Tương truyền, Thần Nông có thần thông quảng đại, từng nếm thử hương vị của hàng trăm loại thảo dược để tìm ra dược tính. Ý nghĩa sâu xa đằng sau câu chuyện ấy là gì? 

Thần Nông là Viêm Đế

Thần Nông là vị Thần vĩ đại xuất hiện trong thời kỳ văn minh Hoa Hạ. Thần Nông sống cách đây khoảng 5.000 năm, là người đã dạy dân làm ruộng, chế ra cày bừa, đồng thời cũng là người đầu tiên làm lễ Tịch Điền (là lễ Thượng Điền tổ chức sau khi thu hoạch mùa màng và lễ Hạ Điền tổ chức trước khi gieo trồng). 

Theo Đế Vương thế kỷ, Thần Nông có tướng mạo kỳ dị, mình người, đầu bò, thân hình gầy gò, cơ thể trong suốt đến mức có thể thấy được nội tạng. Về sự đặc biệt của ông, cổ thư viết: “Thần Nông sinh ra được 3 ngày thì biết nói, 5 ngày thì biết đi, 7 ngày răng mọc đủ, 3 tuổi biết được những việc mùa màng vui chơi”. Tương truyền, khi ông vừa sinh ra trên trái đất xuất hiện chín cái giếng, nước giữa các giếng tương thông với nhau, nếu múc nước ở một giếng thì tám giếng còn lại sẽ xuất hiện gợn sóng.

Tranh vẽ chân dung Thần Nông (nguồn: Wikipedia).

Nhiều cổ thư chép rằng, Thần Nông là một trong Tam Hoàng của Trung Hoa, tên gọi “Thần Nông” cũng là danh hiệu thủ lĩnh của bộ lạc thời cổ đại, vì cư trú ở phương Nam nên được gọi là Viêm Đế. Truyền tiếp khoảng 17 đời, trong đó có một người chính là Viêm Đế Thần Nông – người dạy nhân dân trồng trọt và nếm trăm loại thảo dược. 

Theo bổ sung của Tư Mã Trinh vào Sử ký thì Thần Nông là bà con với Hoàng Đế và được coi là ông tổ của người Trung Hoa. Người Hán coi cả hai đều là tổ tiên chung nên mới có câu thành ngữ: “Viêm Hoàng tử tôn” (con cháu Viêm Hoàng).

Dịch Lịch SửChu Thư chép rằng, sau khi trời ban hạt giống xuống nhân gian, Thần Nông bắt đầu chế tạo ra cái cày, dạy dân trồng lương thực và khai sáng văn minh nông nghiệp. Thập Dị Ký kể rằng có một chú chim khổng tước màu đỏ bay tới cạnh Viêm Đế, miệng ngậm chín bông lúa giống. Viêm Đế mang những cây giống này trồng xuống ruộng, ăn vào không những có thể no bụng mà còn có thể trường sinh bất tử. 

Thần Nông không chỉ dạy dân trồng lúa mà còn phát minh ra cách may áo bằng vải gai, đồ gốm, đàn cầm, định ra lịch pháp, khai thông giao dịch thương mại, lưu lại rất nhiều tích cổ văn minh. 

Thần Nông nếm thảo dược

Theo sách Hoài Nam Tử, con người thời viễn cổ thường ăn cỏ uống nước, hái quả trên cây, ăn thịt sống, thường bị chất độc và bệnh tật làm thương tổn. Thần Nông bắt đầu dạy dân gieo trồng ngũ cốc, xem xét đất đai khô ráo hay ẩm thấp, màu mỡ hay khô cằn… để quyết định trồng nông sản gì. Ông cũng đích thân nếm mùi vị của hàng trăm loại cây cỏ, nếm vị ngọt hay đắng của nước suối, giúp dân biết thứ gì nên tránh, thứ gì có thể dùng được.

Lúc này, mỗi ngày Thần Nông phải nếm bảy mươi loại cỏ độc khác nhau. Thích Giải miêu tả, thân thể của ông ‘linh lung ngọc thể’, trong suốt, nhìn thấu lục phủ ngũ tạng, không những có thể quan sát tác dụng của các loại thảo dược mà còn có thể kịp thời giải độc. Ngoài cách đích thân nếm thảo dược, ông còn có Pháp khí tượng trợ. Sưu Thần Ký ghi chép, Viêm Đế có một chiếc roi thần màu đỏ thẫm, quất vào thảo dược sẽ phân biệt được độc tính cũng như dược tính hàn ôn của nó, cũng vì vậy ông có tôn hiệu “Thần y”.   

Ngày nay, trên gò Thần Phẫu ở Thái Nguyên, Sơn Tây (Trung Quốc) có nồi nếm thuốc của Thần Nông, trên núi Thành Dương có dấu tích roi thần của ông quật vào cây thuốc. Ở phía tây bắc tỉnh Hồ Bắc có giá Thần Nông, tương truyền đây là di chỉ còn lưu lại khi ông dựng giá hái thuốc. 

Vì để trị bệnh giúp dân, Thần Nông bắt đầu nếm trăm loại thảo dược để tìm ra thuốc giải. Nếu ngược dòng tìm hiểu thêm một bước, chúng ta sẽ phát hiện mục đích thực sự của ông khi nếm thảo dược chính là để tìm ra phương thuốc chữa khỏi ôn dịch.

Trong Hắc Ám truyền, cuốn sử thi lâu đời nhất còn sót lại của dân tộc Hán có ghi chép rằng: “Vào thời điểm đó ôn dịch hoành hành ở nhân gian, nhà nhà thôn thôn đều có thi thể chất đống, Thần Nông nếm trăm loại thảo dược, hao tâm tổn sức lên núi, xuống biển”. Có lần vì nếm một loại thảo dược mà ông bị trúng độc, đau đớn rất khó chịu, ông bèn lập tức uống thuốc giải để khử độc. Cứ kiên trì như vậy nhiều lần, ông đã phân biệt ra bảy mươi hai lộ độc thần, tìm ra Hoàn Dương Thảo cứu sống bách tính.

Trong hơn 100 năm tại vị của Thần Nông, ôn dịch không ngừng bùng phát. Mỗi lần như vậy, ông không đành lòng khi chứng kiến cảnh bách tính bị giày vò đau đớn vì bệnh tật nên đã đích thân vào núi sâu rừng già, tự nếm thảo dược, dùng khả năng thần kỳ của mình để cứu sống muôn dân. 

Ngoài chịu đựng những tổn thương của độc dược, trong quá trình tìm thuốc ông còn trải qua muôn vàn khó khăn và thử thách. Nhưng nhờ được Thần Phật bảo hộ, ông đều gặp nạn hóa cát tường. Ví dụ, khi ở trong núi không có đồ ăn thức uống, quạ đen liền bay tới nói với ông rằng trên cây có hoa quả cho ông lót dạ. Khi gặp phải sư tử hung dữ, ông dũng cảm chiến đấu và thuần hóa được nó, biến nó thành “dược sư tử” cùng giúp ông thử nếm các loại thảo mộc. Khi gặp phải dãy núi cao chót vót, dưới chân ông đột nhiên xuất hiện cây mây dài nghìn trượng, trở thành cái thang mà trèo lên. Cuối cùng, sau tất cả gian nan và nguy hiểm, Thần Nông đã nếm thử trăm loài thảo dược, và bệnh dịch cũng được quét sạch.

Trong Thần Nông bản thảo kinh có ghi: Thần Nông nếm thử trăm loại thảo mộc, một ngày gặp 72 loại độc, nhờ có trà mà giải được. Tương truyền khi Thần Nông đang nếm thử 100 loại thảo mộc và cây thuốc, khi nếm đến hạt kim lục sắc thì trúng độc, vừa hay ngã ngay dưới gốc cây trà, sương trên lá cây trà rơi vào miệng giúp ông tỉnh lại. 

Ôn dịch từ đâu đến?

Văn minh Hoa Hạ khởi nguồn từ khi Bàn Cổ khai thiên lập địa, Nữ Oa tạo ra con người. Trên mảnh đất Thần Châu thời đó, Thần và người đồng thời tồn tại. Thần tạo ra gió gọi là Phong Thần, Thần tạo ra sấm chớp gọi là Lôi Thần, Thần tạo ra mưa gọi là Vũ Thần, còn xuất hiện nhiều nhân vật anh hùng nửa Thần nửa người. Ngoài ra cũng có một vị Thần chuyên chịu trách nhiệm về ôn dịch gọi là Ôn Thần. 

Trong Sơn Hải Kinh có ghi chép về một tiên nữ sống ở Ngọc Sơn: Lại đi 350 dặm về phía tây ngọn núi Lõa Mẫu có ngọn núi tên Ngọc Sơn, là nơi cư trú của Tây Vương Mẫu. Tây Vương Mẫu hình dáng như con người, có đuôi báo, nanh hổ, thích gào thét, tóc xõa tung, trên đầu cài đồ trang sức bằng ngọc. Tây Vương Mẫu là vị Thần chuyên quản về thiên tai, bệnh dịch và hình phạt. Đoạn ghi chép này cho thấy ôn dịch và thiên tai là do Thần khống chế, là thảm họa mà Thiên thượng giáng xuống theo nghiệp lực của con người.

Điều gì đã xảy ra khiến Trời giáng đại dịch xuống nhân gian? Có một truyền thuyết kể về cuộc chiến giữa Hoàng Đế và Xi Vưu để thống nhất dân tộc Hoa Hạ. Xi Vưu là nhân vật phụ diện trong thần thoại, có hình dáng giống như loài dã thú, hiếu chiến, ưa thích giết người. Long Ngư Hà Đồ miêu tả ông ta “chém giết vô đạo, bất nhân bất từ”. Xi Vưu không phục tùng nền cai trị nhân từ của Hoàng Đế, nên lãnh đạo bộ tộc Cửu Lê làm loạn, tất cả các quốc gia và bộ lạc trong thiên hạ đều bị ông ta hủy diệt.  

Điều Xi Vưu mang đến không chỉ là tai họa chiến loạn, nghiêm trọng hơn đó là sự biến dị về nhân tâm. Sách Thượng Thư – Lữ Hành thuyết rằng khi Xi Vưu bắt đầu nổi loạn, đâu đâu cũng xuất hiện loạn tướng, cường đạo, cướp bóc, tranh danh đoạt lợi, dối trá lừa gạt. Vì sự đầu độc của Xi Vưu, bách tính vốn bản chất thiện lương bị che mắt, mất đi tâm hồn chất phác, quay lưng lại với Thần. 

Theo ghi chép trong Quốc Ngữ, vào thời Thiếu Hạo sau thời Viêm Đế, vì đạo đức hỗn loạn, trật tự bị phá vỡ, việc cúng tế mất đi phép tắc quy củ, bách tính khinh nhờn thệ ước, ngũ cốc cũng không được Thần linh ban phúc, nên thiên tai và họa loạn liên tiếp xuất hiện. Có lẽ ôn dịch xuất hiện trong thời đại của Thần Nông chính là sự khiển trách và cảnh cáo của Thần đối với con người khi đạo đức bại hoại.  

Càng lắm y bệnh, càng cần y tâm

Khi ôn dịch xảy tới, với vai trò là quân vương một nước, Thần Nông đã chịu trách nhiệm gánh vác mọi đau khổ của người dân, mang trong lòng sự nhân ái, không vụ lợi, không nề hà gian nan khổ cực, tự thân nếm thuốc cứu bách tính. 

Ngoài ra, Thần Nông càng chú trọng việc tịnh hóa thanh lọc tâm hồn, loại bỏ nguồn gốc căn bản của ôn dịch. Ví dụ, ông đã phát minh ra cổ cầm, vốn là một loại nhạc cụ thanh nhã, tinh tế. Bản nhạc của ông nói về đạo đức cần có của thiên hạ, từ đó biểu hiện ra sự hòa nhã của Thần Nông, có sức mạnh giáo hóa nhân tâm. Lộ Sử nói, Thần Nông chế tạo ra cổ cầm tinh mỹ, có thể điều hòa nguyên khí, tiêu trừ dục vọng.

Trong cuốn Loại kinh phụ dực, Trương Cảnh Nhạc nhận định: “Âm nhạc có thể tương thông với Trời Đất mà hợp với Thần linh”. Thời nhà Minh, Cung Cư Trung đưa ra nhận định âm nhạc có thể bồi dưỡng tính cách con người.

Ngô Sư Cơ, danh gia thời nhà Thanh đặc biệt coi trọng tác dụng của liệu pháp âm nhạc trong trị bệnh. Trong cuốn Lý luận biền văn, ông viết: Thất tình (hỉ, nộ, ai, cụ, ái, ố, dục) của con người có thể được giải bởi nhạc, nó có tác dụng lớn hơn thuốc. Sách Y thông kim giám thời nhà Thanh cũng miêu tả cơ chế chữa bệnh của ngũ âm trong âm nhạc.

Khi người ta gảy đàn, nhã nhạc có thể ổn định tâm thần, vứt bỏ tạp niệm tà dâm, dục vọng, đạt đến tu dưỡng chính khí, quay về cảnh giới phản bổn quy chân. Khi đạo đức của toàn xã hội hồi sinh trở lại, mọi người sẽ không tùy ý làm điều ác, cũng tự biết cách nhìn lại lỗi lầm của bản thân và sám hối ăn năn, từ đó ôn dịch cũng tự nhiên biến mất. 

Ôn dịch là tai họa, cũng là lời cảnh tỉnh của Thần với thế nhân. Trong thời kỳ đầu của nền văn minh nhân loại, cổ nhân đã cho chúng ta biết ôn dịch từ đâu đến và phương pháp chính xác đối phó là thế nào.

Theo Lan Âm, Secretchina
Kiên Định biên dịch

Video: Tổ tiên tích đức thay vận mệnh, con cháu vinh hoa lộc mãn đường

videoinfo__video3.dkn.tv||266fb0fc4__

Có thể bạn quan tâm: