Mỗi đứa trẻ khi sinh ra đã có những sứ mệnh riêng mà đôi khi cha mẹ không hiểu điều đó. Khi bạn thấy con mình có vấn đề, thay vì phàn nàn hoặc so sánh về những điểm yếu của con, chúng ta hãy lạc quan, mở rộng tầm nhìn để biến điểm yếu ấy trở thành điểm mạnh.

Câu chuyện thứ nhất: Cậu bé thích bạo lực trở thành VĐV nổi tiếng thế giới

Khi còn rất nhỏ, anh không phải là một cậu bé tốt trong mắt bố mẹ, vì anh rất thích đánh nhau. Hồi anh học lớp 7, gần như thiếu một chút nữa là anh đã đánh chết một người bạn cùng lớp. Nhà trường đã đưa ra ‘tối hậu thư’ cho cha anh, nói rằng nếu anh còn đánh bạn học một lần nữa, thì sẽ bị đuổi học.

Mặc dù cha anh đã cố gắng hết sức nhưng anh vẫn ‘chứng nào tật nấy’, không thể sửa chữa được. Cuối cùng ở tuổi 16, anh bị đuổi học.

Trong lúc cha mẹ anh lo lắng về tương lai của con trai mình, giáo viên giáo dục thể chất đã tìm đến nhà của anh và nói với cha anh: “Đội tuyển quốc gia đang chọn đô vật, vì vậy hãy để cậu ấy thử xem sao”.

Sau khi nghe đề nghị này, người cha lắc đầu từ chối vì lo sợ con sẽ đánh đến chết đối thủ, đến mức phải đi tù nhưng vị giáo viên đã cố gắng thuyết phục ông. Cuối cùng, cha anh đành miễn cưỡng đồng ý.

Kể từ đó, số phận của cậu bé đã hoàn toàn thay đổi. Anh đã tham gia ba kỳ Thế vận hội liên tiếp và giành chức vô địch môn đấu vật cổ điển nặng 130 kg trong lần Thế vận hội Olympic thứ ba. Anh đã trở thành một ngôi sao thể thao nổi tiếng thế giới. Anh chính là đô vật nổi tiếng người Nga – aleksandr karelin.

Câu chuyện thứ 2: Cô bé một tay trở thành ngôi sao bóng bàn

Cô ấy sinh năm 1989 trong một gia đình giàu có ở Ba Lan, khi mới sinh ra cô đã không có bàn tay và cẳng tay ở cánh tay phải. Tuy vậy, cô ấy đã mê mẩn môn bóng bàn từ năm 7 tuổi, cô tham gia Thế vận hội Paralympic năm 11 tuổi và giành Giải vô địch bóng bàn năm 2004 tại Athens năm 15 tuổi.

Mặc dù trước đây cô không đủ điều kiện tham dự Thế vận hội Bắc Kinh, nhưng huấn luyện viên trưởng của đội bóng bàn Ba Lan vẫn chọn cô vào đội nữ.

Tại Thế vận hội Olympic Bắc Kinh 2008, trong trận đấu của đội bóng bàn nữ, đội Ba Lan đã đánh bại đội Đức với tỷ số 3-1. Trong trận đấu này, nữ cầu thủ một tay từ Ba Lan đã giành được sự tôn trọng và hoan nghênh của khán giả. Cô chính là Natalia Patika.

Đối với một người, hoàn cảnh tốt hay xấu, sở trường hay khuyết điểm, đều chỉ là tương đối. Nếu bậc cha mẹ chúng ta khi đối diện với “khuyết điểm” của con trẻ, có thể bao dung và lạc quan, định hướng cho trẻ con đường đi đúng đắn thì “khuyết điểm” rất có thể sẽ trở thành “lợi thế”.

Video: Hiếu thuận với cha mẹ, ông Trời ắt để dành phúc phận cho

videoinfo__video3.dkn.tv||164c40544__