Nhìn sắc trời ngoài cửa sổ, đúng như lời cha nói, trời đã gần sáng. Nghĩ đến những gì vừa nghe được trong giấc mộng vừa rồi, Honey chợt có cảm giác không thể trì hoãn thêm một khắc…

Vào tháng 9 năm 1929, trước thềm cuộc Đại suy thoái ở Mỹ, cha của Honey qua đời. Cha ông luôn là một luật sư xuất sắc nhất trong vùng. Theo lời kể của Honey, ông còn có một người anh trai, nhưng đã chết từ khi còn nhỏ, với tư cách là em trai, ông đã thay thế vị trí của anh trai mình. Cha của Honey vô cùng yêu quý cậu con trai đã trưởng thành này. Khi Honey ghi chép lại câu chuyện này, ông đã 69 tuổi, lúc đó ông vẫn nhớ thương tưởng niệm cha. Mẹ của Honey, cụ Nellie, vẫn còn sống, lúc đó đã 93 tuổi.

Một tháng sau khi cha mất, Honey trong khi vẫn còn bi thống, đã nhận được một thông báo từ ngân hàng. Nguyên lai, cha của Honey, với tư cách là một luật sư, đã ký một hiệp định thư và chi phiếu đặc biệt trước khi cụ qua đời. Tấm séc này được gửi cho mẹ của một cựu chiến binh trong Thế chiến thứ nhất.

Có thể là có một khoản phí dành riêng cho người cựu chiến binh, nhưng khoản phí này tương đối nhiều, chi tiêu cuộc sống có chút dư dả, do đó cụ đã chuyển số dư vào tấm chi phiếu này. Mẹ của vị cựu chiến binh đã nghỉ hưu, với tư cách là người giám hộ con trai, bà có thể định kỳ lĩnh số dư đó. Chỉ cần có nghị định thư này, bà có thể sử dụng chi phiếu một cách hợp pháp.

Thật không may, đương thời đúng vào thời kỳ kinh tế đại suy thoái, mẹ của vị cựu chiến binh đang trong tình trạng vô cùng túng quẫn, mà ngân quỹ của bản thân ngân hàng cũng rất eo hẹp. Do đó, sau khi cha Honey qua đời, ngân hàng, trong tình huống biết rằng có một nghị định như vậy, vẫn yêu cầu phải xuất trình nghị định thư đó mới sẵn sàng thực hiện thanh toán chi phiếu.

Điều này thực sự đã làm Honey vô cùng khó xử. Ông vội vàng quay trở lại văn phòng cũ của cha mình, lôi tập tài liệu mà cha để lại, tìm kiếm tứ tung, nhưng chẳng thấy gì. Honey nội tâm trở nên vạn phần lo lắng, cứ tìm mãi đến rất muộn mới về nhà, mà vẫn chưa tìm thấy. Honey luôn suy nghĩ về chuyện này, ăn không ngon, ngủ không yên, cảm thấy chuyện này thực sự khó giải quyết, không biết nên làm thế nào cho ổn.

Thời gian từng chút từng chút một trôi qua, Honey cầm tờ báo buổi tối lên, cố gắng thư giãn đầu óc, nhưng chẳng đọc được chữ nào. Ông rất mệt mỏi, ngồi trên ghế bành, rồi nửa ngồi nửa nằm ngủ thiếp đi trong vô thức. Đột nhiên, một cỗ xe ngựa do hai con bạch mã kéo chạy tới. Honey nhìn thấy cha ông đang ngồi ở ghế trước của cỗ xe, bên cạnh cụ là anh trai Tommy, người đã chết trước ông hơn mười năm, và em gái Emily, cũng chết trẻ, đang ngồi ở ghế sau; còn có một người bạn cũ của cha ngồi bên cạnh, cụ này cũng là một luật sư rất nổi tiếng.

Cha của Honey cười to, để lộ hàm răng rất đẹp. Trước khi cha của Honey qua đời, cụ từng bị mất một chiếc răng, nhưng những chiếc răng còn lại vẫn nguyên vẹn. Cụ luôn khỏe mạnh cường tráng, ra ngoài săn thú cho đến ngày trước khi qua đời, lúc đó cụ đã 74 tuổi. Nhìn thấy cảnh tượng này, Honey khá bất ngờ nên phải tự hỏi bản thân: Đây có phải là đang mơ không?

Người cha bước đến chỗ Honey, nắm tay Honey như thường lệ và nói: “Con trai, con có khỏe không? Ta luôn muốn gặp con. Ta đã luôn dõi theo con, thấy con chăm sóc mẹ con Nellie rất tốt, ta rất vui. Con có chuyện gì không giải quyết được, muốn ta giúp không?” Honey cảm thấy rất kỳ quái, bèn hỏi: “Bố ơi, bố làm thế nào mà có thể chui ra khỏi quan tài bê tông mà con đã an táng vào?” Cụ đáp: “Không phải là thân thể ta đang nói với con, mà là linh hồn của ta.”

Honey lập tức nghĩ ra, vội hỏi: “Con chỉ muốn hỏi một chuyện: Bố để nghị định thư đã ký với bà lão (người ủy thác) đó ở đâu?” Bố Honey trả lời: “Ta có thể nói với con ta để nó ở đâu, nhưng e là nó đã bị lấy mất. Nghị định thư đó nằm trong ngăn kéo trên cùng bên phải của bàn làm việc của ta, nơi chứa đầy những phong bì, có một tờ báo được gấp lại bên dưới phong bì, nghị định thư đó nằm trong một phong bì giấy manila bên dưới tờ báo. Ở dưới nó có chữ ký của ta và bà ấy (người ủy thác).” Cha của Honey vừa nói vừa nhìn lên trời, rồi nói: “Trời sắp sáng rồi, ta phải đi đây, nhưng ta sẽ quay lại.”

Đúng lúc này, vợ của Honey lay gọi Honey: “Honey, dậy đi anh, anh luôn lẩm bẩm cái gì mà em không rõ, không biết anh lẩm bẩm bao lâu rồi nữa?” Honey mở mắt ra, chỉ thấy mình đang ngồi trên mép giường, nhìn sắc trời ngoài cửa sổ, đúng như cha của Honey nói, trời đã sắp sáng. Honey trong tâm mơ mơ hồ hồ, ông không biết bản thân mình đã rời khỏi ghế bành, đi vào phòng ngủ, cởi giày đi lên giường ngủ thiếp đi như thế nào nữa.

Honey nhớ tới những gì mình vừa nghe được trong mộng cảnh, cảm thấy không thể trì hoãn, nhanh chóng mặc quần áo, lên xe lái thẳng đến phòng làm việc của cha. Honey tâm lý hơi căng thẳng, nhưng may mắn thay, ông đã bình tĩnh lại khi bước vào văn phòng. Trong tâm, Honey vẫn còn rất nhiều nghi hoặc, giấc mơ này rốt cuộc là chuyện gì? Nhưng một giọng nói bảo Honey hãy can đảm lên.

Honey cuối cùng cũng đến được bàn làm việc của cha, mở khóa và kéo ngăn kéo đầu tiên bên phải ra, suýt làm rơi nó xuống sàn. Bên trong đúng là có một xấp phong bì, bên dưới phong bì đúng là có một tờ báo phẳng được gấp lại, dưới tờ báo là bản nghị định thư mà linh hồn của cha Honey vừa nói đến. Có vẻ như người ủy thác của cha ông đã thực sự được hỗ trợ.

Khi hồi cố lại sự việc, Honey cho biết: Trước đây những gì tôi nhìn thấy trong mộng thì đến khi tỉnh lại đều quên hết, nhưng sáng hôm đó trên đường đến văn phòng, những lời cha tôi nói như thể ông ấy còn sống, tôi trên đường đi cứ nghĩ về những lời đó.

Câu chuyện người cha thác mộng giúp con trai làm việc tốt này là chân thực, được ghi lại bởi Louisa E Rhine, “đệ nhất phu nhân Siêu tâm lý học” nổi tiếng ở Mỹ. Vì tên của một số nhân vật đã bị ẩn đi trong câu chuyện, nên chúng tôi đã sử dụng các hóa danh khi kể lại câu chuyện này, còn nhân vật chính Honey là nguyên danh được ghi chép lại.

Bà Louisa Rhine nhận bằng tiến sĩ thực vật học năm 1923. Năm 1924, bà Rhine và chồng bắt đầu tham gia nghiên cứu trong lĩnh vực “siêu tâm lý học”. Một số nhà nghiên cứu cho rằng chủ đề nghiên cứu của vợ chồng Rhine trong lĩnh vực “siêu tâm lý học” là: “Con người chúng ta rốt cuộc là gì?”

Tiến sĩ Rhines đã định nghĩa phạm vi lý niệm “Psi” của “siêu tâm lý học”, bao gồm: tâm linh đến từ phi vật lý tính, nhân cách không chỉ đến từ tổ tiên, mà có tính phổ quát ở mức độ nhất định; các chủng các loại giấc mộng và cảm tri mang lại những thông tin bất thường, thậm chí thông tin siêu cảm v.v.

Mặc dù bà Rhine đã đạt được những thành tích tương đối đáng kể trong khuôn khổ của định nghĩa này, nhưng vẫn còn rất nhiều bí ẩn chưa được giải đáp trong lĩnh vực rộng lớn của “siêu tâm lý học”, đặc biệt là lý niệm linh hồn trong tôn giáo tín ngưỡng, có rất nhiều hiện tượng và chứng cứ xác tạc, đều là dùng lĩnh vực học thuật của “siêu tâm lý học” thì không thể  giải thích bằng chứng thực và lý luận.

Tài liệu tham khảo: “Dreams and the Subciousness: A New Report from the United States”, Collection of Papers, Louisa Ella Rhine et al., Fudan University Press, 1991 edition.

Theo Cổ Hiên, Epoch Times,
Hương Thảo biên dịch