Người ta thường nói “tai bay vạ gió”, nhưng cũng lại có câu “nhân quả báo ứng”, mỗi người khi gặp phải bất cứ điều gì bất hạnh trong đời đều có nguyên nhân, theo văn hóa phương Đông thì chính là gieo nhân nào gặp quả nấy.
(Tiếp theo Phần 1: Kỳ tích trong trận ôn dịch Bắc Kinh cách đây 376 năm: Vì sao nghĩa quân Lý Tự Thành miễn nhiễm với dịch hạch?)
Nếu là một nhóm người gieo “nhân” thì họ sẽ phải chịu nhận hậu quả. Người xưa giảng “trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu” chính là ý nghĩa như vậy. Cũng giống như câu chuyện Nỗi oan Đậu Nga, tại sao chỉ mình quan huyện ra lệnh giết hại người con dâu hiếu thảo, dân chúng cả huyện đều theo đó mà gặp tai họa? Tại sao đại dịch quấy nhiễu thủ đô Bắc Kinh 12 năm trong những năm cuối triều nhà Minh lại không ảnh hưởng đến quân Đại Thuận, thậm chí quân đội Mãn Thanh sinh sống ở phương Bắc cũng có thể may mắn sống sót sau căn bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng này? Nếu chúng ta có thể lý giải hàm nghĩa thực sự trong đó, có lẽ sẽ đắc được pháp bảo bình an sống sót qua đợt dịch bệnh đang bùng phát lần thứ hai hiện nay.
Như đã đề cập ở bài viết trước, căn cứ theo nhiều tư liệu lịch sử nhiều học giả đã chỉ ra rằng, sự diệt vong của nhà Minh chính vì gặp đợt dịch hạch nghiêm trọng. Tuy nhiên, có một điều vô cùng kỳ lạ đó là bệnh dịch hạch lại không lây nhiễm cho quân Thanh. Trong đại kiếp nạn ở bộ phim Đại Minh Kiếp, có đề cập đến vị thần y thời đó là Ngô Hựu Khả. Ông dùng chân ngôn của Đạo gia và Đạt nguyên ẩm trị khỏi bệnh cho bách tính. Tuy nhiên, phạm vi hoạt động của ông có hạn, không thể trị khỏi và loại bỏ tình hình dịch bệnh trên toàn quốc. Tại sao bệnh dịch hạch khủng khiếp năm đó không còn xuất đầu lộ diện nữa sau khi quân Mãn Thanh thu phục toàn Trung Nguyên?
Căn bệnh Cái chết Đen thời Trung cổ cũng biến mất một cách kỳ diệu sau nhiều thập kỷ hoành hành tại châu Âu khiến các nhà khoa học hiện nay không thể lý giải. Ngược dòng tìm lại các tài liệu lịch sử thời Minh – Thanh có thể thấy: Đợt dịch hạch nghiêm trọng khi đó không lây nhiễm cho 500.000 nghĩa quân của Lý Tự Thành. Khi quân đội của ông ta tấn công vào Bắc Kinh, dịch bệnh nghiêm trọng xảy ra ở đây đã chấm dứt. Điều này hoàn toàn phá vỡ sự hiểu biết và nhận thức của khoa học hiện đại.
Tại sao đội quân tinh nhuệ Quan Ninh cũng không bị nhiễm bệnh?
Tại sao đội quân kỵ binh Quan Ninh của Ngô Tam Quế không bị nhiễm dịch bệnh?
Thông qua phần 1 bài viết, những độc giả quan sát tỉ mỉ có thể sẽ nhận thấy một vấn đề: Đội kỵ binh Quan Ninh trấn thủ Sơn Hải Quan của Ngô Tam Quế có thể chiến đấu với 200.000 quân của Lý Tự Thành, cho thấy họ cũng không bị lây nhiễm dịch hạch.
Quả đúng là như vậy. Ngày 26/5/1644 đại quân của Lý Tự Thành tới Sơn Hải Quan, đại quân 50.000 người của Ngô Tam Quế (gồm bộ binh, và những tinh binh nòng cốt không quá 20.000 người) đánh nhau tới sáng sớm ngày 28 quân của Ngô Tam Quế mới không thể chống cự. Lúc này tình hình thay đổi lớn, thiên tượng bất lợi với quân Đại Thuận, quân Mãn Thanh đột nhiên xuất kích. Trước khi đội quân này xuất thủ, kỵ binh Quan Ninh lấy ít địch nhiều, có thể ngăn cản quân đội của Lý Tự Thành tấn công hai ngày đêm, cho thấy sức chiến đấu vô cùng mạnh mẽ. Đây cũng là minh chứng cho thấy đây tuyệt đối không phải là đội quân bị lây nhiễm dịch hạch.
Dịch hạch bùng phát cuối triều đại nhà Minh kéo dài tới 12 năm, thời kỳ sau này tình hình dịch bệnh tại Bắc Kinh là nghiêm trọng nhất. Toàn quốc không có phong thành cấm túc, việc đi lại giữa các nơi không bị giới hạn khi Ngô Tam Quế trấn thủ Ninh Viễn (Nay là Hưng Thành, Liêu Ninh), thuộc vùng Sơn Hải Quan. Việc tiếp viện cho quân đội đều đến từ kinh thành, người nhà của ông cũng ở tại Bắc Kinh. Tại sao dịch hạch không lây truyền cho ông?
Trên thực tế, đội quân của Ngô Tam Quế không hề bị lây bệnh. Sau đó, Ngô Tam Quế dẫn đầu đội quân tinh nhuệ truy kích quân đội Đại Thuận, diệt trừ Nam Minh, qua Hà Bắc, bình Sơn Đông, về Cẩm Châu, vào Hán Trung, tiêu diệt Tây Bắc, bình định Vân Qúy, ra tới Miến Điện, trở về Vân Nam… Đội quân này dù đi khắp hơn nửa đất nước Trung Hoa, vẫn duy trì sức chiến đấu mạnh mẽ. Dù đi qua vô số những khu vực bùng phát dịch nguy hiểm, nhưng bệnh dịch hạch đều bỏ qua họ.
Trong phần trước chúng tôi đã phân tích chi tiết về giả thuyết: “Ngựa có thể phòng bọ chét và phòng dịch hạch”. Điều này so với sự thực và logic đều không phù hợp. Tại sao triều nhà Minh bị dịch hạch tàn sát bừa bãi, quân đội mất sức chiến đấu, lại chỉ có kỵ binh Quan Ninh là ngoại lệ không ảnh hưởng. Điều gì đã làm nên sự đặc biệt của họ?
Đội quân tinh nhuệ của Viên Sùng Hoán, trường hợp đặc biệt phản bức hại
Kỵ binh Quan Ninh là đội quân mạnh nhất do Viên Sùng Hoán một tay xây dựng vào cuối triều nhà Minh. Vào năm Thiên Khải thứ 6, khi thắng lớn tại Ninh Viễn, đạo quân hơn 10.000 người của Viên Sùng Hoán đơn độc phòng thủ trấn giữ thành, dùng đại bác đẩy lùi và áp đảo đội quân hơn 130.000 người của Nỗ Nhĩ Cáp Xích trong bốn ngày.
Năm Thiên Khải thứ 7, đội quân của ông lại chiến thắng lớn tại Ninh Viễn, Cẩm Châu (sử gọi là chiến dịch Ninh – Cẩm). Viên Sùng Hoán đã đẩy lùi cuộc tấn công 24 ngày qua lại của đội quân 60.000 người do Hoàng Thái Cực chỉ huy. Không chỉ phát huy khả năng dùng đại bác ở hai thành Ninh Viễn và Cẩm Châu, đội quân dã chiến cũng bất phân thắng bại với quân Bát Kỳ.
Trong cuộc chiến bảo vệ Bắc Kinh vào năm Sùng Trinh thứ hai, Viên Sùng Hoán dẫn dắt đội kỵ binh hơn 8.000 người, ở bên ngoài cổng Quảng Cừ, hoàn toàn đánh bại và tiêu diệt đội kỵ binh tinh nhuệ hơn 40.000 người của triều đình Mãn Thanh do các tướng lĩnh đều là hoàng thân quốc thích như Mãng Cổ Nhĩ Thái, A Ba Thái, A Tế Cách, Đa Nhĩ Cổn, Hào Cách dẫn đầu.
Những chiến thắng này đều gây hoang mang cho tất cả các học giả nghiên cứu lịch sử. Một quan văn như Viên Sùng Hoán, làm sao có thể đào tạo ra một đội kỵ binh dũng mãnh số một thiên hạ như vậy? Tại sao có thể đánh tan quân địch có sở trường về kỵ binh dã chiến đông hơn mình gấp 5 lần? Trong ghi chép Tùy quân văn thư của ông có đoạn: Viên Sùng Hoán đích thân ra trận, thiếu chút nữa bị chém chết, hai bên sườn đều bị trúng tên giống như con nhím, may mắn thay thân mặc áo giáp mới không bị bắn xuyên qua. Quả là mệnh của ông quá lớn. Rất nhiều người cho rằng những ghi chép trong tài liệu lịch sử này có thể hơi phóng đại, nên thường hàm hồ bỏ qua khi đề cập đến giai đoạn lịch sử này.
Viên Sùng Hoán là bị triều đình nhà Minh bức hại mà chết, đội quân Quan Ninh tinh nhuệ của ông từ một bị chia thành ba, trong đó một số rơi vào tay của Ngô Tam Quế. Trong phim có cảnh đội quân hô khẩu hiệu “Kỵ binh Quan Ninh, vô địch thiên hạ”, chắc chắn không phải Ngô Tam Quế khoe khoảng để tăng can đảm cho binh sĩ. Sau khi đội quân này được mở rộng, đã cùng Ngô Tam Quế dọc ngang hơn phân nửa đất nước Trung Hoa, tiêu diệt quân Đại Thuận, Đại Tây quân, quân đội Nam Minh, sau đó lại phản Thanh, liên tiếp chiến thắng quân Thanh, đến nỗi hoàng đế Khang Hy phải hạ lệnh cấm quân Mãn Thanh chủ động giao chiến với đội quân này, cuối cùng dùng đại bác để tiêu diệt đội quân bất khả chiến bại này.
Không phải vì có thể đánh trận tốt nhất mà tránh được sự trừng phạt của ôn dịch. Con người không có khả năng miễn dịch tự nhiên với dịch hạch. Sự khác biệt duy nhất giữa đội quân kỵ binh Quan Ninh và những đội quân khác của triều Minh chính là đội quân này do Viên Sùng Hoán xây dựng nên. Sau khi ông bị bức hại, Tổ Đại Thọ đã dẫn quân rút về Sơn Hải Quan Ninh Viễn với lý do để tự bảo tồn lực lượng nhưng thực tế là chống lệnh của Hoàng đế, kêu oan cho Viên soái.
Sùng Trinh sợ hãi nhanh chóng yêu cầu Viên Sùng Hoán viết thư triệu hồi Tổ Đại Thọ. Ông ta dẫn quân về lại kinh đô trong 5 ngày thu phục 4 thành, hy vọng lập đại công mà cứu được Viên Sùng Hoán. Dù việc đó không thành, nhưng cũng cố gắng vì phản bức hại mà cố gắng hết sức. Tại sao việc làm này lại có thể tránh được việc bị trời phạt?
Minh triều ôn dịch nhiều, án oan thấu nhân quả
Tìm kiếm nguyên nhân từ bề mặt, khoa học đã trở thành ‘thuyết xu thế’ , ‘mục đích luận’
Khoa học hiện đại luôn tìm nguyên nhân từ bề mặt, và cho rằng ôn dịch là do thiên tai và điều kiện vệ sinh kém. Giải thích này là suy đoán, không phù hợp sự thật lịch sử. Giới học thuật hiện đại phát hiện: những năm thiên tai và những năm bình thường đều xen kẽ tuần hoàn, ở các khu vực khác nhau cũng vậy. Điều này nghĩa là: Thiên tai nhân họa các thời kỳ đều có, nhưng đều không giống như thời nhà Minh, gây thành dịch bệnh mang tính cục bộ. Vì vậy, những giải thích trên là không khoa học.
Đối với những nguyên nhân không thể lý giải, khoa học vẫn cứ “nắm lấy một điểm, trong hằng hà sa số” để đưa ra giải thích “khoa học”, tính mục đích và khuynh hướng rất mạnh mẽ, như vậy ‘thuyết khuynh hướng’ và ‘mục đích luận’ bản thân chính là thiên lệch, không khoa học, không thể thành lập tại điểm cơ bản.
Hai nét lịch sử đặc sắc triều Minh
Lịch sử nhà Minh có hai điểm đặc sắc lớn: Thứ nhất là ôn dịch nhiều, đặc biệt trong thời hậu kỳ. Theo một số thống kê: Trong suốt 227 năm thống trị của Minh triều, ít nhất có 168 năm từng xảy ra ôn dịch, có hơn 330 loại dịch bệnh ở các vùng khác nhau. Thứ hai là án oan nhiều, cơ cấu đặc vụ của triều đại này phát triển nhất, thái giám nắm trong tay Đông Xưởng (cơ quan đặc vụ của hoạn quan), Tây Xưởng, còn có Cẩm y vệ, Trấn phủ ty, lấy việc quản chế, hãm hại triều thần làm nghề nghiệp. Lấy khủng bố để trị quốc, tù oan lớn, tàn sát giết hại bằng cực hình, đây đều là những hành động độc ác nhất trong lịch sử.
Triều Minh còn phát minh ra nhiều biện pháp tra tấn áp đảo đó là: “Đình trượng” (Không cần biết có tội hay không, chỉ cần một câu của Hoàng đế, đại thần có thể bị đánh bằng gậy, thậm chí đánh cho đến khi tàn phế, đánh chết). Chiếu ngục (gồm cả ngục Đông Xưởng, Tây Xưởng, nhà ngục Cẩm y vệ, ngục Trấn phủ ty…). Đặt ra cấp bậc các loại lăng trì: Thiên đao vạn quả (róc xương róc thịt). Theo đó, tội nhân phải chịu hàng nghìn đao tra tấn. Nếu trước khi dùng đủ nghìn dao róc thịt, tội nhân bị chết trước thì kẻ hành quyết cũng sẽ bị trừng phạt nghiêm khắc…
Điểm đặc biệt lớn có ẩn chứa nhân quả
Trên thực tế, hai đặc điểm lớn trên của nhà Minh là có liên quan tới nhân quả: Án oan là một trong những nguyên nhân sâu xa của các loại thiên tai như ôn dịch… Trước đây, khi gặp thiên tai, rắc rối, bệnh tật hoặc người thân mắc bệnh, các Hoàng đế thường đặc xá thiên hạ, triều thần can gián hoàng đế xử lý những án oan để hóa giải tai họa. Trong các tài liệu lịch sử đều có rất nhiều ghi chép, tại sao lại như vậy? Khoa học tin rằng điều này là không thể. Những sự thực được đề cập ở phần đầu đã phá vỡ nhận thức của khoa học, vì vậy chỉ có thể giải thích bằng lý thuyết siêu khoa học.
Trong tác phẩm chuyên sâu về Thiên văn học, Dịch học: ‘Ất Tỵ Chiêm’ (Quẻ Ất Tỵ) của Lý Thuần Phong nhiều lần xuất hiện câu nói: Lấy đặc xá, miễn xá để hóa giải thiên nạn. Tại sao việc đặc xá thiên hạ, giải quyết án oan lại có thể hóa giải thảm họa? Nguyên nhân chính vì nguồn gốc của một số loại thiên tai chính là sự trừng phạt của Thần với những án oan lớn tại nhân gian. Vì vậy lấy ân xá để hóa giải án oan chính là giải quyết tận gốc của vấn đề, tự nhiên có thể giải khai được thiên tai tương ứng. Ất Tỵ Chiêm không nói trực tiếp nguyên nhân, hơi vòng vo một chút, vì trực tiếp tiết lộ thiên cơ cũng sẽ bị Trời phạt.
Một loại học thuyết nếu không chính xác tuyệt đối sẽ bị lịch sử đào thải, bị khoa học đào thải. Toán quái chính là như vậy.
Nếu quẻ bói chính xác, là vì khả năng của người thầy cao (những sự việc có xác suất cực nhỏ, không thể thông qua cách thử vận may mà có thể đoán đúng). Bói không chuẩn là vì trình độ không đủ hoặc lừa người. Không thể vì toán quái không chính xác mà có thể khẳng định đó đều là giả.
