Ngày nay, mật mã sự sống đã được các nhà khoa học tìm ra – đó chính là “Gen”. Nhưng, ngoài gen ra, mật mã sự sống còn được quyết định bởi một yếu tố khác là – “Nghiệp”, điều này đã được Phật truyền dạy cho con người từ hơn 2500 năm về trước. Nếu “Gen” giống như các tế bào, là một đơn vị cụ thể, gen vẫn chưa thể giải thích được hết sự sống, phải dùng “nghiệp” mới có thể giải thích thấu đáo vấn đề này.

Nghiệp – là hành vi của con người được thể hiện qua hành động, lời nói, suy nghĩ, có Thiện Nghiệp, Ác Nghiệp và Nghiệp lành. Nếu tạo ác nghiệp, cũng giống như chiếc máy tính, trong “ổ cứng” cuộc đời mỗi người sẽ lưu giữ toàn bộ nghiệp đó; khi đến lúc sẽ phải hoàn trả nghiệp, tất cả mọi việc đã làm đều phải tự mình gánh chịu báo ứng, đây là quy luật bất biến của luật nhân quả.

“Nghiệp lực” là một phát hiện vĩ đại của Phật. Con người – đến với cuộc sống này từ kiếp trước, có thể sẽ tiếp tục đi đến các kiếp sau. “Nghiệp lực” giống như một sợi dây nối cuộc đời con người từ kiếp này qua kiếp khác bằng các “phân đoạn sinh tử”, nó không mất đi và cũng không bị thiếu hụt bao giờ.

“Sinh mệnh bất tử” do có sự kết nối của “nghiệp”, giống như xuân đi thu đến, như qua mùa thu dịu mát sẽ đến mùa xuân ấm áp; mọi thứ đều có tính tuần hoàn, đều thuộc luân hồi. Cái gì cũng có thể bị hủy hoại, chỉ có mật mã sinh mệnh là tồn tại vĩnh viễn.

Gen – chỉ nói nên nhân tố sự sống trong mỗi cá thể, còn Nghiệp trong đạo Phật không chỉ là nghiệp cá thể mà còn là “Biệt nghiệp”, tức là nghiệp riêng của mỗi người, ngoài ra còn một loại nghiệp nữa gọi là “Cộng nghiệp”, tức là nghiệp chung của mọi người. Ví dụ: Nguyên do vì đâu mà có những người sẽ sống trong cùng một gia đình, cùng một làng mà rộng hơn là trong cùng một đất nước. Đó chính là bởi vì “Cộng nghiệp”.

Bao nhiêu con người cùng lên một chiếc thuyền, cùng ngồi trên một chiếc máy bay bị nạn, có người sau đó phải về với đất mẹ, có người gặp đại nạn mà không chết, đây chính là sự khác nhau giữa “Cộng nghiệp” và “Biệt nghiệp”.

Vì thế sau khi giải mã được Gen cá thể, các nhà khoa học còn muốn phát triển nó thành “gen chung”, gen có quan hệ tương hỗ nhau.

Mật mã của sinh mệnh, do các gen không giống nhau nên tạo ra những con người không giống nhau. Nghiệp của mỗi người sẽ hiện hành, sẽ có quả báo chỉ là “Hiện báo”, “Sinh báo” hay “Hậu báo” mà thôi.

“Hiện báo” giống như ta gieo hạt vào mùa xuân thu hoạch vào mùa thu; “Sinh báo” là gieo hạt vào năm nay, năm sau thu hoạch; “Hậu báo” là gieo hạt vào năm nay nhưng thu hoạch trong tương lai. Vì thế, có thể trước mắt ta không nhìn thấy nhưng rồi một ngày nào đó nó sẽ xảy ra.

Chân lý đạo Phật “Nhân duyên nghiệp báo” là một chân lý vĩnh cửu, tất yếu, vĩnh hằng và bình đẳng; Khoa học phát triển “gen” chính là minh chứng cho việc giải thích bản chất và tác dụng của “nghiệp”!

Quỳnh Chi

Xem thêm: