Đại não là bộ phận quan trọng của cơ thể con người. Trong cuộc sống có một số thói quen và ẩm thực sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển đại não của trẻ. Thực phẩm có thể giúp nâng cao trí lực cho trẻ, nhưng nếu ăn những đồ ăn “sai lầm” thì sẽ gây nguy hại cho sự phát triển của đại não trẻ.
Vậy những loại đồ ăn nào là “sai lầm” đối với sự phát triển đại não của trẻ? Dưới đây là 8 loại đồ ăn đã được các chuyên gia nghiên cứu, thử nghiệm và đánh giá kết quả, khiến trẻ càng ăn càng kém thông minh. Cha mẹ nên chú ý!
1. Món ăn có chứa chất lipid peroxide
Món ăn có chứa chất Lipid peroxy khiến cho não bị lão hóa sớm hoặc mất trí nhớ, gây tổn hại trực tiếp đến sự phát triển não.
Những món thịt, cá quay, hun khói là thực phẩm chứa nhiều chất lipid peroxy, khi chế biến với nhiệt độ trên 200 độ C hoặc kéo dài thời gian, sẽ sinh ra chất này nhiều hơn nữa. Cha mẹ nên hạn chế tối đa cho trẻ ăn loại thực phẩm này.
2. Món ăn từ thịt
Trong cuộc sống, nhiều gia đình nghĩ rằng, muốn con khỏe mạnh cần phải cho chúng ăn nhiều thịt. Tuy nhiên theo phân tích khoa học, môi trường cơ thể có tính kiềm nhẹ là thích hợp nhất. Trong khi đó, thịt là món ăn có tính axit cao, nếu ăn nhiều và tích lũy qua thời gian một lượng axit lớn sẽ làm cho não hoạt động chậm lại.
Các thử nghiệm khoa học đã chứng minh rằng, chế độ ăn uống của trẻ nếu có lượng thịt cao, và sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng sự phát triển trí tuệ của trẻ.
3. Đồ ăn chứa chì
Các nghiên cứu y học đã chỉ ra rằng, chì chính là tác nhân giết chết các tế bào não và gây tổn thương não. Nên hạn chế cho trẻ ăn các món chứa chì như bỏng ngô, trứng muối, bia…
4. Món ăn chứa nhôm
Thường xuyên cho trẻ ăn các loại thực phẩm có hàm lượng nhôm cao, có thể gây giảm trí nhớ, phản ứng trì độn và thậm chí dẫn đến xi ngốc.
Vì vậy, cha mẹ tốt nhất không nên cho trẻ ăn các món chiên rán nhiều như quẩy, bánh rán…
5. Đồ ăn quá mặn
Thức ăn mặn không chỉ gây ra cao huyết áp, xơ cứng động mạch, mà còn làm tổn thương các mạch máu, ảnh hưởng đến việc cung cấp máu đến não. Dẫn đến các tế bào não bị thiếu máu, gây mất trí nhớ, trí lực trì độn.
Nhu cầu muối của cơ thể tối đa 7gram/ngày đối với người lớn và trẻ nhỏ là 4 gram/ngày/người. Cha mẹ nên cho con ăn ít các món dưa muối, thịt muối…
6. Đồ ăn có nhiều mì chính
Nghiên cứu y học cho thấy, nếu phụ nữ mang thai thường xuyên ăn mì chính vào cuối thai kỳ có thể gây ra thiếu hụt kẽm cho thai nhi. Trẻ em trong vòng một tuổi, nếu ăn mì chính quá nhiều có thể gây hoại tử tế bào não.
Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo, lượng tiêu thụ mì chính của người lớn trong một ngày không nên nhiều hơn 4 gram, phụ nữ mang thai và trẻ em dưới 1 tuổi tuyệt đối không nên ăn mì chính. Ngay cả khi trẻ đã lớn, cha mẹ cũng nên hạn chế cho trẻ ăn mì chính là tốt nhất.
7. Đồ ăn có nhiều đường
Đường là một loại thực phẩm có tính axit điển hình, nếu ăn quá nhiều món ăn chứa đường trước bữa ăn, tác hại sẽ cao hơn. Bởi vì, khi lượng đường trong cơ thể quá dư thừa, sẽ làm cho lượng đường trong máu tăng, cảm giác bụng sẽ luôn trướng, đầy. Nếu ăn trong thời gian dài sẽ gây rối loạn chức năng gan.
Nếu trẻ ăn quá nhiều đường, không chỉ phát bệnh béo phì, mà còn có khả năng gây sâu răng. Khi ăn nhiều đường trong một thời gian dài, làm cho thể trạng và não của trẻ thiên về tính axit, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển trí tuệ của trẻ.
Do đó, để bảo vệ trí thông minh của trẻ, cha mẹ hãy hạn chế cho trẻ ăn nhiều đường và các món ăn làm từ đường hay các loại đồ uống chứa đường…
8. Cà phê
Cà phê là một trong ba loại đồ uống phổ biến của người dân trên thế giới (cà phê, ca cao, trà). Theo phân tích khoa học, cà phê có tính kích thích thần kinh. Nhiều người cho rằng, cà phê có thể khiến não thanh tỉnh, kỳ thực không phải. Dưới tác dụng của cà phê, máu được vận chuyển lên đại não của trẻ bị giảm nhiều, do đó nó ảnh hưởng đến trí lực của trẻ.
Theo Secretchina
Mai Trà biên dịch