Đại thần can gián quân vương sửa lại án xử sai, đại xá thiên hạ để giải quyết thiên tai, nếu đều không có hiệu quả cũng sẽ bị lịch sử đào thải như vậy. Ví dụ việc cầu mưa thời cổ đại có thể lưu truyền đến ngày nay là bởi nó có những ứng nghiệm chính xác tới kỳ diệu. Ví dụ như câu chuyện khi Tống Thái Tổ thỉnh mời Cao tăng nhục thân bất hoại Thiện Vô Úy tới trợ giúp cầu khẩn trời nắng… Tất nhiên, không phải tất cả các tình hình xảy ra với đất nước đều có thể được “giải quyết bằng ân xá”. Ất Tỵ Chiêm cũng nói, chỉ có một số thiên tượng nhất định mới có thể được “giải quyết bằng ân xá”.
Triều đình phạm tội, bách tính liên lụy
Nhiều người có thể đặt câu hỏi: Nếu án oan là nguồn gốc sinh ra ôn dịch thời nhà Minh, tại sao những người tạo ra án oan như Đông Xưởng, Tây Xưởng, hay hôn quân không gặp báo ứng mà dân thường lại là người đầu tiên gặp nạn?
Vấn đề này đối với người thế gian có lẽ là bí ẩn, nhưng lại hợp với Thiên lý: Việc nghe theo, thừa nhận, bảo vệ của dân chúng chính là tăng thêm sức mạnh cho hôn quân và loạn thần tự tung tự tác làm mưa làm gió, vì vậy những người dân này cũng gặp nạn. Trước tiên, họ sẽ phải gánh chịu một chút tội và có khoảng thời gian hòa hoãn, có một đường thoái lui, có cơ hội tỉnh ngộ để được cứu độ, người xấu nhất cuối cùng sẽ không còn cơ hội. Hoàng đế Sùng Trinh, hoàng hậu, phi tần và con cháu của ông ta chẳng phải có kết cục như vậy sao?
Nếu nói như vậy, trận ôn dịch lớn nhất cuối thời nhà Minh, tất sẽ tương ứng với một vụ án oan rất lớn. Người đó là ai?
Thần tích có nguyên do, chung quy nhất nhắm thẳng vào Viên Sùng Hoán
Tội ác khủng bố lan tràn, lăng trì Viên Sùng Hoán
Những người am hiểu lịch sử có lẽ đều nhớ, vụ án oan lớn nhất vào cuối triều đại nhà Minh là vụ án vị công thần số một bảo vệ Đại Minh, trung thần Viên Sùng Hoán bị Sùng Trinh đế bắt giam vào nhà ngục, bịa đặt tội danh, dùng khung hình phạt nặng nhất để xử tử: lăng trì phanh thây. Ông không những bị lăng trì, róc xương róc thịt bằng 3.600 nhát dao (thực tế là hơn 3500 dao), còn bị tên đao phủ cắt thịt ra bán tại chỗ. Theo ghi chép trong các tư liệu lịch sử, khi chứng kiến hình phạt tàn khốc, những người dân bị triều đình lừa dối, không những mắng chửi ông là kẻ bán nước, còn tranh cướp nhau mua thịt ông mà ăn sống. Ông bị dày vò hành hạ 3 ngày mới qua đời, bách tính trong thành còn tranh nhau mua nội tạng của ông, băm nát để giải hận… Cảnh tượng bi thảm tàn khốc này vĩnh viễn không thể xóa được trong sử sách.
Theo ghi chép trong Minh Sử, “Khi triều đình phái người tới khám nhà ông, phát hiện trong nhà không có tài vật dư giả, mang thân quyến của ông đi lưu vong tới 3.000 dặm. Thiên hạ đều cho rằng ông quá oan ức”. Điều đáng chú ý là, trên thực tế không phải ‘Tất cả người trong thiên hạ’ đều cho rằng Viên Sùng Hoán bị oan uổng, mà đại bộ phận ‘người trong thiên hạ’ khi đó đều nghe theo lời tuyên truyền của quan viên triều đình, ngộ nhận ông là kẻ bán nước, chết chưa hết tội. Vì vậy bách tính trong kinh thành mới có phản ứng oán hận kịch liệt tới vậy, mới có những tác giả ghi chép sử sách trong dân gian so sánh sự oan uổng của ông ngang với Tần Cối…
Dù có biết chân tướng trong đó hay không, nó đã trở thành điều chi phối cho vận mệnh của vương triều Đại Minh – đó chính là trong cuộc bức hại, bị lừa dối che mắt mà thêm dầu vào lửa, nếu hiểu biết đúng sai, hiểu rõ oan tình vận mệnh có lẽ sẽ khác nhau. Dù người thế gian hành sự ra sao, sai hay đúng cũng không thoát khỏi ‘con mắt’ của Ôn Thần – Thần dịch bệnh.
“Đại đạo chí giản chí dị”, Đạo Đức Kinh đã nói rõ thiên lý này. Đại quân Mãn Thanh, nghĩa quân của Lý Tự Thành, đội kỵ binh Quan Ninh triều Minh của Ngô Tam Quế đều không bị lây nhiễm dịch bệnh. Ba điều Thần tích này và nguồn gốc trời diệt nhà Minh đều quy về một nguyên nhân đơn giản: Viên Sùng Hoán. Dịch hạch nặng nề xảy ra chính là trời giáng phạt vương triều nhà Minh ngỗ ngược, phản thiên lý tới tột cùng, tin lời nói dối của quan phủ, không rõ chân tướng, hoặc những người làm trái đạo trời đứng cùng phía với triều đình làm sai. Tất cả những người này đều giống nhà Minh, không thể chạy trốn khỏi đại kiếp nạn.
Án oan giết người thường thấy, đại dịch tại sao hiếm gặp?
Một số người có thể hỏi lại: Những vụ án oan trong lịch sử rất nhiều, nếu theo cách nói như trên mỗi lần đều nên chiêu mời ôn dịch đến, nhưng sao nó không thường xuất hiện? Hàn Tín bị hãm hại oan uổng đầu thời Tây Hán, Nhạc Phi bị giết oan đầu thời Nam Tống, tất cả đều là vụ án oán, tại sao triều đại Tây Hán và Nam Tống vẫn tồn tại trong thời gian dài, không bị ôn dịch phá hủy đất nước? Lẽ nào việc sát hại thông thường và thiên đao vạn kiếm có sự khác biệt lớn vậy sao?
Điều then chốt thực sự của lịch sử không thể lý giải từ bề ngoài, cần tìm hiểm đi sâu hơn nữa, vấn đề mới có thể được giải quyết dễ dàng. Hàn Tín, Nhạc Phi bị sát hại oan uổng, người dân trong toàn thiên hạ, quan viên đều biết họ bị oan, đều rõ chân tướng, sự thực. Vì vậy dân chúng không mắc tội nghiệp, không gặp nạn, không có chuyện bị dịch bệnh tới đoạt mạng. Còn án oan của Viên Sùng Hoán, hầu hết dân chúng đều nghe và tin theo lời dối trá của triều đình, ủng hộ cuộc bức hại. Còn người hiểu rõ sự thật, lên tiếng kêu oan cho ông vào thời điểm đó chỉ đếm được trên đầu ngón tay.
Mọi người đều thừa nhận, trong văn hóa truyền thống đây được gọi là ‘cộng nghiệp’. Là nghiệp lực của cả cộng đồng, mọi người tạo ra vì vậy sẽ có hình thức trừng phạt chung, báo ứng cho tất cả những người làm trái với thiên lý. Nguồn gốc để ôn dịch làm cả triều nhà Minh bị diệt vong chính ở điểm này.
Hoàng đế ra lệnh, quần thần phối hợp chặt chẽ, chính phủ cổ xúy, bách tính nhiệt tình truy cứu, đến mức độ tranh cướp thịt người sống để ăn. Lời nói dối và cuộc bức hại trái với thiên lý, là lý do Trời ban ôn dịch để trừng phạt. Vương triều đại Minh bị hủy diệt như vậy, còn mang theo đi hơn mười triệu bách tính cùng tuẫn táng theo. Tất cả chỉ vì quân vương làm trái đạo trời, nghịch thiên lý.
Hiểu rõ được nguyên nhân và hậu quả của giai đoạn lịch sử này, nhìn lại sự bùng phát liên tiếp của các loại dịch bệnh hiện nay như bệnh SARS, SARS-2, SARS-3… nhật nguyệt tuần hoàn, liệu rằng có phải lịch sử tái diễn, nhân loại đang đối mặt với đại kiếp nạn do trời trừng phạt lần này? Điều đó vố nkhông thể dùng khoa học mà có thể lý giải hay trợ giúp. Sự cứu rỗi thực sự, chân chính hãy lấy lịch sử làm gương soi, làm nền tảng để tự cứu mình.
Theo Minghui
Kiên Định biên dịch