Lin Wongtawan Panuprateep là một cô gái trẻ đến từ thành phố Hat Yai, Thái Lan. Nếu như trước kia, cô luôn tự ti trước ống kính máy ảnh, thì giờ đây, nhờ có công nghệ phẫu thuật thẩm mỹ, Lin đã trở thành một cô gái xinh đẹp, hoàn toàn tự tin trước máy quay…
Câu chuyện của Lin đã trở nên nổi tiếng khắp Thái Lan. Đó là sau khi tham gia chương trình truyền hình thực tế hợp tác giữa Thái Lan và Hàn Quốc, cô được mời đến Hàn Quốc để chỉnh sửa toàn bộ khuôn mặt. Diện mạo mới giúp cô trở thành ‘người của công chúng’ và thay đổi hoàn toàn cuộc sống của chính mình.
Và giống như Lin, nhiều cô gái trẻ khác cũng đăng ký tham gia chương trình với mong muốn có được ngoại hình hấp dẫn hơn. Không chỉ riêng Hàn Quốc, nơi phẫu thuật thẩm mỹ đã trở thành nỗi ám ảnh, mà tại Thái Lan cũng như nhiều quốc gia châu Á khác, đó còn là một trào lưu xã hội, một xu hướng mới được nhiều bạn trẻ hưởng ứng.
Và cũng cần phải nói thêm rằng, phẫu thuật thẩm mỹ cũng là một sản phẩm, mà bất cứ sản phẩm nào dù hoàn hảo đến mấy thì cũng chỉ có một tuổi đời nhất định. Nghĩa là, sau một thời gian, bộ phận được phẫu thuật có thể bị biến dạng, thậm chí gây đau đớn và nguy hiểm cho người phẫu thuật.
Khi phẫu thuật thẩm mỹ trở thành trào lưu
Ngày nay, nếu đặt chân đến thủ đô Seoul của Hàn Quốc, bạn sẽ choáng ngợp trước quá nhiều trung tâm thẩm mỹ nằm rải rác khắp thành phố. Và còn ngạc nhiên hơn nữa khi bạn liên tục gặp những khuôn mặt giống nhau đến kỳ lạ hay cứng đờ và thiếu tự nhiên của các cô gái xứ Hàn. Quả không hổ danh khi Hàn Quốc được gọi là “thánh địa” của phẫu thuật thẩm mỹ thế giới, khi cứ một trong 5 người được hỏi đều thú nhận đã từng qua chỉnh sửa. Cũng tương tự như vậy, tại Thái Lan, Trung Quốc, hay một số quốc gia khác, rất có thể những mỹ nhân bạn nhìn thấy trên đường là sản phẩm của dao kéo, sản phẩm của một vẻ đẹp hoàn toàn nhân tạo…
“Cơn ác mộng” sau phẫu thuật
Tabatha Barrett là một phụ nữ 38 tuổi đến từ bang Victoria, Australia. Vì tự ti với “đôi chân voi” thô kệch, cô đã quyết định đến Thái Lan phẫu thuật để có được một thân hình thon thả. Thế nhưng, trái với mong đợi của Tabatha, đôi chân cô bị biến dạng và trở nên chảy xệ như của một phụ nữ 80 tuổi.
“Tôi gần như suýt chết vì biến chứng và mất máu trong quá trình hút mỡ. Bác sĩ phẫu thuật lấy ra 11 lít mỡ từ cơ thể tôi, trong khi tiêu chuẩn an toàn ở Australia là không được phép quá 5 lít mỗi ngày. Tôi cũng phải truyền máu 6 lần mà 2 trong số đó là khi đang tiến hành phẫu thuật (mà không được sự đồng ý) và 4 lần còn lại là trong lúc tôi đang phục hồi. Tôi cũng không hề biết lượng máu này đến từ đâu”, Tabatha kể.
Cũng giống như Tabatha, không ít người phải chịu đựng điều tương tự khi tìm đến cái đẹp qua con đường phẫu thuật thẩm mỹ.
Yang Hye Ran:
Hang Mioku:
Vishal Thakkar:
Apryl Brown
Athitiya “Kratae” Eiamyai
Còn rất nhiều nữa những ví dụ đau lòng về hậu quả sau phẫu thuật thẩm mỹ. Xin đừng bị lu mờ trước vẻ đẹp nhất thời mà đánh đổi bằng cả giá trị và cuộc sống của chính mình.
Ai cũng có quyền làm đẹp, và mong muốn xinh đẹp hơn cũng là một nhu cầu chính đáng của mỗi người. Nhưng sẽ ra sao nếu cả xã hội đều theo đuổi cái đẹp bề ngoài mà quên mất rằng vẻ đẹp đích thực nằm ở tâm hồn mỗi con người? Nếu như người xưa tin rằng “tướng do tâm sinh”, người nhân hậu có khuôn mặt hiền từ, người lương thiện có khuôn mặt dịu dàng, và người ngay chính có khuôn mặt đoan trang,… thì ngày nay, chúng ta còn lại gì với những khuôn mặt đẹp nhưng lại giống như bức tượng sáp vô hồn?
My My, Hồng Liên
Xem thêm: