Để trả lời chất vấn gần đây của một hãng truyền thông phương Tây về vấn đề tài chính của Shen Yun và nhà sáng lập Pháp Luân Công – Sư phụ Lý Hồng Chí, phóng viên đã đặc biệt phỏng vấn ngài Lý Hồng Chí, thỉnh ngài đưa ra lời giải thích chi tiết (vui lòng xem lại ở Phần 1). Tuy nhiên, chúng tôi không khỏi hiếu kỳ, Sư phụ Lý Hồng Chí là một khí công sư danh tiếng lẫy lừng ở Trung Quốc mấy chục năm qua và về sau trở thành nhà sáng lập pháp môn tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, ngài đã quản lý cuộc sống cá nhân của mình như thế nào trong suốt chặng đường đó?
Phóng viên đã thẳng thắn bày tỏ sự tò mò của mình với Đại sư Lý Hồng Chí, và ngài Lý cũng rất thản đãng kể lại câu chuyện của mình.
Năm 1992, tại một hội thảo khí công ở Trường Xuân, Cát Lâm, Trung Quốc, Đại sư Lý Hồng Chí lần đầu tiên xuất hiện đã phát biểu quan điểm của mình về những vấn đề đang được thảo luận. Ngài chỉ mới nói có vài câu, mọi người đều sửng sốt: “Ôi, vị này là ai, lại có thể nói ra điều này?”
Vì vậy, một số người đam mê khí công lâu năm đã đưa ra một ý tưởng cho ngài Lý: “Ông nên mở một lớp khí công!” Sau đó, họ giúp ngài sắp xếp địa điểm, thế là lớp khí công đầu tiên đã sớm được tổ chức tại hội trường của trường Trung học số 5 Trường Xuân.
Các lớp khí công thời đó còn được gọi là “Đái công báo cáo” (thi triển công lực chữa bệnh), nói trắng ra chính là lớp chữa bệnh cho mọi người. Hôm đó có rất nhiều bệnh nhân, trong những tiếng “ôi, chao ôi” có những bệnh nhân đến với những chai dịch truyền. Họ đều được những người hâm mộ khí công động viên đến. Đại sư Lý nói: “Tôi sẽ điều chỉnh một chút cho từng người”. Rất nhanh chóng, chỉ mấy giây tất cả mọi người đều đứng dậy, bao gồm cả những người bán thân bất toại, hoàn toàn không thể đứng dậy nổi. Đại sư Lý nói: “Bây giờ mọi người có thể đi được rồi!” Bệnh nhân liền bắt đầu đi lại. Sau đó ngài Lý nói: “Bây giờ mọi người có thể chạy được rồi”. Và giống như kỳ tích, những người này đã chạy được! Mọi người đều ngẩn cả ra, đây là chuyện gì vậy?
Tin tức lớp khí công ở trường Trung học số 5 Trường Xuân lan ra, Đại sư Lý nhận được lời mời từ khắp nơi, mời ngài truyền thụ khí công của mình. Đây chính là sự khởi đầu của Pháp Luân Công, mọi người bắt đầu tôn xưng ngài là “Đại sư Lý”.
Lúc này, có người đã đưa ra cho Đại sư Lý một ý kiến: Hãy đến Hiệp hội Khí công Quốc gia Trung Quốc để thẩm định, sau này đi đến đâu mọi việc sẽ dễ dàng hơn.
Thế là Đại sư Lý Hồng Chí đã đến Hiệp hội Khí công Trung Quốc ở Bắc Kinh. Họ vừa nhìn thấy thì rất kinh ngạc: “Hừm, còn trẻ như vậy, chưa từng thấy! Được rồi, sẽ tiến hành đánh giá”. Cái gọi là thẩm định cũng chính là làm “đái công báo cáo”, họ đặc biệt tìm ra nhiều bệnh nhân mắc các bệnh mạn tính và bệnh nhân có cố tật (tật trên cơ thể chưa bao giờ được chữa khỏi) mà các khí công khác không chữa khỏi đến nghe. Kết quả là sau khi Đại sư Lý bắt đầu phát phóng năng lượng, triệu chứng của nhiều người bệnh đã được cải thiện ngay tại chỗ hoặc thực sự khỏi bệnh. Cả hội trường dường như bùng nổ!
Đại sư Lý, người chỉ mới ngoài 40 tuổi, và điều phi thường hơn những người khác ở chỗ là trong bài giảng ngài giải thích rõ ràng đạo lý về khí công mà những người đam mê khí công lâu năm này muốn biết nhưng lại không thể hiểu được.
Sau buổi tọa đàm đái công này, Hiệp hội Khí công Trung Quốc lập tức ngồi xuống và “ngửa bài” với Đại sư Lý Hồng Chí: “Về phần ông, đừng rời đi. Hãy ở lại Bắc Kinh. Dưới sự chỉ đạo của chúng tôi, ông có thể mở lớp khắp nơi trên cả nước”.
Vào thời điểm đó, Hiệp hội Khí công Trung Quốc được chính phủ rất ủng hộ, là cấp dưới trực thuộc Ủy ban Thể thao Quốc gia, do ông Ngũ Thiệu Tổ – chủ nhiệm Ủy ban Thể thao Quốc gia, giao cho tướng Trương Chấn Hoàn phụ trách. Phía sau Hiệp hội Khí công là sự ủng hộ mạnh mẽ của nhà khoa học Tiền Học Sâm. Khi đó, đây là một bộ môn rất thời thượng được gọi là “khoa học liên ngành”.
Đại sư Lý Hồng Chí bắt đầu công việc truyền thụ Pháp Luân Công. Điều kiện lúc đó rất khó khăn. Vì nguyện vọng của Đại sư Lý là cố gắng hết sức phổ cập Pháp Luân Công, cho nên ngài không muốn lấy nhiều tiền. Một khóa học kéo dài chín ngày, chỉ thu hơn 20 nhân dân tệ (RMB) dùng cho cả nhóm đi tàu, ăn uống và in tài liệu, cho nên sau khi kết thúc lớp học không còn lại bao nhiêu tiền.
Khi đó đi các nơi truyền công, Đại sư Lý chỉ đi tàu, không đủ tiền mua vé giường nằm, nên về cơ bản là ngồi ghế cứng. Ngài luôn mang theo một chiếc túi dệt, trong đó có những cuốn sách nhỏ như “Giới thiệu sơ lược về khí công”, còn có rất nhiều mì ăn liền. Đại sư thường ăn mì ăn liền, thỉnh thoảng cải thiện một chút thì ăn một bát mì ở quán ven đường. Trong hai năm tổ chức 54 lớp hướng dẫn trực tiếp, nhân viên làm việc đều có chút sợ ăn mì ăn liền. Lúc đó Đại sư Lý nói với những nhân viên làm việc đi theo rằng: “Các bạn đi theo tôi phải chịu khổ rồi”.
Sau đó, có người từ băng ghi âm các bài giảng Pháp và truyền công biên soạn ra bản thảo “Pháp Luân Công Trung Quốc”, nhưng không có tiền để xuất bản. Sau đó gặp được một người hữu duyên, sẵn sàng cho vay 5.000 nhân dân tệ, và cuối cùng đã xuất bản được cuốn sách. Sau khi xuất bản có được tiền, thì việc trước tiên là trả lại tiền cho người ta. Về sau này, khi điều kiện tốt hơn, cuốn sách chính “Chuyển Pháp Luân” của Pháp Luân Công đã được xuất bản. Tiếp sau đó, vì trong số các đệ tử có một số đệ tử có điều kiện kinh tế tốt, nên họ đã hỗ trợ Sư phụ Lý xuất bản sách và đến các nơi giảng pháp dạy công, điều kiện đi lại và tổ chức các lớp học cũng được cải thiện.
Trong thời gian bốn năm từ năm 1992 đến 1996, vì tác dụng thần kỳ trong việc chữa bệnh khỏe người, với chi phí thấp, hơn nữa chính là Sư phụ Lý Hồng Chí giảng xoay quanh công lý “Chân, Thiện, Nhẫn”, khơi dậy được sự đồng tình mạnh mẽ, thế là pháp môn đã lan truyền nhanh chóng ở Trung Quốc đại lục, số lượng người tu luyện tăng theo cấp số nhân, không thể tính được. Vào thời điểm đó, ở hai bên đại lộ Trường An ở Bắc Kinh, những người dậy sớm luyện công đã xếp thành hàng dài. Bắc Kinh là nơi ở của giới lãnh đạo cao cấp của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Hiện tượng này ở Trung Quốc, lúc đó dưới sự thống trị cực quyền, đương nhiên sẽ làm dấy lên sự nghi kỵ của người cầm quyền cao nhất.
Đại sư Lý Hồng Chí nói, lúc đó họ muốn chỉnh đốn ngài, nhưng điều đó không hề dễ dàng, vì họ thấy rằng thứ nhất ngài không có tiền; thứ hai, ngài không hẹn hò với phụ nữ; và thứ ba ngài không sở hữu bất kỳ bất động sản nào. Mặc dù Sư phụ Lý đã trở nên nổi tiếng khắp thế giới, nhưng so với một số khí công sư có tiền hô hậu ủng và kiếm được rất nhiều tiền kia, ngài vẫn sống trong nhà của người em trai cạnh Bảo tàng Quân đội ở Bắc Kinh, cho nên không dễ tìm được cớ để chỉnh đốn.
Nhưng cuối cùng chính quyền vẫn ngửa bài với ngài. Một ngày vào năm 1996, một cục trưởng của Bộ Thương mại mời Đại sư Lý Hồng Chí đi dùng cơm. Ngài Lý nghĩ cũng như thường lệ, chỉ là mượn việc dùng bữa để chữa bệnh nên cứ đi thôi. Kết quả sau khi ngồi xuống, đối phương trực tiếp ngửa bài: “Hiện tại ông có ảnh hưởng quá lớn ở Trung Quốc, ông nên rời khỏi Trung Quốc đi”.
Đây là lý do tại sao Sư phụ Lý rời khỏi Trung Quốc, vì sự an toàn của các đệ tử ở Trung Quốc đại lục, ngài chỉ có thể bắt đầu nghĩ cách rời khỏi đất nước. Bởi vì danh tiếng của ngài cũng như có rất nhiều lời khen ngợi, nên quá trình nhập cư dành cho những nhân tài xuất chúng vào Mỹ quốc diễn ra rất thuận lợi, ngài nhanh chóng nhận được sự chấp thuận từ nước Mỹ.
Năm 1998, ngài Lý rời Trung Quốc sang Mỹ quốc cùng vợ và con gái. Trước tiên ngài đến California nhưng không có điều kiện dừng chân, thế là ngài đến Atlanta, xem những ngôi nhà ở đó. Một ngôi nhà hai tầng lầu 120.000 USD, nhưng trong túi ngài căn bản không có tiền để mua nhà, hơn nữa ngôi nhà rất gần đường và tiếng ồn giao thông rất lớn, nên chỉ có thể là rời Atlanta và đến New York.
Khi đến New York, gia đình ba người đầu tiên sống trong một căn hộ đơn của một tòa nhà do một đệ tử nhường lại. Căn hộ của tòa nhà này sau đó đã được các đặc vụ của Trung Cộng chụp hình và nói là “tòa nhà của Lý Hồng Chí”.
Tiếp sau đó, Đại sư Lý và gia đình chuyển đến một ngôi nhà phố (nhà liền kề) rất đơn giản ở Flushing được mua với sự giúp đỡ của một đệ tử. Bởi vì xung quanh vẫn rất ồn nên lại chuyển đến một căn nhà biệt lập ở New Jersey, là do một đệ tử mua và tặng Sư phụ ở. Ngôi nhà biệt lập tương đối rộng, có 3.000 mét vuông, nhưng ở Mỹ quốc thì cũng chỉ là một ngôi nhà bình thường. Kết quả cũng bị đặc vụ Trung Cộng tìm đến chụp hình và công bố đây là “một dinh thự khác của Lý Hồng Chí”.
Về sau, khi cuộc đàn áp ngày càng trở nên nghiêm trọng và tình hình cũng ngày càng nguy hiểm, Đại sư Lý Hồng Chí đã sắp xếp người nhà của mình rời khỏi căn nhà đó đến một chỗ ở tạm thời do một đệ tử khác cung cấp. Sau khi sắp xếp ổn thỏa, ngài bắt đầu lái xe lên đường, và chạy xe đi khắp nước Mỹ để Trung Cộng không thể tìm thấy được. Trải nghiệm cuộc sống không có nơi ở cố định này kéo dài gần một năm.
Vào năm 2000, có đệ tử đã mua một khu đất trên núi ở tiểu bang New York, cách Manhattan hai giờ lái xe, chính là nơi có chùa Long Tuyền hiện nay. Ngoại trừ một ngôi nhà trệt trên khu đất, nơi đây rất hoang sơ. Thế là Đại sư Lý và một số đệ tử liền chuyển đến, trước tiên sống ở trong căn nhà trệt này, sau đó bắt đầu xây dựng từng chút một.
Thời gian đầu, ai cũng không có tiền cho nên đều là các đệ tử tham gia tự bỏ tiền ra, thiếu dụng cụ nào thì tự mình mua, rất nhiều công việc đều là làm thủ công, họ đã kiến thiết nơi này từng chút một. Mãi đến vài năm sau khi Shen Yun bắt đầu hoạt động, mới bắt đầu có chút thu nhập. Lúc đó, mọi người mới có thể nhận được khoản trợ cấp một tháng là 200 USD, sau đó tăng lên 300 USD và sau đó nữa là 1.000 USD. Thuận theo Shen Yun dần dần phát triển, các điều kiện mới bắt đầu được cải thiện.
Nhiều đệ tử xuất phát từ sự tôn kính Sư phụ, đã mang rất nhiều trà đến biếu Sư phụ. Thế là một phòng trà đã được mở trên núi, dùng trà này để chiêu đãi mọi người, đồng thời cung cấp đồ ăn nhẹ. Nguyên lai có người đề nghị nên thu một chút phí, nhưng ngài Lý Hồng Chí vẫn bảo phòng trà không được thu phí. Vì sao vậy? Bởi vì rất nhiều người đến uống trà đều là những công nhân tình nguyện làm việc trên núi, mọi người làm việc vất vả như vậy mà vẫn thu tiền sao? Sau đó, đệ tử dưới núi mang đến rất nhiều đồ ăn tặng Sư phụ, ngài đều nói mang tới đây hoặc phân phát cho mọi người.
Phóng viên đã phỏng vấn một phụ tá đi theo Sư phụ Lý Hồng Chí hơn 20 năm và mời ông chia sẻ ấn tượng của mình về Sư phụ. Ông nói: “Cuộc sống của Sư phụ rất giản đơn. Ngài dậy rất sớm và đi ngủ rất muộn, hơn nữa việc gì cũng đều tự làm, kể cả giặt quần áo, ngài thường xuyên tự mình giặt và phơi quần áo vào buổi sáng, cho dù ở trong chùa Long Tuyền hay là ở bên ngoài đi lưu diễn cùng với đoàn Nghệ thuật Shen Yun, cũng đều như vậy. Mặc dù Sư phụ có phẩm vị nghệ thuật rất cao, nhưng trang phục của ngài rất đơn giản, thường là một chiếc áo sơ mi, một chiếc quần jean đã mặc rất lâu”.
Như vậy, phóng viên đã phỏng vấn xong về trải nghiệm cuộc sống của Đại sư Lý Hồng Chí, còn việc ngài đã dẫn dắt các nghệ sỹ trẻ của Đoàn Nghệ thuật Biểu diễn Shen Yun và các sinh viên Đại học Nghệ thuật Phi Thiên như thế nào, chúng tôi sẽ kể chi tiết ở bài viết tiếp theo.
Theo The Epoch Times
Bản dịch của Chánh Kiến