Cô con gái từng chê bai ông bố công nhân vừa bẩn vừa hôi, cô không hề thông cảm cho nỗi vất vả của bố. Không ngờ rằng lớn lên khi có bạn trai, nghe thấy bạn trai làm nhục bố mình… cuối cùng cô đã nói một câu để cứu bố, và cũng là tự cứu bản thân cô.
Có lẽ một đạo lý mà ai cũng rõ, trong công việc thì không phân biệt giàu sang nghèo hèn, thế nhưng đối với một cô bé mà nói, thì dường như ánh mắt của người ngoài thường quan trọng hơn. Cô gái con của một công nhân xây dựng đã chia sẻ câu chuyện cuộc sống của cô và bố. Hồi nhỏ do sợ những ánh mắt kì thị của người khác, cô bé thậm chí còn từ chối cái ôm của bố. Cho đến khi lớn lên, cô mới biết đau khổ. Câu chuyện tuy ngắn nhưng khiến cho cư dân mạng đều cảm động. Thật vậy, bố cô có thể cần mẫn với một công việc vất vả, cực nhọc và không hề oán thán, để kiếm tiền nuôi cả gia đình, đó thật là một điều đáng trân trọng.
Cô kể, hồi nhỏ vì công việc bố mẹ bận rộn nên cô thường ở cửa hàng của dì, một lần bố từ công trường tan làm trở về qua đón cô, thế nhưng khi nhìn thấy toàn thân bố đều bẩn, cô mới chỉ là một cô bé học lớp 4 nên rất sợ bị người khác nói ra vào, thậm chí còn sợ bị các bạn chê cười, vì thế khăng khăng cự tuyệt không để bố ôm, đẩy bố ra và nói: “Bố, người bố toàn mùi hôi, bố đừng ôm con.“
Hồi ấy, còn là học sinh tiểu học, cô không biết rằng câu nói đó giống như một lưỡi dao sắc nhọn. Bố cô sau một ngày làm việc vất vả chỉ muốn nhìn thấy tiếng cười của đứa con gái nhỏ, để xóa tan đi mọi nhọc mệt và những giọt mồ hôi… thế nhưng… cô đã làm cho bố bị tổn thương. Nhiều năm qua đi, khi trở thành một cô gái đã hiểu biết, cô mới hối hận về những gì đã nói năm ấy…
Sau khi lên đại học, có những lúc cô phải đi đến công trường để làm việc, cô mới thấu hiểu được nỗi vất vả, nhọc nhằn, sự lặng lẽ cần mẫn và bao dung của người bố… cô đã ôm người bố toàn thân đầy mùi mồ hôi rồi tạm biệt sau bữa cơm trưa cùng bố.
Người bạn trai mà cô từng quen biết cho rằng công việc của bố cô có chút thấp kém, người lúc nào cũng bẩn thỉu, nghe vậy cô thấy rất đau lòng và đã phản bác lại: “Mặc dù em không biết nghề nào được gọi là cao quý hay thấp kém, thế nhưng nếu so sánh độ sạch bẩn của quần áo để đánh giá về nghề nghiệp của một người, vậy thì có lẽ chỉ có ăn với ngủ là nghề nghiệp cao cấp nhất.“
Cuối cùng những người theo đuổi cô thì sao? Cô thẳng thắn nói: “Nếu không chấp nhận được bố tôi, vậy thì tại sao tôi phải chấp nhận họ chứ?” Tiếp đó cô thừa nhận, trước đây là cô đã sai, do hồ đồ không hiểu biết đạo lý, từ giờ trở đi cô sẽ dành cho bố nhiều tình yêu thương hơn nữa, “Sự việc đó đã thức tỉnh tôi, có thể nói đã cứu được cả gia đình tôi.“
Sau này khi đã lớn, cô biết người bố đã hy sinh rất nhiều cho gia đình, từ nhỏ đến lớn tiền học, tiền ăn, tiền mua quần áo đều là những giọt mồ hôi vất vả chịu nắng mưa, thậm chí có những lúc làm việc bị thương, bố vẫn cứ lẳng lặng không nói ra. Chỉ khi giúp bố xoa tay, cô mới phát hiện ra là vài ngày trước bố bị sắt thép ở công trường va vào; khi bôi thuốc cho bố, cô mới biết bố bị ngã xuống từ giàn giáo; khi ăn cơm cùng bố, cô thầm quan sát ánh mắt và hành động của bố, thì mới biết được bố có bị thương hay không.
Khi nghe thấy thông tin xảy ra sự việc sập giàn giáo, cô liền lập tức gọi điện cho bố, cô rất sợ một ngày nào đó người nghe điện không phải là giọng nói khỏe mạnh thân quen của bố, mà lại là một người lạ thông báo tin xấu..
Cuối cùng cô muốn nói với những người đã từng chê bai bố cô, hoặc chê bai những người công nhân bẩn thỉu rằng: “Họ không hề bẩn, trái tim và mắt của các bạn mới là bẩn!“
Để có thể duy trì nuôi sống một gia đình, rất nhiều người đã phải vất vả dưới nắng mưa, toàn thân đầy mồ hôi, hoặc phải gặp những nguy hiểm đến sinh mệnh, chỉ để khiến cho những người trong gia đình có được bữa ăn đầy đủ, với đạo lý này thì không phân ngành nghề, đều rất đáng quý. Cô gái này đã kể lại một câu chuyện của cô với người bố là một người công nhân lao động bình thường, quả thực đây là một bài viết hay! Hãy chia sẻ bài viết này, khiến cho xã hội càng trở lên tốt đẹp hơn nhé!
Quỳnh Chi
Xem thêm: