Mở đầu năm 2020 là một viễn cảnh ảm đạm. Cùng với những tai họa liên miên, dịch viêm phổi Vũ Hán cũng lan rộng với quy mô toàn cầu, báo hiệu Canh Tý sẽ là năm có nhiều điều bất trắc. Phải chăng tất cả đều ứng nghiệm với lời tiên tri về đại nạn đầu tiên của nhân loại? Vậy thì đối tượng nào sẽ bị đào thải vào ngày phán xét cuối cùng?

Trong các dự ngôn xuyên suốt lịch sử cả phương Đông và phương Tây, “Thái Thượng Động Uyên Thần Chú Kinh” có lẽ là một trong những bộ sách mô tả chi tiết nhất về cuộc đào thải trong đại nạn thời mạt kiếp. Dưới đây là một vài trích đoạn trong số đó.

Người không tin lời Thánh nhân

Nguyên văn:

“Thế gian nhân ác, bất tín chí ngôn, kim hữu tam động kinh xuất, bất tri thụ chi. Dịch quỷ đao binh, sát hại chúng sinh, chúng sinh tử tận…” — Quyển 2, Thái Thượng Động Uyên Thần Chú Kinh.

Chú giải: 

“Chí” ở đây là chỉ Thánh nhân, “bất tín chí ngôn” là có ý nói ‘không tin lời Thánh nhân dạy’. Chữ “Kim” có nghĩa là sau này. Vậy còn “Tam động kinh” là gì? Trong quyển 1 của bộ kinh có miêu tả về “Tam động kinh” như sau: “Thời hữu nhất đạo sĩ, kiến tam động chi pháp, thiên nhân tất lai hộ chi”, nghĩa là: Vào thời mạt kiếp có một người tu luyện đắc Đạo sáng lập ‘Tam động chi pháp’, những bậc thiên nhân đều đến hộ Pháp. Như vậy, “kim hữu tam động kinh xuất” là nói về vị Thánh nhân bước ra hồng truyền Đại Pháp, cứu độ chúng sinh vào thời kỳ mạt kiếp.

Đoạn kinh văn này có thể tạm dịch là: Nhân loại có nhiều kẻ ác không tin vào lời nói của Thánh nhân, khi có người hồng truyền Đại pháp độ nhân, họ cũng không biết mà đón nhận. Người như vậy sẽ bị đào thải bởi bệnh dịch, ma quỷ, hay phải chịu nạn đao binh.

Kẻ ác không tin Đại Pháp

Nguyên văn: 

“Ác nhân bất tín đại pháp, cố lệnh tử nhĩ… Thế nhân đa bất tín đạo, hữu nhất nhân thụ kinh, chúng cộng tiếu chi… Bất tri thử nhân thiên thượng sinh lai, kiến thế gian trọc ác, tự cầu tiên đạo, độ nhất thiết nhân. Nhân bất thức chân, phản canh tiếu chi. Nại hà, nại hà. Như thử nhân đẳng, hậu hữu trọng tội, tội nhập xích liên địa ngục thủy hỏa chi trung, tam thiên ức kiếp, vô hữu xuất kỳ” — Quyển 3, Thái Thượng Động Uyên Thần Chú Kinh.

Chú giải: 

Những kẻ thập ác không tin Đại Pháp mà Thánh nhân truyền, từ đó sẽ bị đào thải. Thế nhân có nhiều kẻ không tin vào Chính Pháp, khi có Người truyền Pháp cứu độ chúng sinh lại có một số kẻ không tin và cười nhạo. Người phàm trần vì mê mờ nên không biết Người đó từ Thiên thượng xuống, thấy đạo đức thế gian bại hoại, hiểm ác vẩn đục mà tự tu thành viên mãn để có thể cứu độ tất cả chúng sinh. Ngược lại, nhân gian một số kẻ không biết chân tướng còn cười nhạo nên sẽ đắc tội nghiêm trọng, từ đó chịu họa ‘hình thần toàn diệt’, vạn kiếp không thể trở lại làm người.  

Nguyên văn: 

“Thế nhân bất tín đại pháp, thị dĩ đa hữu tội nhân, tội nhân nhập địa ngục” — Quyển 4, Thái Thượng Động Uyên Thần Chú Kinh.

Bình:

Trích đoạn trên có thể hiểu là: Người thế gian không tin Đại Pháp đều là những tội nhân, nghiệp nặng có thể phải xuống địa ngục. Những lời miêu tả này cũng tương tự như mô tả trong “Ngũ Công Kinh”: Kẻ thập ác bất xá không muốn hướng thiện, không tin Chính Pháp, do đó khi thời điểm tới sẽ bị đào thải, hình thần toàn diệt. 

Vì sao nhiều người không tin vào Chính Pháp?

Nguyên văn:

“Thế nhân ngu si, kiến đạo sĩ diệc tử, ác nhân diệc tử, bất tri phân biệt hữu dị, trực kiến đồng tử, vô hữu dị nhĩ dã. Ác nhân tử giả, nhập tam đồ ác đạo. Đạo sĩ tử giả, sinh thiên thượng nhân gian, hoặc vi đại vương, nhược tiện tiên khứ, chung bất sinh ác xử dã… Nhược hữu phụng tam động tôn sư thụ kinh, khổ thân hành đạo, đắc thăng thử tiên, vạn kiếp vô hữu tử hĩ”. — Quyển 3, Thái Thượng Động Uyên Thần Chú Kinh.

Chú giải: 

“Ngu si” nghĩa là không có trí huệ, “trực” có nghĩa là ‘chỉ có thể gần với’, “chung” nghĩa là lâu dài. Tâm ngu si là đối với chính – tà, thật – giả, thiện – ác… họ đều không rõ ràng, mơ mơ hồ hồ, mê mê muội muội. Thế gian này người tốt kẻ xấu đều không phân rõ ràng, việc tốt việc xấu cũng không tường tận, luôn làm những việc điên đảo, quả báo sẽ ở đường súc sinh. 

Người thế gian vì không có trí huệ, nên không biết sự khác biệt giữa người tu luyện và kẻ thập ác bất xá, và vì không phân biệt được nên cho rằng ai cũng như nhau, đều cùng phải chết. Thực ra, những kẻ thập ác bất xá sau khi chết sẽ vào khổ nạn vô biên ở ‘Tam ác đạo’ (tức ba đường dữ: địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh). Còn người tu luyện sau khi qua đời sẽ trở thành thiên nhân hay Thần Tiên ở các tầng trời khác nhau. Nếu trở thành Thần Tiên, sẽ không phải chịu luân hồi chuyển sinh trong lục đạo, vĩnh viễn không còn phải chịu khổ nạn. 

“Phụng” có nghĩa là tôn trọng, đón nhận hoặc tin tưởng. Nếu người nào tôn trọng, đón nhận và tin tưởng vào Đại Pháp mà Thánh nhân truyền thụ, khổ tu đắc Đạo, trở thành Thần Tiên của các tầng trời khác nhau, thì sẽ vĩnh viễn không còn phải luân hồi chịu khổ nạn. 

Trên thực tế, trong Thánh Kinh – Khải Huyền cũng tiết lộ nhiều thiên cơ:

Chương 20 viết: “Sau đó tử thần và âm phủ bị quăng vào hồ lửa. Ðây là sự chết thứ hai, tức hồ lửa. Nếu tên ai không được ghi vào sách sự sống, người ấy sẽ bị quăng vào hồ lửa”. 

Chương 21 viết: “Nhưng những kẻ hèn nhát, những kẻ không tin, những kẻ đáng ghê tởm, những kẻ sát nhân, những kẻ gian dâm, những kẻ làm tà thuật, những kẻ thờ thần tượng, và tất cả những kẻ nói dối, phần của chúng sẽ ở trong hồ lửa và lưu huỳnh cháy phừng phừng, đó là sự chết thứ hai”.

Chương 21 cũng miêu tả:

“Kìa, lều tạm của Ðức Chúa Trời ở giữa loài người;
Ngài sẽ ở giữa họ, và họ sẽ là dân Ngài.
Chính Ðức Chúa Trời sẽ ở với họ và làm Ðức Chúa Trời của họ.
Ngài sẽ lau sạch những giọt nước mắt khỏi mắt họ;
Sự chết sẽ không còn nữa;
Ðau buồn hay khóc lóc hay đau đớn sẽ không còn nữa,
Vì những sự thứ nhất đã qua rồi”

Như vậy trong cuộc Phán Xét Cuối Cùng, người chết và những người ở cõi âm gian, và những ai không được ghi vào sách Sự Sống, đều sẽ bị quăng vào hồ lửa. Đây có thể là để chỉ quy luật ‘Thành, trụ, hoại, diệt” trong cựu vũ trụ. Bất cứ vật chất và sinh mệnh nào đều không thoát khỏi quy luật vận động này. Đây cũng là nguyên nhân căn bản nhất xảy ra đại tai nạn trong vũ trụ. Tuy nhiên, trong vũ trụ mới được Thánh nhân tái tạo có sự cải biến, thay đổi: Vũ trụ mới từ nay sẽ không còn ‘Diệt’ nữa.

Bức “cuộc Phán Xét Cuối Cùng” (1305-1306) của Giotto tại nhà nguyện Scrovegni, Padua (ảnh: Wikipedia).

Thần bảo hộ ai trong đại nạn?

Trong Thái Thượng Động Uyên Thần Chú Kinh, cùng với những đoạn mô tả về mức độ thảm khốc của đào thải cũng có nhiều đoạn tiết lộ rằng ai sẽ được Thần bảo hộ trong đại nạn.

Nguyên văn:

“Thế nhân đa hữu ác tâm chi giả, bất tín chân ngôn. Thiên khiển hoành hành phạt sát tướng quân bát thiên vạn nhân, nhưng du thiên hạ, thủ thử ác nhân. Kim hữu phụng tam động chi nhân, ma vương tam thiên nhân hộ chi dã, tùy trục phúc cứu” — Quyển 3, Thái Thượng Động Uyên Thần Chú Kinh. 

Chú giải: 

Những kẻ thập ác bất xá nơi thế gian sẽ bị đào thải. Nhưng nếu tôn trọng và tin vào Pháp thì sẽ được bảo hộ và đắc cứu. 

Những mô tả này cũng tương tự như mô tả trong Ngũ Công Kinh: “Người dân mười phần chết chín, chỉ lưu lại một phần hiền lương thiện đức, kẻ ác muốn thoát vạn lần không nổi”. Người lương thiện tất sẽ được bình an, người ác sẽ bị tận diệt. 

Trong “Kim Lăng tháp bi văn”, Lưu Bá Ôn cũng viết: Trong đại nạn, “người gặp mãnh hổ khó né tránh”, nghĩa là: những người bị mê hoặc mà tiếp nhận, tin vào lời ‘mãnh hổ’ đều sẽ phải chạy trốn trong đại tai nạn. Đồng thời, khi đại nạn tới, người có thể tin vào Pháp của bậc Thánh nhân mới có thể bình an và vượt qua. 

Còn theo Thánh Kinh – Khải Huyền, những kẻ sát nhân, dâm loạn, xấu xa, thờ phụng quỷ Satan, không tin Thần Phật, và những người lừa gạt, dối trá đều sẽ gặp nguy hiểm.

Đồng thời, những dự ngôn nói trên đều mô tả khung cảnh tuyệt vời của một thế giới hoàn toàn mới sau khi vị Thánh nhân xuất hiện. Trong đó Thái Thượng Động Uyên Thần Chú Kinh có miêu tả: Một niềm vui lớn trên toàn thế giới giống như niềm vui của một mùa bội thu, con người sẽ sống thọ thêm 3000 năm, thế giới sẽ phục hồi và càng bình yên, mặt trời và mặt trăng sẽ tỏa sáng như bình thường. Nói cách khác, sau đại nạn, toàn bộ thiên thể sẽ hoàn toàn tân sinh, lịch sử sẽ bắt đầu bước sang một chương mới. 

***

Tất cả các dự ngôn đều cho rằng đại kiếp đang đến, vở kịch lớn 5000 năm đã đến vĩ thanh cuối cùng, khúc cao trào sắp đến rồi: “Hồng hoa khai quá hoàng hoa khai” – Hoa đỏ qua rồi sẽ khai nở hoa vàng (Kim Lăng tháp bi văn). Vì sao có người đang mạo hiểm cả tính mạng chỉ để nói với bạn sự thật về ĐCSTQ, về những tội ác suốt 70 năm qua? Ấy là bởi vì chỉ có liễu giải chân tướng, nhận thức được bản chất giả dối và tàn bạo của ĐCSTQ, bạn mới có thể thoát khỏi nó từ trong tâm, mới có thể có tương lai.

Thánh Kinh – Khải Huyền, hay Thái Thượng Động Uyên Thần Chú Kinh cũng như tất cả những lời tiên tri khác không phải là vẽ ra một viễn cảnh tăm tối để hù dọa ai, mà chỉ mong mở ra cơ hội để con người được lựa chọn: Lựa chọn đứng về phía thiện lương chân chính, hay lựa chọn ủng hộ những thế lực ác tà? 

Vận mệnh là điều đã được an bài, nhưng lựa chọn lại nằm ở chính chúng ta!

Kiên Định
Theo Soundofhope

Video: Đại dịch virus Corona: Chính quyền Trung Quốc tự gây nguy hiểm cho mình

videoinfo__video3.dkn.tv||2326b5e78__