Người xưa có câu: “Trong nhà có vợ hiền thì người chồng không gây họa” hay cũng có câu nói rằng: “Trong nhà có vợ hiền thì người chồng không gặp họa”. Đây đều là cách nói để khẳng định vai trò, thiên chức quan trọng của người vợ trong gia đình.
“Hiền thê, lương mẫu” là cụm từ có hàm nghĩa chỉ một người phụ nữ là vợ hiền của người chồng và là mẹ tốt của các con. Câu thành ngữ này thuộc loại ước định, tức là do con người theo thời gian mà tự định ra. Hiện tại đã không thể tìm được nguồn gốc ra đời của thành ngữ này.
Thời cổ đại, để nhận định một người phụ nữ có phải là “hiền thê, lương mẫu” hay không, người ta sẽ căn cứ vào tiêu chuẩn trọng yếu đó là “Tương phu, giáo tử” tức là “giúp chồng, dạy con”. “Giúp chồng, dạy con” là tiêu chuẩn đánh giá đạo đức của người phụ nữ xưa, và cũng là lời khen ngợi đối với người vợ, người mẹ.
“Tương phu” còn mang ý nghĩa là phụ tá, trợ giúp. Trong nhà có người vợ hiền lương thì giống như quốc gia có một vị tể tướng tài đức. “Phụ tá, trợ giúp” người chồng của người vợ ở đây không khác gì so với việc tể tướng phụ tá, trợ giúp vua.
Trong “Hán điển”, thì từ “Tương” trong “Tương phu” có ý nghĩa là phụ trợ, giúp đỡ, ý chỉ người phụ tá, trợ giúp. Thời xưa đặc biệt coi trọng các chức quan cao nhất là: “Phụ” , “Tể” và “Thủ”. Trong đó, “Phụ” là bốn quan giúp đỡ ở hai bên mình vua đó là quan sư, quan bảo, quan nghi, quan thừa. Trọng trách của người vợ hiền trong nhà là phụ tá chồng, không khác gì trọng trách của những vị quan đứng đầu này phụ tá nhà vua.
Theo “Thành ngữ cố sự”, thì câu nói “giúp chồng” được ra đời từ chuyện “luận ngữ · quý thị” vào thời Xuân Thu. Nội dung câu chuyện như sau:
Khi họ quý tôn (quyền thần của nước Lỗ) muốn đánh chiếm nước Chuyên Du, một nước chư hầu của nước Lỗ. Nhiễm Hữu và Quý Lộ (gia tướng được họ Quý trọng dụng) đã đến gặp Khổng Tử, thưa rằng: “Thưa thầy! Họ Quý tôn sắp đánh chiếm nước Chuyên Du.”
Khổng Tử quở trách rằng: “Nhiễm Hữu ơi! Trong việc này, ngươi chẳng có lỗi sao? Ngày xưa các tiên vương chọn núi Đông Mông ở Chuyên Du làm nơi tế tự. Nước ấy ở trong khu vực chúng ta, là một phần của nước Lỗ, thế thì đánh nó để làm gì?”
Nhiễm Hữu nói: “Đó là do thầy Quý Tôn muốn đánh. Còn anh em chúng con thì không muốn.”
Khổng Tử nói: “Từng có câu thế này: “Khi còn tại vị thì phải dốc lòng thực hiện hết trách nhiệm của mình, bằng không thì từ chức, lúc chủ nguy hiểm thì không gắng sức giúp, lúc chủ té ngã thì không nâng đỡ vậy cần trợ thủ như ngươi để làm gì? Nay ngươi có lỗi lại đổ thừa cho họ Quý. Nếu người giữ chuồng để cọp hay tê giác xổng chuồng thì lỗi tại ai? Người trông coi bảo vật để cho mu rùa (để bói toán, nhất là bói Dịch) và ngọc hư hoại thì là lỗi tại ai?”
Nhiễm Hữu nói: “Thưa thầy! Nay nước Chuyên Du thành trì kiên cố, lại ở gần ấp Phí của họ Quý, nếu chẳng đánh chiếm thì tương lai sẽ có hậu hoạn cho con cháu.”
Khổng Tử nói: “Nhiễm Hữu, người quân tử ghét nhất là không dám trực tiếp nói ra tham muốn của chính mình mà lại tìm cớ khác. Ta từng nghe nói rằng, có đất nước, có gia đình chẳng buồn vì của cải ít, mà sợ vì của cải phân chia không đều, không sợ nghèo mà là sợ không yên ổn. Bởi vì, của cải chia công bằng thì dân không nghèo nữa. Dân yên ổn thì không cảm thấy người ít, nước yên ổn thì sẽ không còn nguy hiểm nữa.
Như vậy, nếu người phương xa không qui phục thì phải dùng nhân từ để trị quốc mà chiêu mời họ. Sau khi, họ đến rồi thì trấn an họ. Hiện tại hai trò phụ tá nhà họ Quý, người ở xa không qui phục mà cũng không biết cách chiêu mời họ, nước nhà suy sụp mà không biết cách bảo toàn, trái lại còn muốn ở trong nước dùng vũ lực. Ta sợ nguy hiểm của họ Quý không phải ở nước Chuyên Du, mà ở trong nội bộ chính mình.”
Người xưa thường nói “tu nội mà an ngoại” (Tạm dịch: Tu bên trong bản thân mà hoàn cảnh bên ngoài được yên ổn, an bình). Tục ngữ cũng có câu: “Trong nhà có vợ hiền thì người chồng sẽ không làm chuyện tai họa.” Mối quan hệ giữa vợ và chồng là quan hệ âm dương, âm dương phải hài hòa thì mọi việc từ trong đến ngoài mới thuận lợi.
Có câu là: “Phu thê đồng tâm kỳ lợi đoạn kim” (Nghĩa là: Vợ chồng đồng tâm thì núi cũng xô ngã, lấp biển cũng bằng được. Cho dù là sắt thép thì chặt một cái là đứt làm đôi. Từ tất cả những điều này đủ để thấy được vai trò của người vợ trong gia đình và ngoài xã hội lớn ngần nào!
Theo Secretchina
Mai Trà biên dịch
Xem thêm:
- Nguồn gốc của thành ngữ:”Nam tôn nữ ti” (“Trọng nam khinh nữ”)
- Pháp Luân Công tốt cho sức khỏe nhưng sao lại bị đàn áp ở Trung Quốc?
- Bộ phim ngắn về số phận của 70 triệu con người gói gọn trong 10 phút