Ngày nay, cách dậy học ở các ngôi trường theo truyền thống đang đứng trước đòi hỏi phải được xem xét lại một cách nghiêm túc, nhiều bậc phụ huynh đã coi đó là phương pháp không hiệu quả. Thậm chí, cuối năm 2016, hệ thống giáo dục toàn thế giới đã thật sự bị chấn động bởi quyết định xóa sổ các môn học trong chương trình giảng dạy của Phần Lan, để ủng hộ một phương pháp mới mang lại lợi ích cho học sinh dựa trên sở thích và thế mạnh của các bé. Và trên thế giới, đã có nhiều trường hợp các bậc cha mẹ quyết định cho con mình học ở nhà thông qua những trải nghiệm thực tế và đa dạng hơn những gì được dậy ở trường học.

Hãy cùng chúng tôi chia sẻ câu chuyện về một cặp vợ chồng người Philippines, những người đã áp dụng một phương pháp giáo dục không truyền thống cho những đứa trẻ của họ.

(Ảnh: Sonny Thakur/Esquire PH)

Kiddo và Amy Cosio có ba đứa con là Cady 6 tuổi, Dylan 4 tuổi và Adam cũng 4 tuổi. Gia đình họ sống ở tỉnh La Union, một địa điểm lướt sóng nổi tiếng ở quốc đảo Philippines.

Trước đây họ sinh sống ở thành phố Manila, nhưng sau đó Cosios đã quyết định rời khỏi cuộc sống thành phố căng thẳng để có một môi trường thoải mái hơn – và quyết định này đã thật sự đúng đắn đối với họ cho tới thời điểm hiện tại. Họ đang cùng nhau điều hành nhà hàng có tên El Union Coffee, và những đứa trẻ thì không tham dự bất kỳ một trường học nào cả. Thay vào đó, chúng được học nhiều điều thông qua các hoạt động như lướt sóng, chơi đùa, và làm thêm trong cửa hàng.

Mặc dù không được tiếp nhận bất kỳ chương trình giáo dục chính thống nào nhưng bọn trẻ nhà Cosio luôn gây ngạc nhiên cho những ai gặp chúng – đó là những cô cậu bé rất thông minh, lịch thiệp, tháo vát, và tốt bụng.

Kiddo chia sẻ với tạp chí Esquire:

“Tôi chắc chắn rằng trẻ em trong các trường học truyền thống có rất nhiều bé giỏi hơn con của chúng tôi. Nhưng tôi nhận thấy rằng con của mình rất thoải mái với mọi người ở mọi lứa tuổi. Chúng tôn trọng người lớn, nhưng cũng đối xử với họ rất công bằng. Chúng tự tin nhưng thành thật, không giả tạo. Tôi biết điều này có thể gây tranh cãi, trong một nền văn hoá nơi trẻ em phải kính cẩn và e dè trước người lớn hơn mình. Nhưng chúng tôi bình đẳng, chúng chỉ là trẻ hơn và ít trưởng thành hơn, với những vai trò khác nhau vào thời điểm hiện tại.”

Đối với gia đình này, một ngày sẽ không bao giờ được coi là hoàn thành mà không có một chuyến viếng thăm “lớp học” của họ – biển cả.

(Ảnh: Sonny Thakur/Esquire PH)

Bất kể họ bận rộn đến mức nào, họ luôn dành thời gian để đi biển cùng nhau. Kiddo giải thích rằng đó là nơi họ bơi, phát triển mối quan hệ và học cùng một lúc. Như Kiddo giải thích, đây là nơi các bé “hiểu biết thêm về hoạt động của đại dương, thời tiết, và đặt ra hỏi những câu hỏi về bất cứ điều gì trên thế giới với chủ đề không giới hạn như: chim, cua, âm nhạc, phim hoạt hình, ninja, máy bay, bất cứ thứ gì.”

“Không tới trường” là một khái niệm được phổ biến bởi nhà lý luận giáo dục Mỹ John Holt từ những năm 1970. Điều này trái ngược với ý tưởng về hệ thống giáo dục “một mô hình phù hợp cho tất cả mọi người”, thay vào đó là việc khuyến khích trẻ học “theo tốc độ, sở thích và mục đích của chúng.”

Kiddo chia sẻ thêm:

“Chúng tôi chắc chắn hiểu rõ về tính cách và những sở thích của các con mình. Những điều này cũng thay đổi khi chúng lớn lên, và do đó nó cũng khiến việc nuôi dậy chúng trở thành một bài học. Có thể nhận thấy cuộc hành trình của con người như một đường hầm, nơi mà bạn chui xuống ở một bên và thoát ra ở bên khác với một vị trí xác định trước. Nhưng với chúng tôi đó là một con đường thoáng đãng, và bạn có thể nhảy lên bất cứ lúc nào: đi uống một chút, đi bộ nhiều hơn, bơi trong hồ, nhảy lên khoang sau của một chiếc xe tải, và sau đó thậm chí có thể đi theo một hướng khác … bạn vẫn sẽ nhận được những thứ tương tự? Đối với lũ trẻ, chúng tôi có một hướng đi, nhưng con đường của chúng tôi cũng linh hoạt.”

(Ảnh: Sonny Thakur/Esquire PH)

Amy cũng đồng ý rằng mối quan tâm của bọn trẻ sẽ thay đổi theo thời gian – và đó chính là điều khiến mọi thứ trở nên thú vị. Người mẹ 3 con nói:

“Tôi đã học được cách phù hợp với việc đó. Tôi muốn nói điều quan trọng nhất là phải luôn luôn nuôi dưỡng tình yêu của bọn trẻ đối với việc học tập. Một ngày nào đó Cadence muốn đọc sách, rồi những ngày khác cô bé lại chỉ muốn nướng bánh. Dù bằng cách nào, chúng tôi vẫn luôn cố gắng khuyến khích bọn trẻ, tạo nguồn lực sẵn có cho chúng và đưa ra những lời khuyên. Chúng tôi chú ý đến cách bọn trẻ học hỏi. Adam bắt chước rất nhiều, bởi vì cậu bé là anh cả. Cadence khá bướng bỉnh nhưng tháo vát. Dylan là có một tâm hồn bản năng thuần túy. Tất cả chúng đều là những con người tuyệt vời, và thật thú vị khi nhìn thấy chúng khám phá thế giới.”

Đương nhiên, một số người tò mò và hơi lo lắng về phương pháp giáo dục này của đôi vợ chồng.

Tuy nhiên Amy cho rằng:

“Tôi nhận thức được rõ ràng sẽ có một số điều nhất định mà bọn trẻ của chúng tôi sẽ phải học. Nhưng những môn học như toán học, khoa học, và đọc sách chỉ là những thứ cần nhưng chưa đủ trong giáo dục truyền thống. Các kỹ năng sống quan trọng hơn có thể giúp con người diễn đạt bản thân, đánh giá chính xác bản chất, phát triển tư duy phê phán và logic. Tôi không gắng kiểm tra xem những đứa trẻ có hiểu các khái niệm hay không. Chúng ta chỉ cần sống với những khái niệm. Đôi khi chúng tôi chơi trốn tìm, và tôi đếm đến mười trước khi tìm kiếm chúng. Vì vậy, bây giờ, ngay cả Adam cũng hiểu được thời gian là gì.”

Kiddo chia sẻ thêm:

“Mọi người luôn hỏi, ‘Làm thế nào để bạn đưa chúng đến trường?’ Và chúng tôi nói, chúng tôi vẫn làm việc và chúng tôi không gửi chúng đến trường. Chúng tôi tự học. Và họ nói, ‘Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu việc đó không hiệu quả?’. Chúng tôi trả lời đại khái như, ‘Nếu vậy, chúng tôi sẽ gửi chúng đến một ngôi trường’. Nó không có gì quá phức tạp. Rất nhiều người rất sợ phải có những lựa chọn lớn, bởi vì họ e ngại rằng họ phải tuân theo những lựa chọn đó, nhưng đó chỉ là cái giá phải trả cho việc: bạn sợ sẽ mắc phải sai lầm”.

Thu Hiền

Xem thêm: