“Để đến điểm luyện công, phải đi bộ ít nhất một giờ, liên tục mỗi ngày”. Tại điểm luyện công này, có hàng nghìn người luyện công mỗi ngày, nhưng ở Quý Châu, một nơi “Đất không có ba dặm bằng phẳng, trời không có ba ngày quang đãng, người không có nổi ba lạng bạc”, có rất ít điểm luyện công mà người ta có thể đứng thẳng mà luyện công…
- Tiếp theo Phần 8
- Xem trọn bộ Hạt giống vàng
Vào cuối tháng 11 năm 1995, ông Trương Phổ Điền, 70 tuổi, mang theo ba túi lớn đựng đầy sách và tài liệu Pháp Luân Đại Pháp. Chuyến thăm người thân lần này của ông cũng góp phần vào việc hồng truyền Pháp Luân Công ở Thung lũng Hoa Đông của Đài Loan.
Với chiếc túi vải bố trên lưng, ông Trương Phổ Điền đáp máy bay đến Thâm Quyến, Quảng Đông, khi đi ngang qua hải quan Trung Quốc, ông lo lắng rằng mình sẽ bị các nhân viên hải quan gây khó khăn vì mang quá nhiều sách? Tuy nhiên, kỳ lạ thay, khi nhân viên hải quan kiểm tra hành lý, anh ta chỉ nói thầm: “Toàn là quần áo!”. Cứ như vậy, ông Trương đã thông quan một cách thần kỳ và suôn sẻ.
Di chuyển từ Hồng Kông đến sân bay Đào Viên – Đài Loan, rồi sau đó đi xe theo đường cao tốc Tô Hoa đến Hoa Liên, phía đông của Đài Loan. Đi hàng nghìn dặm, đối với ông, người đã ở tuổi xưa nay hiếm, dường như rất dễ dàng.
Nhưng một năm trước, ông ấy không thể làm được điều này.
Hồi phục thần kỳ sau 3 lần mổ não
Sau ba lần mổ não, thân thể đã lâu vẫn không thể hồi phục như cũ. Cháu trai của ông là Trương Chấn Vũ nhớ lại hoàn cảnh lúc đó và nói: “Khoảnh khắc đó, Cậu tôi thiếu chút nữa là ngã xuống!”. Sau một năm, khi ông Trương Phổ Điền về thăm người thân ở Đài Loan một lần nữa, sức khỏe của ông thực sự khiến cả gia đình vô cùng bất ngờ.
Hóa ra trong một năm này, ông Trương Phổ Điền đã học Pháp Luân Công và tu luyện, cơ thể của ông không chỉ hoàn toàn bình phục mà còn tràn đầy sức sống như một thanh niên. Ông rất vui, trong đầu nghĩ rằng lần này về thăm chị gái, ông nhất định phải giới thiệu Pháp Luân Công cho gia đình chị ấy.
Gặp lại nhau sau một thời gian dài xa cách, ông Trương Phổ Điền cùng chị gái và anh rể của mình đã có những chủ đề bất tận. Cháu trai của ông là Trương Chấn Vũ, hiện đang làm việc trong Văn phòng quản lý Hoa Liên của Công ty cấp nước Đài Loan, cũng muốn làm hết sức mình với tư cách là một chủ nhà và đưa cậu của mình đến các điểm du lịch khác nhau ở Hoa Liên vào kỳ nghỉ để thưởng thức cảnh đẹp.
Nhưng mỗi lần khi đi du lịch về, cậu của anh đều lặng lẽ đọc cuốn sách Chuyển Pháp Luân trên tay, điều này khiến anh rất tò mò. “Ông ấy chỉ yên lặng và ngồi trên giường cả ngày. Chúng tôi không biết ông ấy đang làm gì vào thời điểm đó, cũng có thể ông không có chuyện gì và không muốn di chuyển. Mãi sau này tôi mới biết rằng ông ấy đang học Pháp”.
Hành động này khiến Trương Chấn Vũ vô cùng cảm động, hóa ra các học viên Pháp Luân Công lại khác biệt đến vậy. “Một người đàn ông lớn tuổi, thực sự ngồi khoanh chân ở đó, đọc sách một cách nhẹ nhàng và yên tĩnh”. Trương Chấn Vũ thường xuyên thấy ông đọc từ sáng đến trưa, ăn cơm trưa xong, chợp mắt một chút, buổi chiều lại tiếp tục đọc sách.
Vào buổi tối, sau khi cả nhà ăn tối, ông Trương Phổ Điền đã kể cho mọi người nghe về việc tu luyện của mình trong năm qua.
Sau khi tu luyện, không những di chứng của cuộc phẫu thuật não trước đó hoàn toàn biến mất, mà thân thể ông cũng trở nên nhẹ nhàng, khỏe mạnh, và người vợ cùng luyện công thân thể cũng không còn bệnh tật.
Hành trình vượt núi băng sông hồng truyền Đại Pháp ở Quý Châu
Ông Trương Phổ Điền và vợ, những người được hưởng lợi cả về thể chất và tinh thần, đã quyết định theo các học viên Quý Dương khác đi bộ băng qua núi và sông tới các ngôi làng hẻo lánh trên núi để giới thiệu Pháp Luân Công.
Họ là một nhóm những người 60 hoặc 70 tuổi, một số mang máy ghi âm, một số mang tài liệu, và một số mang lương khô, chăn bông v.v. Họ giới thiệu các bài công pháp vào ban ngày, không có nơi nào để ở lại vào ban đêm, nên đã ngủ trong chuồng lợn, Trương Chấn Vũ nói: “Họ quét dọn chuồng lợn sạch sẽ rồi trải chăn nằm”.
Điều khiến Trương Chấn Vũ khắc sâu ấn tượng còn là buổi giao lưu tâm đắc thể hội tu luyện.
Đó là một buổi giao lưu trao đổi kinh nghiệm tu luyện do các học viên Pháp Luân Công ở Quý Dương, tỉnh Quý Châu tổ chức. Sáng sớm hôm đó, không có ai chỉ huy, các học viên lặng lẽ xếp hàng từng người một chờ vào hội trường. Cảnh sát nhận được tin báo có người tụ tập, vội vàng cử người đến hiện trường, có lẽ bị bầu không khí của hiện trường làm cảm động nên họ chỉ lẳng lặng đứng bên cạnh đám đông. Sau khi năm hoặc sáu nghìn người vào hội trường, họ tự động bắt đầu vào chỗ ngồi từ đầu cầu thang. Khi bắt đầu buổi giao lưu, mọi người đều chăm chú lắng nghe các học viên ngồi trước sân khấu chia sẻ kinh nghiệm của bản thân từ khi tu luyện, những con người khác nhau, những câu chuyện khác nhau, và những hiểu biết khác nhau về các pháp lý của Pháp, các cảnh sát tại hiện trường cũng yên lặng lắng nghe. Sau khi kết thúc hội giao lưu, mọi người lặng lẽ lần lượt rời đi, không có rác trong hay ngoài hội trường. Cảnh sát đã vô cùng xúc động trước cảnh tượng ngày hôm đó. Sau đó, nhiều cảnh sát ở Quý Dương cũng bắt đầu bước vào tu luyện.
Ông Trương Phổ Điền cũng đề cập đến tình hình của các học viên địa phương tập Pháp Luân Công ở Quý Dương. Khi đó, mỗi ngày ông cùng vợ đi ra ngoài vào lúc ba giờ sáng, đi bộ đến công viên núi Kiềm Linh để luyện công tập thể buổi sáng vào lúc năm giờ. “Để đến điểm luyện công, phải đi bộ ít nhất một giờ, liên tục mỗi ngày”. Tại điểm luyện công này, có hàng nghìn người luyện công mỗi ngày, nhưng ở Quý Châu, một nơi “Đất không có ba dặm bằng phẳng, trời không có ba ngày quang đãng, người không có nổi ba lạng bạc”, có rất ít điểm luyện công mà người ta có thể đứng thẳng mà luyện công.
Cả gia đình bước vào tu luyện
Gia đình Trương Chấn Vũ nghe từng chút một, những gợn sóng dấy lên trong lòng họ, “Chúng tôi nghe câu chuyện của ông ấy và biết rằng Đại Pháp có thể thay đổi lòng người”.
Ngay khi đến Đài Loan, ông Trương Phổ Điền đã nói với người thân về mong muốn của mình cho chuyến đi này: hy vọng rằng khi tôi rời Đài Loan trong ba tháng nữa, gia đình chị có thể luyện công. Ông cười khúc khích nói: “Cho mọi người thời gian ba tháng hoà hoãn”.
Đối với Trương Chấn Vũ, cậu của anh chính là một minh chứng sống động. Một ông già ngoài 70 tuổi vẫn có thể xách ba chiếc túi nặng trĩu và đi bộ qua các ngọn núi một cách thoải mái. Ngay trong lời kể của cậu mình, Trương Chấn Vũ cảm nhận được ” Môn công pháp này có thể làm cho mọi người trở nên vô tư [không vụ lợi], chính là làm người tốt”. Trạng thái của người cậu khiến gia đình Trương Chấn Vũ cảm động.
Năm 1996, Trương Chấn Vũ đã dành ba đêm để đọc cuốn “Chuyển Pháp Luân” do cậu mình mang đến. Trước đó, Trương Chấn Vũ đã tiếp xúc với nhiều môn khí công và tôn giáo. “Tôi đã xem nó rất cẩn thận. Sư phụ Lý đã giải thích nhiều điều trong cuốn sách”.
“Khái niệm về tầng tầng vũ trụ là gì? Hóa ra những gì mọi người nhìn thấy chỉ là các phân tử trên bề mặt. Bạn không thể nhìn thấy những thứ bên dưới các phân tử, nhưng liệu nó có tồn tại hay không? Nó tồn tại”. Từ chỗ ban đầu tin tưởng người thân và đồng ý luyện công, đến sau này trở thành nhận thức và hiểu biết lý tính, sức nặng của Pháp Luân Công trong trái tim Trương Chấn Vũ đã tăng lên từng ngày.
Còn Lư Lệ Khanh, vợ của Trương Chấn Vũ, vốn luôn không thích “động tác bề ngoài”, nhưng lần này cô gái xinh đẹp và dịu dàng lại ngay lập tức chấp nhận “luyện công” một cách lạ thường. Khi bắt đầu học năm bài công pháp, cô có cảm giác quen thuộc một cách kỳ lạ như “đã từng luyện qua”, và khi cô đọc từng chữ một trong cuốn Chuyển Pháp Luân lần đầu tiên, cô cũng cảm thấy nội dung của cuốn sách có vẻ quen thuộc, như thể cô đã đọc nó trước đây. Đặc biệt hơn, khi xem các video giảng Pháp lần đầu tiên, cô thấy bức tượng Phật xuất hiện trong đoạn mở đầu video chính là vị Phật đã xuất hiện trong giấc mơ của cô cách đây vài năm trước, lúc này cô mới biết, thì ra cô và Sư phụ Lý Hồng Chí đã sớm kết duyên.
Ba tháng trôi qua trong tích tắc. Vào đêm trước ngày người cậu trở về đại lục, gia đình Trương Chấn Vũ, bao gồm bố, mẹ, các con đang học tiểu học, chị gái, anh rể và họ hàng của anh rể, tổng cộng có mười lăm hoặc mười sáu người bắt đầu luyện công. Ông Trương cũng đặc biệt tự tay làm một biểu ngữ ghi “Pháp Luân Đại Pháp”, và tất cả mọi người đã chụp ảnh tập thể dưới biểu ngữ này. Sau khi Trương Phổ Điền trở về đại lục, ông đã thận trọng giao bức ảnh này cho Hội nghiên cứu Bắc Kinh để ghi danh chính thức: các học viên tu luyện Pháp Luân Đại Pháp tại điểm luyện công Hoa Liên ở phía đông Đài Loan.
Bệnh liệt dây thần kinh mặt được chữa khỏi một cách thần kỳ
Sau khi người cậu Trương Phổ Điền trở về đại lục, Trương Chấn Vũ không biết làm thế nào để thành lập một điểm luyện công, vậy nên anh chỉ luyện công ở nhà. Mặc dù vậy, anh vẫn giới thiệu Pháp Luân Công cho người thân và bạn bè của mình khi có cơ hội.
Người đầu tiên anh nghĩ đến là Ngô Uyển Anh, em gái của bạn học và cũng là đồng nghiệp ở công ty cấp nước.
Ngô Uyển Anh, ngoài bốn mươi tuổi, có một đứa con bị bại não (chứng liệt cứng tứ chi). Đứa trẻ khi sinh ra vẫn bình thường, được một tuổi rưỡi thì vô tình bị nghẹn khi ăn đậu phộng dẫn đến bại não, “hai mắt bị mù, chân bị liệt không đi lại được, chỉ còn lại tri giác và thính giác”, Ngô Uyển Anh nói.
Đối mặt với đứa trẻ tàn tật, tình mẫu tử của Ngô Uyển Anh chưa bao giờ vơi bớt. Sinh ra trong một gia đình theo Cơ đốc giáo, cô thường hát những bài hát thiếu nhi, kể chuyện cho con, hàng ngày đút cơm, giúp con long đờm, thông tiểu tiện… một mình cô làm hết. Ngày ngày cõng con lên xuống cầu thang, lâu ngày khiến hai đầu gối cô sưng tấy, đau nhức, bác sĩ nói vài năm nữa cô sẽ phải thay khớp nhân tạo. Do quanh năm vất vả, Ngô Uyển Anh lại bị liệt dây thần kinh mặt, cả khuôn mặt cô lệch nghiêng sang trái, nước miếng chảy ra trong vô thức.
Tận mắt nhìn thấy tất cả những điều này Trương Chấn Vũ hết sức đau lòng, vì vậy anh nói với cô: “Uyển Anh, cô đến luyện công nhé”.
“Đúng vậy, tôi phải sống lâu hơn, có một thân thể khoẻ mạnh hơn để có thể chăm sóc đứa con nhỏ thật tốt”, Ngô Uyển Anh nghĩ.
Hai người dùng giờ nghỉ trưa để luyện công ở khán phòng của công ty. Sau ba tháng, Ngô Uyển Anh đột nhiên phát hiện ra rằng các vấn đề về đầu gối của cô đã biến mất. Một ngày nọ, ở nhà khi đứng trước gương sửa sang y phục, cô đã chứng kiến điều kỳ diệu xảy đến với chính mình một cách bất ngờ – một lực khó giải thích được đã kéo khuôn mặt lệch nghiêng sang trái của cô sang bên phải. Bằng cách này, khuôn mặt của cô đã trở lại bình thường, và chứng liệt dây thần kinh mặt đã được chữa khỏi một cách thần kỳ!
Một lần khác, khi Ngô Uyển Anh đang tập bài công pháp “Pháp Luân Trang Pháp” một mình trong khán phòng của công ty, cô mơ hồ nhìn thấy một người đàn ông cao lớn tiến đến trước mặt mình, giúp cô giữ thẳng người, lâu lâu kéo tay cô để điều chỉnh động tác luyện công. Vào ngày hôm ấy, cô đã đổ mồ hôi khắp người khi luyện công.
Sau đó, Ngô Uyển Anh hỏi Trương Chấn Vũ, nhưng anh không biết ai là người lạ đang giúp cô điều chỉnh động tác.
Vài tháng sau, cuốn sách “Chuyển Pháp Luân” mà mọi người lần lượt truyền tay nhau đọc cuối cùng cũng truyền tới tay Ngô Uyển Anh, khi mở trang đầu tiên ra, cô không khỏi bàng hoàng, nhìn thấy pháp tượng của Sư phụ trong cuốn sách, chính là người đã giúp cô điều chỉnh động tác.
Trong một lần ngồi đả toạ, cô thấy thân thể mình giống như một chiếc đồng hồ cát chứa đầy cát đen, cát từ từ chảy từ trên xuống dưới, màu sắc chuyển từ đen sang trắng, cuối cùng toàn thân trở nên trong suốt. Nguyên ban đầu, cô chỉ có thể ngồi “đơn bàn”, nhưng khi ngồi đả toạ ngày hôm sau cô đã có thể ngồi “song bàn”.
Mặc dù sinh ra trong một gia đình theo Cơ đốc giáo, nhưng những hiện tượng khó giải thích này đã khiến Ngô Uyển Anh càng kiên định tu luyện Pháp Luân Công hơn.
Thành lập điểm luyện công đầu tiên ở Hoa Liên, Đài Loan
Ông Trương Phổ Điền gặp vợ chồng Trịnh Văn Hoàng tại lớp học Pháp Luân Công thứ năm ở Quảng Châu. Khi Trương Phổ Điền đến thăm người thân ở Đài Loan vào năm 1995, ông muốn đến thăm hai vợ chồng, vì vậy Trương Chấn Vũ đã đưa cậu của mình đến Nghi Lan thăm vợ chồng Trịnh Văn Hoàng.
Trong buổi trò chuyện ngày hôm đó, Trương Phổ Điền đã cảm nhận được khoảng cách cuộc sống giữa hai bờ eo biển Đài Loan, ông nói: “Thật hạnh phúc khi được tu luyện ở Đài Loan, thật quá tốt. Khi luyện công ở Trung Quốc đại lục, tôi phải đi bộ một quãng đường rất xa, khi ngồi đả toạ cũng đều phải ngồi trên đá”. Họ khích lệ lẫn nhau trân quý cơ duyên.
Khi đó, Trịnh Văn Hoàng và vợ vẫn lái xe từ Nghi Lan đến địa điểm luyện công ở công viên Dương Minh Sơn mỗi sáng để luyện công và dạy các bài công pháp.
Chuyến thăm này cũng góp phần tạo nên mối quan hệ thân thiết giữa Trương Chấn Vũ và Trịnh Văn Hoàng. Sau này, Trương Chấn Vũ đã nhận được rất nhiều tài liệu luyện công và giảng Pháp của Pháp Luân Công từ Trịnh Văn Hoàng, hai người cũng thỉnh thoảng trao đổi trong tu luyện với nhau. Sau đó, Trương Chấn Vũ hiểu tầm quan trọng của việc thiết lập các điểm luyện công ngoài trời và tổ chức các lớp học 9 ngày. Vào tháng 4 năm 1998, Trương Chấn Vũ thành lập điểm luyện công đầu tiên tại Hoa Liên ở Trung tâm Văn hóa Hoa Liên.
“Lúc đó, tôi luyện công buổi sáng ở trung tâm văn hóa, mỗi người đều có câu chuyện tu luyện của riêng mình”. Trương Lệ Châu, một đồng nghiệp khác của Trương Chấn Vũ cho biết.
Trương Chấn Vũ là chủ quản đơn vị của Trương Lệ Châu, cô không có hứng thú với khí công, ngay cả khi cô thường nghe Trương Chấn Vũ nói về những thay đổi trên thân thể anh ấy sau khi luyện công nhưng cô vẫn không động tâm. Cho đến một ngày, chồng cô là Dương Khôn Mậu nảy sinh ý định muốn tu luyện Pháp Luân Công, lúc này Trương Lệ Châu mới nhớ tới người chủ quản của mình đang tập Pháp Luân Công.
“Chồng chị học, chị có muốn học chung không?” Trương Chấn Vũ hỏi Trương Lệ Châu. Sau chuyện này, cô nói nếu chồng theo học người khác, cô sẽ không luyện cùng. Cứ như vậy, đã có một vài cặp vợ chồng tại điểm luyện công ở Trung tâm Văn hóa Hoa Liên.
Dương Khôn Mậu, người có khuôn mặt trẻ thơ, mỉm cười và hồi tưởng lại, anh đã phải chịu không ít khổ khi học luyện bài công pháp thứ năm “Thần thông gia trì Pháp”. Anh không những không thể ngồi song bàn ngay lập tức được như vợ mà thậm chí còn gặp khó khăn ngay cả với việc ngồi đơn bàn. Khi tôi tập bắt chéo chân ở nhà vào buổi tối, tôi không thể không khóc vì đau đớn, tiếng khóc lớn đến nỗi ngay cả bố mẹ ở phòng bên cạnh cũng có thể nghe thấy.
Sau mỗi lần bắt chéo chân vất vả, cảm nhận được quá trình thanh lọc cơ thể của mình là một trong những yếu tố thôi thúc anh nghiến răng và kiên trì. Khi mọi người cùng nhau luyện công vào buổi sáng, chứng kiến ý chí kiên cường của những người khác khi chịu đựng cơn đau, cũng thôi thúc Dương Khôn Mậu nỗ lực để bứt phá bản thân, đồng thời sự động viên, khích lệ lẫn nhau cũng làm tăng thêm quyết tâm vượt qua khó khăn của mọi người.
Trong số những người cùng nhau khích lệ cùng Dương Khôn Mậu còn có Trương Thuận Hoàng, một học sinh trung học. Mỗi ngày, cậu đều tới Trung tâm văn hóa để chuẩn bị cho kỳ thi, bởi vì cậu rất hứng thú với những người ngồi xếp bằng đả toạ luyện công ở sân này, nên cậu đã luyện công theo. Khi vừa mới bắt đầu, vì ‘xương đầu [gối] rất cứng’, cậu rất khó bắt chéo chân, khi ngồi xếp bằng, chân trái gần như đặt trên bắp chân phải, rất khó ấn chân trái xuống. Mỗi ngày luyện đến bài công pháp thứ năm, toàn thân cậu đều run lên và đổ mồ hôi vì đau đớn, nhưng cậu vẫn có thể kiên trì hoàn thành một giờ xếp bằng đả toạ. Ngày nào cậu cũng nghĩ ra đủ các loại phương pháp: buộc chân bằng dây, ấn chân bằng tạ… sao cho đạt tiêu chuẩn bắt chéo chân. Sau gần một năm chăm chỉ luyện công, chịu đựng cơn đau nhưng cậu vẫn chỉ có thể ngồi đơn bàn. Cho đến một ngày giữa buổi luyện công buổi sáng, giọng nói ngạc nhiên vui vẻ của cậu làm xáo động sự yên tĩnh của sân luyện công, mọi người mở mắt ra và chỉ nghe thấy cậu nói: “A! Mọi người nhìn xem, cháu có thể ngồi song bàn rồi!”
“Luyện công tại điểm luyện công là điều tốt nhất cho các học viên. Các học viên có thể hỗ trợ và khích lệ lẫn nhau. Đây cũng là hình thức lưu lại để hồng truyền Đại Pháp”, Trương Chấn Vũ nói.
Một hôm, có một người đàn ông gầy đến học các bài công pháp, sau đó không những không vắng mặt mỗi ngày mà còn luôn đến sớm trước 20 phút, cầm chổi và xô quét dọn khu vực xung quanh sân luyện công.
Không ai biết anh ta là ai, và không ai hỏi quá nhiều. Mãi sau này khi quay video các học viên thì mọi người mới biết rằng anh ấy là Tổng giám đốc của một công ty đá hoa cương, có một nhà máy điện ở Hoa Liên, nhưng nhà máy điện đó đã bị phá hủy trong một trận bão và thiệt hại từ hai đến ba tỷ nhân dân tệ. Trong khi công ty đang gặp phải thảm họa nghiêm trọng, anh ấy vẫn đến điểm luyện công mỗi sáng để quét dọn rồi luyện công. “Đất đá đã trôi xuống như vậy, nhà máy không còn nữa”. Anh ấy nói nhẹ nhàng : “Nếu như hôm nay không tu luyện Pháp Luân Công và không hiểu được mục đích chân chính của sinh mệnh con người, thì tôi sẽ rất khó để buông bỏ những lợi ích và mất mát”.
Và người cha đã nghỉ hưu của Trương Chấn Vũ không chỉ tự mình luyện công mà còn mời nhiều bậc cao niên ở độ tuổi 70 và 80 cùng tập. Cha của anh vốn là người Sơn Tây, sở hữu rất nhiều bất động sản và đất đai tại quê nhà, nhưng sau đó bị người thân chiếm làm của riêng. “Bố nói rằng nếu ông không tu luyện Pháp Luân Công, ông nhất định sẽ trở về đại lục để chiến đấu đến cùng vì tính nóng nảy của mình. Nhưng bây giờ ông nói về những điều này như một người ngoài cuộc, đất đai và bất động sản dường như có không liên quan gì đến ông”, Trương Chấn Vũ nói.
Sau đó, để nhiều người có cơ hội tu luyện hơn, Trương Chấn Vũ đã mua hàng chục bản Chuyển Pháp Luân và liên lạc với các hiệu sách ở Hoa Liên từ bắc chí nam: “Hãy đặt cuốn sách này ở nơi dễ thấy nhất trong hiệu sách. Khi có người đến mua sách, bạn hãy bán cho người ấy và thu tiền sách, không cần đưa cho chúng tôi, nhưng khi không có sách, vui lòng đặt mua từ Nhà sách Ích Quần ở Đài Bắc”. Sau đó, một số chủ hiệu sách đã bước vào người tu luyện.
Băng qua những rặng núi ở Đài Trung
Nhiều năm trước, Trương Chấn Vũ được chuyển đến trụ sở chính tại Đài Trung và trở thành đồng nghiệp và bạn tốt của Lại Thế Quân.
Lại Thế Quân không có bệnh nặng, nhưng là một “siêu sắc thuốc” với bệnh vặt triền miên, anh bị bệnh dạ dày do áp lực công việc, sau khi tan sở ngày nào anh cũng cùng vợ mới cưới đến gặp thầy thuốc bắc để khám bệnh.
Năm 1997, Lại Thế Quân đưa gia đình đến Hoa Liên trong một chuyến công tác và nghỉ qua đêm trong căn hộ của Trương Chấn Vũ.
Ban ngày, Lại Thế Quân đang làm việc trong phòng, còn vợ anh là Phan Gia Lâm thì rảnh rỗi, cô lấy cuốn sách Pháp Luân Đại Pháp “Tinh tấn yếu chỉ” trên giá sách trong phòng khách để đọc. Phan Gia Lâm, người từng dạy ở trường tiểu học, kể lại rằng tình huống lúc đó rất kỳ lạ, “Tôi không biết trong sách viết cái gì! Tôi có thể đọc từng từ, nhưng tôi không thể hiểu chúng với nhau”. Tốt nghiệp khoa tiếng Trung của trường đại học, thể văn ngôn và văn cổ không phải là trở ngại đối với Phan Gia Lâm, nhưng giấy trắng mực đen trước mặt, cô không cách nào hiểu được.
Khi nhìn thấy vợ chồng Trương Chấn Vũ sau khi tan sở, cô ấy đã giữ chặt lấy họ và hỏi hết câu này đến câu khác. Lư Lệ Khanh cười nói: “Những câu hỏi rất sắc bén, luôn có ‘tại sao’ sau đó lại một vài ‘tại sao’, hỏi từ đêm đến rạng sáng”. Sau đó, họ cũng đặc biệt thay đổi lịch trình và ở lại tiếp tục khám phá những chủ đề còn dang dở.
Sau khi trở về Đài Trung, khi Phan Gia Lâm mở cuốn sách một lần nữa, cô đột nhiên mở mang trí tuệ và đọc hiểu mọi thứ. Mặc dù, Lại Thế Quân vẫn chưa nắm rõ lắm, nhưng anh tự nghĩ rằng việc tu thân dưỡng tính và đạo đức của bản thân theo những chỉ dẫn trong sách sẽ là một điều tuyệt vời! Anh không cần phải ăn chay, và anh cũng không bài xích điều đó.
Vì vậy, hai vợ chồng bắt đầu luyện công mỗi ngày, sau một thời gian, ‘siêu sắc thuốc’ Lại Thế Quân, nhận ra rằng anh đã không gặp bác sĩ trong một thời gian dài. Sau đó, anh đã sử dụng nhà của mình làm địa điểm tổ chức lớp học Pháp và luyện công 9 ngày ở quận Thái Bình, Đài Trung, đồng thời cung cấp cho các học viên vùng lân cận sử dụng để giao lưu học Pháp.
(Còn tiếp…)
Quý vị muốn tìm hiểu thêm về Pháp Luân Đại Pháp, hay còn gọi là Pháp Luân Công, hãy bấm vào link: https://vi.falundafa.org (tiếng Việt); và www.falundafa.org (tiếng Anh)
Cuốn sách “Hạt giống vàng – Câu chuyện về Pháp Luân Đại Pháp ở Đài Loan” như một trang sử sống động, ghi chép lại mạch lạc phát triển của Pháp Luân Công ở Đài Loan với những câu chuyện cảm động và những lịch trình trân quý.
Năm 1994, từ cơ duyên kỳ diệu của một cặp vợ chồng Đài Bắc, tới chuyến đi của một bác sĩ Thượng Hải đến Đài Loan, và một lão ông từ Quý Châu đến thăm họ hàng ở Hoa Liên, họ đã mang theo ‘hạt giống’ Đại Pháp đến Đài Loan, và tạo ra một cơ duyên tu luyện hiếm có cho người dân của quốc gia này.
Vào tháng 2 năm 2016, nhóm biên tập đã triển khai các cuộc phỏng vấn độc quyền ở miền Bắc, miền Trung và miền Nam Đài Loan. Sau ba năm nghe các tệp ghi âm, so sánh đối chiếu và tương tác, cuối cùng đã có thể biên tập thành một cuốn sách, dù khó khăn hơn so với dự kiến ban đầu.
Hôm nay, chúng tôi xin đăng toàn văn cuốn sách “Hạt giống vàng”, hy vọng lưu lại cho độc giả một kiến chứng lịch sử hoàn chỉnh hơn về Pháp Luân Đại Pháp từ góc nhìn của người Đài Loan.
Theo “Hạt giống vàng” – trích đoạn 9
Phóng viên và biên tập: Tăng Tường Phú – Hoàng Cẩm
An Liên biên dịch