Tại nhiều nơi hiện nay vẫn còn bảo lưu phong tục chôn người chết sau 7 ngày. Vì sao lại có phong tục này? Có lẽ ít ai biết, phong tục này có liên quan đến một vị thần y nổi tiếng thời cổ đại.
Có một cách giải thích liên quan đến tín ngưỡng. Cổ nhân cho rằng, sau khi người ta chết trải qua bảy bảy bốn chín ngày thì có thể đầu thai chuyển thế, 49 ngày này được phân làm 7 lần 7 ngày, 7 ngày đầu không chôn xác người chết này được gọi là “đầu thất”, và ngày cuối cùng của đầu thất này được gọi là “hồi dạ hồn”.
Trong những ngày này người chết sẽ trở lại dương gian một lần cuối cùng, và người nhà ngoài việc ăn uống tụ họp, còn nên biểu hiện hết sức hoà hợp êm thấm, không được cãi cọ. Có như vậy, người chết sẽ cảm thấy người nhà vừa ăn uống no đủ vừa vui vẻ đằm thắm, nên có thể yên lòng ra đi.
Nhưng có lẽ ít ai biết, phong tục này còn liên quan đến một vị danh y cổ đại. Người này gọi là Biển Thước, họ Tần, tên Hoãn, là danh y thời Chiến Quốc. Vì ông có y thuật cao siêu, nên tất cả mọi người đều gọi ông là thần y Biển thước.
“Sử ký: Biển Thước thương công liệt truyện” ghi lại rằng: Biển Thước ban đầu không phải là thầy thuốc, mà là ông chủ một quán trọ. Có lần tuyết rơi đầy trời, Biển Thước nhìn ra cửa thấy một ông lão bị lạnh cóng không thể đi được nằm ở đó, ông ngay lập tức gọi người khiêng ông lão vào quán trọ, nhóm lửa, nấu canh gừng, cứu sống ông lão. Lão nhân này chính là Trường Tang Quân, là một vị thần y.
Biển Thước thấy ông lão này cơ khổ không nơi nương tựa, nên đã giữ ông ở lại quán trọ của mình, cứ như vậy ông lão ở đấy mười mấy năm. Sau này khi sắp chết, ông lão gọi Biển Thước đến trước giường mình nói: “Ngươi là người lương thiện, cũng rất thông minh, ta có bí phương có thể cứu chữa người, hiện muốn truyền cho ngươi, nhưng ngươi không được tiết lộ ra ngoài”. Từ đó Biển Thước đã dùng những bí phương trị bệnh cứu người, và trở thành thần y.
Đây chỉ là một câu chuyện, nhưng nó lại ẩn chứa một giá trị quan vô cùng chuẩn xác của cổ nhân. Cái gọi là “đạo không dễ truyền”, “nhân giả nhân tâm”, liên quan đến việc thuốc chữa bệnh cứu người, nếu để cho người có tâm bất chính học được, thì cũng tương đương với gây ra đại họa. Vì vậy, việc Trường Tang Quân bị chết cóng trước cửa quán trọ của Biển Thước, thực ra ông đã cố ý làm thế để tìm truyền nhân.
Biển Thước sau khi tinh thông y thuật, đã đi khắp các nước hành nghề y. Vào thời điểm ông đến nước Quắc, thấy người nước Quắc ai cũng cầu khấn, nên ông hỏi một người rất yêu thích y thuật là Trung Thứ Tử xem đang xảy ra chuyện gì?
Trung Thứ Tử kể lại tỉ mỉ chuyện Thái tử đột nhiện chết bất đắc kỳ tử cho Biển Thước nghe. Biển Thước nói Trung Thứ Tử: “Ngươi hãy đi bẩm báo nhà vua, nói rằng Biển Thước muốn cầu kiến, ta có thể khiến Thái tử hồi sinh”. Trung Thứ Tử cảm thấy Biển Thước quả thực nói lời vô căn cứ, ít nhất cũng phải biết người đã chết thì không thể sống lại được chứ?
Biển Thước thấy Trung Thứ Tử hoài nghi, liền thở dài một hơi nói: “Nếu người không tin, ngươi có thể thử đến khám bệnh cho Thái tử trước, chắc chắn sẽ thấy cái mũi của anh ta sưng lên, từ đùi đến bộ phận sinh dục vẫn còn ấm”. Trung Thứ Tử nghe xong cảm thấy đây là việc hệ trọng, nên lập tức vào cung thử xem có đúng như lời Biển Thước nói không, và kết quả đúng như vậy. Vì thế Trung Thứ Tử bẩm báo với vua, vua nghe xong vui mừng khôn xiết, vội vàng triệu Biển Thước vào cung.
Sau khi kiểm tra, xem bệnh cho Thái tử, Biển Thước nói: “Bệnh này gọi là thi quyết. Con người tiếp nhận Âm Dương của thiên địa, dương chủ ở bên ngoài, âm chủ ở bên trong, Âm Dương tương hợp, thân thể sẽ khỏe mạnh. Thái tử hiện tại Âm Dương mất cân đối, mạch máu tắc nghẽn, mới dẫn đến khí mạch rối loạn, mất đi tri giác, Thái tử trông bên ngoài thì như chết, nhưng chỉ là chết giả mà thôi”.
Sau đó Biển Thước châm cứu vào “tam dương ngũ hội” và các huyệt vị khác trên cơ thể Thái tử, qua nửa canh giờ Thái tử quả nhiên tỉnh lại. Rồi Biển Thước tiếp tục sắc thuốc đổ vào miệng Thái tử, chính nhờ vậy mà Thái tử có thể ngồi dậy được. Sau đó tiếp tục điều trị bằng thuốc Đông y, sau hơn 20 ngày Thái tử đã hồi phục hoàn toàn.
Từ đó về sau, người trong thiên hạ đồn nhau rằng Biển Thước có thể cải tử hoàn sinh, có ca bệnh nặng nào không cứu chữa được thì mọi người lại nói “phải chi có Biển Thước ở đây”. Biển Thước nghe xong cười lắc đầu nói: “Ta làm sao có thể cứu người chết sống lại được? Chính là do bản thân người bệnh chưa chết, ta bất quá cũng chỉ là giúp hồi phục lại thôi”.
Cũng chính vì chuyện này, mà từ đó trở đi mới có phong tục chôn người chết sau 7 ngày. Tại sao lại phải đợi đến 7 ngày? Chính là sợ người ta không thật sự chết, mà là chết giả. Nếu là chết giả thì họ còn có cơ hội sống lại, chỉ là không tự mình sống lại được thôi, nhưng nếu có thể gặp được thần y như Biển Thước, thì có thể kỳ tích sẽ xảy ra.
Và cho dù không gặp được thần y như Biển Thước thì ít nhất cũng phải đợi đến 7 ngày, để trách việc phải chôn người sống. Dần già trong dân gian đã hình thành phong tục chôn người chết sau 7 ngày.
Trong xã hội hiện tại, hầu hết mọi người ít quan tâm đến Trung y. Tất cả mọi người cảm thấy hiệu quả của Trung y rất chậm, nếu so sánh với Tây y thì còn thua kém xa, cho nên rất nhiều người đều cho rằng, Trung y chỉ là dưỡng sinh, Tây y mới là chữa bệnh.
Kỳ thực không phải vậy. Trung y cổ đại vốn có nội hàm vô cùng thâm sâu, xuất hiện rất nhiều y học gia vĩ đại như Hoa Đà, Biển Thước, Tôn Tư Mạc, Lý Thời Trân… Những đại phu Trung y này đều có tuyệt kỹ đặc biệt để chữa bệnh. Ví như Hoa Đà đã sử dụng thiên nhãn của mình nhìn thấy trong đầu Tào Tháo có khối u. Lý Thời Trân có thể quan sát được sự phân bố kinh mạch của thân thể người, rồi viết ra cuốn sách: “Tần hồ mạch học” và “Kỳ kinh bát mạch khảo“.
Trung y chính là y học thần truyền, tồn tại vô hình. Cuốn sách nổi tiếng “Hoàng đế nội kinh” là xuất phát từ tiên nhân, là bảo bối tu luyên của Trung y. Trung y và Đạo gia có nguồn gốc rất sâu xa, các thầy thuốc Trung y cổ đại phân lớn cũng là những người tu đạo. Đạo sĩ tu luyện chú ý đả thông hai mạch nhâm đốc, kỳ kinh bát mạch, điều này và lý luận kinh mạch của Trung y là đồng nhất với nhau. “Khiếu” trong Đạo gia và “huyệt vị” của Trung y thực ra là một thứ, chỉ cách gọi khác nhau mà thôi.
Phật gia, hay Đạo gia, đều xuất hiện không ít cao thủ trị bệnh, họ thậm chí có thể dùng công năng đặc dị để trị bệnh, chỉ trong nháy mắt là bệnh khỏi ngay. Loại tình huống này không chỉ phát sinh ở Trung Quốc, mà trong Cơ đốc giáo xuất phát từ Tây Phương cũng có chuyện tương tự.
Ví như tại một quốc gia Đông Nam Á, có một tín đồ Cơ đốc giáo đã dùng công năng đặc dị chữa bệnh cho người khác. Người này dùng bàn tay vô hình (người này nhấn mạnh, chỉ có con mắt thứ ba mới có thể nhìn thấy) đưa vào trong thân thể của người bệnh, sau đó lấy ổ bệnh ra ngoài, mà ở bên ngoài da của người bệnh không có bất kỳ thương tích nào.
Y học Tây Phương là dựa trên cơ sở giải phẫu thân thể học, là thuộc về phạm trù khoa học thực nghiệm. Còn Trung y không phải là kỹ năng, kỹ nghệ bình thường, mà là điều siêu thường. Y thuật cao hay thấp của Trung y đều được quyết định bởi tiêu chuẩn đạo đức của thầy thuốc, có quan hệ chặt chẽ với việc tu dưỡng đạo đức . Vì vậy Tây y và Trung y đi theo hai con đường riêng biệt.
Thời đại hiện nay không thấy xuất hiện những bậc Thần y Trung y là vì những lý do sau:
Những điều của văn hóa truyền thống gần như đã bị phá hủy, hầu như không còn những gì là thiên nhân hợp nhất, thiện ác hữu báo, nhân nghĩa lễ trí tín, chính niệm đã đều tan thành mây khói.
Trung y hiện hành đang được truyền dạy là trái ngược với hình thức truyền thừa của Trung y truyền thống “sư phụ dạy đồ đệ”, “khẩu truyền tâm thụ”, “tu luyện đức hạnh”.
Nhân tâm trở nên nóng nảy, rất nhiều người hành nghề Trung Y chỉ quan tâm theo đuổi danh lợi, truy cầu tiền tài, trên cơ bản đức hạnh và tỉnh ngộ không đạt chuẩn của thầy thuốc Trung y truyền thống
Một lý do nữa là vì ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng, bản thân thảo dược đã chứa một lượng độc tính nhất định. Ngoài ra, xuất phát từ suy tính lợi ích kinh tế, các nhà máy sản xuất thuốc Trung y đã áp dụng những phương pháp bào chế thuốc không đúng chuẩn cách.
Những yếu tố này đều làm giảm sút nghiêm trọng dược lực của thuốc Trung y, vì thế mà mọi người dần dần đã mất đi sự tin tưởng đối với Trung y. Trung y đã bị suy bại, không phải Trung y đã thay đổi, mà là con người thay đổi.
Theo Lê Hiếu / tinhhoa.net
Xem thêm: