Ngày nay, khi đứng trước căng thẳng, nhiều người trở nên bất lực. Lo nghĩ về công việc và gia đình đã phong bế hoàn toàn tư tưởng của họ, họ bế tắc và vùng vẫy trong mệt mỏi. Thực tế chứng minh rằng, có 5 cách giải tỏa căng thẳng chỉ trong vài phút thật sự hữu hiệu nhưng rất ít người biết đến.

1. Thiền định 

“Các nhà nghiên cứu cho rằng việc thiền định hàng ngày có thể điều chỉnh những dẫn truyền thần kinh của bộ não, làm bạn có sức bật vượt qua căng thẳng”, Tiến sĩ Robbie Maller-Hartman nói. 

Cho đến nay, hiếm ai có thể phủ nhận được những lợi ích tuyệt vời mà mỗi người có được sau khi thực hành phương pháp thiền định như giải tỏa căng thẳng, lo âu. 

Đôi vợ chồng trẻ đang luyện bài công pháp số 5 của Pháp Luân Đại Pháp

Phương pháp thực hành: Ngồi thẳng người, đặt hai chân trên sàn và nhắm mắt. Đọc thầm hoặc thành tiếng một câu, ví dụ như “Tôi ổn” hay “Mọi chuyện đều là việc tốt”. Chỉ tập trung vào câu nói này và gạt đi mọi định kiến, phán xét và bình luận đang nhiễu động trong tâm hồn bạn. Bạn sẽ cảm nhận được hiệu quả bất ngờ. 

2. Hít thở sâu 

Tập trung vào hơi thở là một phương pháp hữu hiệu thích hợp để buông bỏ lo âu. Tất cả những điều bạn cần làm là dành ra 5 phút thở sâu và một chút kiên nhẫn. 

Tập trung vào hơi thở là một phương pháp hữu hiệu thích hợp để buông bỏ lo âu.

Phương pháp thực hành: Hãy ngồi thẳng và nhắm mắt. Đặt một tay lên bụng và hít vào từ từ, chầm chậm bằng mũi, cảm nhận hơi thở dần đầy lên trong bụng rồi ngược lên, như thể hơi đã tràn lên đến đỉnh đầu. Nín thở vài giây, sau đó thở ra bằng miệng một cách thật tự nhiên và thoải mái.

Bạn cảm thấy tốt hơn chưa? Tất cả chỉ mất 5 phút đồng hồ! 

3. Hiện hữu

Nhận thức “hiện hữu” là cảm nhận tất cả những cảm giác khi chúng xuất hiện trong cơ thể, để sống thực tại với giây phút này, khoảnh khắc này. Điều thuận tiện của phương pháp “hiện hữu” là bạn có thể thực hành ở bất cứ nơi nào trong khi bạn đang làm bất kể việc gì, tại bất kỳ thời điểm nào.

Phương pháp thực hành: Bạn đang rửa bát? Hãy cảm nhận từng miếng bọt xà phòng đang xát nhẹ lên đôi bàn tay bạn. Bạn đang đi bộ? Hãy cảm nhận từng luồng không khí đang lướt trên má và cơ thể bạn. Bạn đang đánh máy? Hãy tập trung lắng nghe thanh âm lách cách của tiếng gõ bàn phím.

Bạn đang đọc sách? Hãy đọc một cách chăm chú, như cô gái trẻ và em bé này nhé

Thật ra, căn bản của phương pháp hiện hữu này là bỏ qua những tạp tâm đang nhiễu loạn trong trí óc của bạn và thay vào đó là tập trung vào cảm giác hiện tại. Phương pháp này có tác dụng nhất định khi thực hành tịnh tâm trong một thời gian nhất định.

4. Tôn trọng thời gian

Nghe có vẻ hơi lạ, nhưng cuộc đời của một người là hữu hạn. Sự thật đôi khi làm bạn cảm thấy khó chịu đó chính là chúng ta đều không biết mình sẽ sống được bao lâu. Thật đáng tiếc là nhiều người hiện nay phung phí thời giờ tới mức kiểu như họ đã được miễn dịch với thời gian.

Sự thật đôi khi làm bạn cảm thấy khó chịu đó chính là chúng ta đều không biết mình sẽ sống được bao lâu.

Phương pháp thực hành: Hãy tự đánh giá về cách bạn sử dụng thời gian. Không có “Đúng” hay “Sai”, chỉ có cách của bạn. Nếu bạn may mắn được làm công việc mà mình yêu thích, hãy dành thời gian cho việc đó. Nếu bạn thấy mình đang đánh mất cân bằng trong cuộc sống, hãy nghĩ đến việc lập thời gian biểu cụ thể.

Tôn trọng thời gian là cảm nhận cuộc sống và buông bỏ những vọng tưởng. Tôn trọng thời gian của bạn là tôn trọng chính bạn.

5. Hãy viết ra mọi điều

Viết ra suy nghĩ là một phương pháp giải tỏa căng thẳng rất hữu hiệu. Những suy nghĩ tiêu cực lâu dần sẽ tích lại thành dạng lo âu vô hình, trói buộc tâm hồn và chèn ép tư tưởng của bạn. Viết ra những suy nghĩ được hình dung như việc tháo gỡ nút thắt tư tưởng này, chuyển hóa những lo âu vô hình thành dạng vật chất có thể kiểm soát được, sau đó là vô hiệu hóa sự lo âu. Kết quả của quá trình này là bạn tìm lại được phần bình hòa trong tâm hồn mình. Một tâm hồn thoải mái là một tâm hồn tĩnh lặng.

Phương pháp thực hành: Hãy tự tặng cho mình một cuốn sổ làm người bạn đồng hành. Bất cứ khi nào, bạn cảm thấy một tư tưởng không tốt hay lo lắng đang khống chế mình, hãy cứ viết ra để giải tỏa. Cuối ngày, bạn có thể xem lại những diễn biến tư tưởng trong ngày của mình, bạn sẽ nhận ra những suy nghĩ nào không tốt nên loại bỏ và điều gì nên tiếp tục phát huy. Thực ra, viết ra những suy nghĩ còn có một tác dụng nữa chính là bạn có thể sẽ không vô tình làm tổn thương một ai đó khi những ý nghĩ xấu đang khống chế phần tốt đẹp trong bạn.

Đức Phật từng giảng: “Đừng đào bới quá khứ, đừng mơ tưởng tương lai, hãy tập trung vào giây phút hiện tại”.

Giải tỏa căng thẳng là giải thoát mình khỏi những phong bế tư tưởng tiêu cực, tìm lại phần bình yên trong tâm hồn. Khi một tâm hồn trở nên tĩnh lặng, chúng ta có thể sẽ suy nghĩ thông suốt hơn, thấu đáo hơn và kết quả chắc chắn cũng sẽ trở nên tốt đẹp hơn.

Xuân Dung – Hồng Tâm

Xem thêm: