Mỗi sáng, tiếng nhạc nhẹ nhàng, thuần khiết hòa cùng với tiếng sóng vỗ bờ lại vang lên trên bãi biển Promenade ở Pondicherry, Ấn Độ. Khi mặt trời mọc, biển đêm chuyển thành màu vàng huy hoàng, người ta lại thấy một phụ nữ ngồi thiền ở đó.
Venus Upadhayaya là một chuyên gia truyền thông và nghiên cứu sinh của Trường đào tạo Lãnh đạo Quốc gia. Sáu năm trước, khi tình cờ đi dạo trên bãi biển vào một buổi sáng, bị thu hút bởi sự khoan thai và thần thái thanh thản của người phụ nữ ấy, Venus đã bắt đầu cùng cô ngồi thiền, và hoạt động này nhanh chóng trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc đời Venus.
Bãi biển Pondicherry đẹp và thanh bình không gì sánh bằng, và tất cả những người ghé thăm nơi đây đều không thể từ chối được vẻ đẹp diễm lệ ấy. Có rất nhiều người ở Pondicherry đến nơi này để tìm ý nghĩa của cuộc sống vì đây là một địa danh có lịch sử rất lâu đời với những môn phái tu luyện và nâng cao đời sống tinh thần cổ xưa (yoga hay sadhana).
Venus nhớ lại, cô đã đến Pondicherry để thực hiện một dự án truyền thông cộng đồng. Vì nhà của cô khá gần biển nên cô có thể đến bãi biển hàng sáng để chạy bộ.
Một ngày nọ, Venus nhìn thấy một phụ nữ đang ngồi thiền và ngay lập tức ánh mắt cô không thể rời khỏi người phụ nữ này. Cô đợi khoảng 30 phút nhưng người phụ nữ ấy vẫn ngồi đó trong trạng thái đôi mắt khép lại, khuôn mặt tĩnh tại và an hòa.
Venus chia sẻ với phóng viên của Đài truyền hình Tân Đường Nhân: “Tôi dự định sẽ quay trở lại và nói chuyện với người phụ nữ ấy. Ngày hôm sau, tôi quay lại và vẫn thấy bà đang ngồi thiền nhưng tôi vẫn cứ đợi. Cuối cùng, tôi đã nói chuyện được với bà, và quyết định tham gia cùng bà vào buổi sáng hôm sau”.
Sau buổi nói chuyện, Venus biết được rằng, phương pháp thiền định mà người phụ nữ bên bờ biển đang luyện tập có tên là Pháp Luân Công. Cô thấy bài thiền rất thú vị và cảm nhận được một sự đồng điệu kỳ lạ đến từ trái tim mình, vì thế cô muốn học các động tác của bài công pháp ngay lập tức.
“Kể từ đó, tôi không bao giờ ngừng tập luyện Pháp Luân Công, một hệ thống tu luyện cổ xưa nhằm nâng cao thân và tâm mà bà ấy giới thiệu với tôi”.
Venus chia sẻ rằng Pháp Luân Đại Pháp đã chỉ cho cô cách sống theo tiêu chuẩn Chân, Thiện và Nhẫn. Cô tìm được ý nghĩa của cuộc đời khi sống theo những giá trị tốt đẹp, luôn cố gắng đối xử tốt với người xung quanh.
“Nói thì dễ hơn làm. Chúng ta thường không muốn nghe sự thật, chúng ta thích nghe những điều khiến bản thân thấy hài lòng, và nói ra sự thật không phải lúc nào cũng dễ dàng”, cô nói. “Nhìn chung mọi người có xu hướng không muốn chấp nhận sự thật và do đó chúng ta để người xung quanh và ngoại cảnh chịu trách nhiệm cho cuộc sống của mình”.
Venus chia sẻ: “Nhưng Pháp Luân Đại Pháp đã dạy tôi cách nhìn vào sâu trong bản thân mình và từ bi với người khác. Tôi thấy điều này không dễ dàng gì. Nhưng bằng cách sống theo Chân Thiện Nhẫn, tôi đã biết cảm thông hơn với người xung quanh. Tôi học cách trân trọng những người biết hy sinh lợi ích cá nhân vì người khác”.
“Tôi nhận ra rằng không khó để mong muốn làm những điều tốt trong cuộc đời, nhưng để thực hiện trên thực tế lại không hề đơn giản, bởi vì bất kỳ nỗ lực để làm việc tốt nào đều đòi hỏi sự hy sinh rất lớn về quan niệm và lợi ích cá nhân”.
Cô nói thêm: “Nhờ có Pháp Luân Đại Pháp, tôi đã bắt đầu từng bước thực hành sửa đổi tâm tính theo hướng làm việc mà không mong được khen thưởng, giúp đỡ người khác mà không truy cầu được báo đáp, thấu hiểu người khác với lòng bao dung, đặc biệt là khi phải đối mặt với những lời chỉ trích và nhạo báng.”
Venus là một nhà báo kiêm cán bộ truyền thông cộng đồng, và từ nhiều năm nay cô đã đi khắp nơi trên đất nước Ấn Độ. Cô chia sẻ từng bước nghiệm ra rèn luyện để trở nên vị tha đã thực sự giúp cô trung thực và nhạy bén hơn trong công việc.
“Làm việc chuyên nghiệp chính là tạo dựng được các mối quan hệ có hiệu quả trong công tác. Và những mối quan hệ hiệu quả thì liên quan mật thiết đến những hành vi tinh tế vì người khác và một thái độ sống tích cực”, cô nói.
“Không phải tôi không phạm sai lầm. Tôi có mắc lỗi. Nhưng khi phải đối mặt với sai lầm, tôi đã dần biết chấp nhận và chịu trách nhiệm về những sai lầm đó, chứ không đổ lỗi cho người khác và mong chờ sự thay đổi từ phía họ”.
Cô bộc bạch thêm: “Nhờ tu luyện Pháp Luân Đại Pháp hàng ngày, tôi trở nên khiêm tốn và giản dị hơn. Mỗi ngày trôi qua, tôi đều mong muốn trở thành người tốt hơn nữa, và bây giờ tôi có một con đường để đến đích – trở thành một người tốt thực sự!”
Bạn có thể liên hệ với Venus Upadhayaya tại email: [email protected] để hiểu thêm về câu chuyện của cô và những trải nghiệm quý báu khi tập luyện bộ môn Pháp Luân Công.
Pháp Luân Đại Pháp (hay còn gọi là Pháp Luân Công) là bộ môn tu luyện khí công thiền định chiểu theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn của vũ trụ, lần đầu được giới thiệu ra công chúng bởi Đại sư Lý Hồng Chí vào năm 1992 ở Trung Quốc. Ngay từ khi xuất hiện, bộ môn đã thu hút hàng triệu người tham gia luyện tập. Hiện tại, có hơn 100 triệu người từ 114 quốc gia trên thế giới đang thực hành bộ môn này. Tuy nhiên, vào ngày 22/7/1999, Đảng Cộng Sản Trung Quốc do Giang Trạch Dân đứng đầu đã phát động cuộc bức hại tàn khốc nhất trong lịch sự nhắm vào các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc, ép buộc họ từ bỏ đức tin của mình bằng các thủ đoạn tàn bạo và man rợ.
Để biết thêm chi tiết, hãy truy cập vào trang www.FalunDafa.org và www.FalunInfo.org.
Theo NTD India
Tự Kiên