Mùa xuân, là mùa đẹp nhất trong một năm, tầm xuân (tìm kiếm mùa xuân), tiếc xuân (luyến tiếc mùa xuân), thán xuân (khen ngợi mùa xuân), là lời hẹn ước mật thiết nhất giữa thi sĩ và mùa xuân.

Tương truyền, vào thời nhà Tống có một nữ tỳ kheo, vì cầu đạo đã đi khắp đại giang nam bắc, muốn tìm kiếm Phật Pháp đang ở chốn nào. Bà không ngại gian nan, đã nếm đủ mọi thứ khổ trên đời, vì để cuối cùng sẽ tìm được một đáp án khiến mình khai ngộ, hiểu được Đạo được hình thành như thế nào? Làm thế nào để mở ra Phật tính, thể ngộ được ý nghĩa thật sự của sinh mệnh.

Tuy vậy, bà đã đi rách hết mấy đôi giày cỏ dưới chân, nhưng trước sau vẫn không tìm được câu trả lời.

3fbdc54e4e614ba45ba947627a7abb89

Nữ tỳ kheo cuối cùng đã từ bỏ việc theo đuổi, bà trở lại quê nhà của mình. Bà bất chợt ngẩng đầu nhìn lên, chính ngay khi nhìn thấy hoa mai trên cành trong cảnh xuân đẹp đẽ ấy, bà đã đốn ngộ Phật Pháp.

Bà đã viết một bài thơ, minh chứng cho sự ngộ đạo của mình:

“Tẫn nhật tầm xuân bất kiến xuân, mang hài đạp phá lũng đầu vân,

Quy lai tiếu niệp mai hoa khứu, xuân tại chi đầu dĩ thập phân.”

Tạm dịch:

Cả ngày bận rộn tìm kiếm ngày xuân nhưng thủy chung không có thấy được ngày xuân đâu,

Vì theo đuổi nó mà leo thẳng lên tận đỉnh núi mây sinh mây diệt,

Đến cả giày cỏ đều đã đi rách mà cũng không nhìn thấy tăm hơi đâu cả,

Về lại quê nhà nhìn thấy hoa mai đã nở rộ,

Mỉm cười vịn lấy một bông ngửi mùi hương dịu nhẹ của nó,

Lúc này mới phát hiện:

Ngày xuân đã đến từ lâu, chính ngày trên cành ấy, hoa mai đã nở đủ mười phần.

Bức tranh "Đạp tuyết tầm mai" của họa sĩ Cải Kỳ đời nhà Thanh.
Bức tranh “Đạp tuyết tầm mai” của họa sĩ Cải Kỳ đời nhà Thanh. (Ảnh: Internet)

Một người tìm kiếm mùa xuân, nhưng lại trước sau không tìm được mùa xuân, mãi đến khi buông bỏ hết thảy tâm hữu cầu, mới phát hiện bản thân vốn đã ở trong cảnh xuân từ lâu rồi, hơn nữa cảnh xuân đã bao trùm khắp chung quanh. Một chữ “xuân” này, dường như đã đánh thức sức sống của vạn vật, nó miêu tả sinh động khi một người tu luyện thể ngộ Pháp lý, năng lượng trí huệ của sinh mệnh trong phút chốc bộc phát ra, đồng thời tiếp xúc được với những thời gian và không gian khác.

Làm thế nào mà mùa xuân ngay ở bên cạnh mà ta lại không hề hay biết? Bởi vì đây là kết quả khi ta khổ cực tìm kiếm bên ngoài, trái lại sẽ bị một cái tâm chấp trước che mờ cả hai mắt, mãi đến khi buông bỏ được cái tâm hữu cầu, mới có thể phá trừ tự ngã bị quan niệm và dục vọng bao vây, nhìn thấy được quy luật vận hành tự nhiên của bốn mùa.

tron-bo-hinh-anh-hoa-mai-vang-dep-ngay-tet-nguyen-dan-so-3

Khi hoa mai nở rộ, những chiếc lá xanh trên cành đều sẽ rơi rụng hết, giống như người tu luyện cần phải buông bỏ hết thảy nhân tâm và quan niệm, phản bổn quy chân, mới có thể thể ngộ được bản tính thuần tịnh nguyên sơ của chính mình.

Quá trình “tìm kiếm mùa xuân” này, cũng ám chỉ nỗi vất vả và nghiêm túc trong tu luyện: một người tu luyện chân chính cần phải trải qua vô số ma nạn, vân du nơi người thường; từ đáy vực sâu hun hút đến đỉnh núi nhô lên tận mây xanh, từ chỗ thấp nhất đến chỗ cao nhất, giày cỏ đi rách cả, cảm thụ trong đó chỉ có những ai có tâm đại nhẫn mới có thể gánh chịu được.

Tuy vậy niềm vui sướng trong một khắc ngộ đạo đó lại là điều thù thắng không ngôn từ có thể nói rõ được: “Về lại mỉm cười ngửi hoa mai, xuân ở đầu cành đã mười phần”. Trong một khắc công thành viên mãn đó, thật giống như chim bay cá nhảy, vạn vật sinh sôi, triển hiện phong cảnh thế giới mỹ diệu khôn cùng.

Hoa mai là một biểu tượng quan trọng trong văn hóa phương Đông. Là một “người bạn của mùa đông”, hoa mai là một biểu tượng sinh động nhất cho khả năng chịu đựng gian khổ, để cuối cùng có thể vượt qua được những thời khắc khó khăn nhất.

Người Trung Hoa thường nói, hương thơm của hoa mai “đến từ sự cay đắng và giá lạnh”. Sức sống của hoa mai được tôi luyện trong thử thách, trong gian khổ mà nuôi dưỡng sức mạnh nội tâm, lòng dũng cảm kiên cường.

Sự hòa hợp của văn hóa và thiên nhiên là một phần quan trọng trong truyền thống Trung Hoa. “Mai, lan, cúc, trúc” được mệnh danh là “Tứ quý” của muôn cây theo quan niệm của người xưa, và mỗi cây lại là một một biểu tượng cao quý. Chẳng hạn như hoa lan (sự thanh khiết), trúc (chính trực) và cúc (khiêm nhường).

Người Trung Quốc cũng thường xem năm cánh hoa tượng trưng cho ngũ phúc: trường thọ, phú quý, khang ninh, hiếu đức và thiện chung.

Hoa mai cũng là một biểu tượng quan trọng trong những bài thơ và những bức họa từ thời nhà Đường, đạt đỉnh điểm vào thời nhà Tống. Dưới ngòi bút của các nhà văn và các nghệ nhân, tinh thần của hoa mai đã được tán dương rộng rãi.

Đối với nhà thơ Lâm Bô sống ở thời Tống, hoa mai còn hơn cả một biểu tượng, nó như một người bạn, một người tâm giao. Câu thơ nổi tiếng của ông về hoa mai trong bài Sơn viên tiểu mai đã được lưu truyền qua nhiều thế hệ:

Sơn viên tiểu mai

“Chúng phương dao lạc độc huyên nghiên;
Chiếm tận phong tình hướng tiểu viên.
Sơ ảnh hoành tà thủy thanh thiển;
Ám hương phù động nguyệt hoàng hôn”.

bieu-tuong-cua-suc-manh-va-suc-song-manh-liet(Ảnh minh họa: nguồn internet)

Dịch nghĩa:

Khi tất cả các loài hoa thơm khác đều rụng cả thì riêng hoa mai vẫn còn xinh đẹp lộng lẫy.

Trong khu vườn nhỏ, hoa mai độc chiếm tất cả vẻ xinh tươi của cảnh vật.

Bóng cành mai thưa đâm nghiêng nghiêng trên dòng nước trong và cạn.

Mùi hương thoang thoảng lan tỏa trong bóng hoàng hôn.

Lục Du, một nhà thơ thời nhà Tống, cũng được biết đến với rất nhiều bài thơ về hoa mai. Trong bài thơ “Mai hoa”, ông mô tả:

Mai hoa

“Đương niên tẩu mã Cẩm Thành tây;

Đằng vi mai hoa túy tự nê.

Nhị thập lý trung hương bất đoạn;

Thanh Dương cung đáo Hoán Hoa khuê”.

Dịch nghĩa:

Năm đó cưỡi ngựa đến thành tây;

Từng say sưa với mùi ngọt ngào của hoa mai.

Hương thơm đó còn lưu luyến suốt hai mươi dặm đường;

Từ Thanh Dương cung đến suối Hoán Hoa.

Tô Đông Pha cũng là một nhà thơ nổi tiếng thời Tống, ông tập trung vào miêu tả nội hàm của thiên nhiên, chứ không chỉ là vẻ ngoài của nó. Ông nói: “Vẻ đẹp của cây mai vượt xa vị chua của nó”. Ý tưởng của ông có ảnh hưởng sâu sắc tới những bức tranh hoa mai sau này, đặc biệt là phong cách “mặc mai”, chỉ sử dụng mực đen để vẽ cây và hoa mai.

bieu-tuong-cua-suc-manh-va-suc-song-manh-liet-trong-gio-tuyetMột bức mặc mai (vẽ hoa mai bằng mực tàu) của tác giả Vương Miện được phục chế thành bản in thương mại.

Trong bài thơ “Bạch mai” của tác giả Vương Miện, khả năng chịu đựng của hoa mai giống như cuộc sống của chính ông.

Bạch Mai

Băng tuyết lâm trung trước thử thân.
Bất đồng đào lý hỗn phương trần.
Hốt nhiên nhất dạ thanh hương phát.
Tán tác càn khôn vạn lý xuân.

Dịch nghĩa

Băng tuyết ở trong rừng phủ lên thân này (cây mai).
Không cùng hương hoa đào hoa mận lẫn lộn trên đời.
Bỗng nhiên một đêm nở ngát hương thanh.
Bay khắp trời đất vạn dặm xuân.

Thiện Sinh (biên dịch, tham khảo Tinh hoa)

Xem thêm:

Từ Khóa: