong tẩm ướp thời gian dài vì chúng có độ mặn cao, lại dễ thẩm thấu làm thực phẩm ra nước và bị khô.

Mật ong: gia vị tạo mùi thơm cho thịt nướng

Mật ong tạo độ ngọt tự nhiên cũng như làm tỏa hương thơm của miếng thịt khi nướng. Cho 1-2 thìa canh mật ong/200 g thịt ướp trong 30 phút trở lên sẽ cho hiệu quả tốt nhất. Ngoài ra trong khi nướng bạn có thể quết một lớp mật ong mỏng lên bề mặt thịt.

 

Ảnh: genvita.

Lưu ý: Mật ong chỉ phù hợp nhất với các loại thịt lợn, gà; với các loại thịt đỏ (bò, cừu) bạn nên ướp bằng đường sẽ ngon hơn.

Cách ướp bột ngọt

Bột ngọt chỉ biến thành hóa chất gây hại khi được đun nấu ở nhiệt độ trên 300 độ C, và trên thực tế ngay cả dầu chiên khi sôi cũng chỉ đạt mức 270 độ C.

Trong nấu nướng, nếu biết sử dụng đúng cách và đúng liều lượng, bột ngọt sẽ trở thành một loại gia vị tuyệt vời. Bột ngọt ngoài tác dụng trung hòa vị mặn của muối, chúng còn có tác dụng làm mềm thịt một cách đáng ngạc nhiên. Cho khoảng 1/4 thìa nhỏ bột ngọt vào 200 g thịt ướp trong 10 – 15 phút, món thịt của bạn sẽ mềm hơn và đảm bảo điều đó sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe.

Nên dùng dầu ăn hay dầu olive?

Bạn nên dùng dầu ăn để tẩm ướp nhé. Không nên sử dụng dầu olive để ướp thực phẩm vì dễ bị oxy hóa, nó chỉ thích hợp sử dụng khi bạn trộn salad.

Video xem thêm: sườn non nướng phô mai

videoinfo__video3.dkn.tv||df8db5283__