Một người đàn ông nằm trên chiếc ghế băng và nhắm mắt. Tâm ông tĩnh như mặt nước phẳng lặng. Ý thức của ông tiến nhập vào trạng thái tương tự như thiền định trong Phật gia. Ông có thể đi xuyên qua thời gian và không gian, nhìn thấu quá khứ, hiện tại, và tương lai của bất kỳ ai, dù là cách xa cả ngàn dặm. Người đàn ông ấy chính là Edgar Cayce (1877–1945), “nhà tiên tri ngủ gật” nổi tiếng của nước Mỹ.
Người ta nói rằng Edgar Cayce có thể thấy trọn đường đời của một cá nhân với các chi tiết tỉ mỉ; ông cũng có thể nói trước tương lai của đứa bé mới chào đời. Ông còn tiên đoán chính xác về hai lần thế chiến, về khủng hoảng kinh tế năm 1929, về sự kiện giành độc lập của Ấn Độ, về Israel lập quốc, về vấn đề hỗn loạn do chủng tộc ở nước Mỹ, về cái chết của Tổng thống Mỹ trong nhiệm kỳ, cùng với sự kiện từ bỏ chủ nghĩa cộng sản và thành lập thể chế xã hội mới của Nga trong vài thập niên sau. Hết thảy những lời tiên đoán này đã được nghiệm chứng. Người ta còn thành lập “Quỹ Edgar Cayce” để tổng hợp và kiểm tra tất cả những lời tiên tri của ông, kết quả cho thấy xác suất chuẩn xác khiến mọi người phải ngạc nhiên thán phục.
Bản thân Edgar Cayce lại không cho mình là người siêu thường. Ông nói rằng khả năng tiên tri là bản năng bẩm sinh của bất kỳ ai, tuy nhiên – ông nhấn mạnh – chỉ có những người đã loại bỏ chấp trước vào lợi ích cá nhân đến mức nhất định mới có thể có được năng lực này, hơn nữa, khả năng của con người vượt quá trí tưởng tượng của người hiện đại.
Là một tín đồ Cơ Đốc giáo ngoan đạo, Cayce sống vô cùng giản dị và chân thành. Ông không bao giờ dùng khả năng siêu thường của mình để kiếm tìm danh lợi.
Thế nhưng suốt cả cuộc đời, tài năng tiên trị bậc thầy lại luôn bị nghi ngờ. Trường ĐH Harvard đã cử tiến sĩ Hugo Munsterberg đến để điều tra trường hợp của Cayce. Những điều tiến sĩ Munsterberg chứng kiến đã khiến ông không một chút nghi ngờ rằng Cayce thực sự có những khả năng phi thường. Khi Cayce sống ở bờ biển Virginia, nhiều người đã đến để kiểm chứng khả năng siêu thường ấy. Trong số đó có Thomas Sugrue – giáo sư chuyên ngành phân tích xã hội và văn hóa của ĐH New York. Sau khi điều tra và xác minh kỹ càng, ông không chỉ công nhận những khả năng của Cayce, mà năm 1942 ông còn viết một cuốn sách về Cayce với tiêu đề: “Câu chuyện về Edgar Cayce: Có một dòng sông”.
Ngoài ra còn có tiến sĩ Gina Cerminara. Bà đã cẩn thận biên soạn và phân tích những nghiên cứu của Cayce về kiếp luân hồi. Vào năm 1950, bà cho xuất bản cuốn sách ‘Những ngôi nhà: Câu chuyện của Edgar Cayce về luân hồi’, trong đó đưa ra các minh chứng về việc lạm dụng quyền lực trong một đời sẽ gây ra khổ nạn trong đời kế tiếp. Dưới đây là một số trường hợp mà Edgar Cayce đã nhìn thấy.
Có thể bạn nghe kể rằng: vào thời Trung Cổ, khi tôn giáo cũng là luật pháp, nhiều phụ nữ đã bị kết tội oan là phù thủy và bị thiêu cho đến chết. Một trong những bệnh nhân của Cayce là một người đàn ông thuộc tầng lớp thượng lưu trong tiền kiếp, có nhiệm vụ phán xử những vụ án phù thủy. Nói cách khác, ông ta có nhiệm vụ bức hại những người bị buộc tội oan là phù thủy. Trên bề mặt, ông ta đang duy hộ tôn giáo và cái gọi là đạo đức xã hội, nhưng thực tế lại lạm dụng tình dục đối với những người phụ nữ vô tội này trong khi xét xử họ. Trong đời này, khi ông ta được đưa đến gặp Edgar Cayce, ông mới chỉ là một cậu bé 11 tuổi sống trong cảnh bần hàn với mẹ mình. Cậu bé mắc chứng động kinh nghiêm, dẫn đến liệt nửa người bên trái và không thể nói được. Cậu thậm chí không thể tự mặc quần áo vì vai của cậu bị vẹo quá. Cứ khoảng vài ngày, những cơn động kinh của lại xảy ra liên tục cứ mỗi 20 hay 30 phút, làm cho cậu hoàn toàn mất khả năng tự nâng đầu mình hay ngồi thẳng lên. Những tài liệu mà Cayce ghi lại đã đưa ra giả thuyết rằng, chứng động kinh là kết quả của những hành vi cực kỳ sai trái về tình dục trong tiền kiếp. Về trường hợp của cậu bé, có vẻ như nỗi thống khổ của cậu bị tăng lên vì không chỉ lạm dụng quyền lực của mình để bức hại những người vô tội, mà còn có những hành vi lạm dụng tình dục trong đời trước.
Một bệnh nhân khác của Cayce là quân nhân trong thời kỳ Đế quốc La Mã cổ đại. Anh ta đã lạm dụng quyền hạn để tư lợi và làm giàu cho riêng mình. Cayce không nói rõ là anh ta đã lạm dụng quyền lực như thế nào. Ông chỉ nói rằng anh ta hưởng lợi về mặt vật chất nhưng lại mất rất nhiều về mặt tinh thần. Trong đời này, anh ta lâm vào cảnh bần hàn, không có nhà cửa và bị cái đói giày vò. Anh phải dựa vào tiền từ thiện của thân nhân ở Mỹ gửi về để sống qua ngày trong khu nhà ổ chuột ở London. Trong đời trước, anh ta đã dùng bạo lực để lấy của cải của người khác, đây chính là nguyên nhân gây ra nghèo đói và vô gia cư trong đời này.
Trong một ví dụ khác, một nữ bệnh nhân của Cayce đã từng tham gia cuộc Cách mạng Pháp, kêu gọi nhân dân Pháp nổi dậy chống lại tầng lớp quý tộc. Trong cuộc cách mạng ấy, cô đã hiến dâng mình để thực hiện lý tưởng, và đã đạt được những tiến bộ to lớn trên phương diện tinh thần. Nhưng khi đã đạt được quyền lực, cô lại trở nên sa đọa không kém những người quý tộc mà cô đã từng lật đổ. Trong đời này, khi đến gặp Edgar Cayce, người phụ nữ đã 40 tuổi, phải sống trong cảnh góa bụa 10 năm; cô phải tự nuôi con gái và phải vất vả lắm mới kiếm đủ tiền chi tiêu. Cuộc sống cô đơn và buồn tẻ đã làm cho cô tuyệt vọng. Nhìn các hiện tượng bề ngoài thì có vẻ như cô là nạn nhân của nền kinh tế bấp bênh và của một số phận không công bằng, nhưng trên thực tế cô thực sự là nạn nhân từ tội ác của chính mình trong tiền kiếp.
Khổ nạn trong đời này đều do những lỗi lầm trong các đời trước, điều này thể hiện qua việc họ phải chịu bệnh tật, khổ nạn, và bất công trên đường đời để tiêu đi ác nghiệp. Hơn thế nữa, đó cũng là để rèn luyện tinh thần cho người trong cuộc. Ông Lý Hồng Chí, nhà sáng lập Pháp Luân Đại Pháp, cũng từng có rất nhiều bài giảng đứng từ góc độ khoa học để giải thích về mối quan hệ nhân quả giữa nghiệp lực và khổ nạn.
Khổng Tử nói: “Đừng bao giờ cho người khác ăn một món mà chính mình cũng không muốn nếm thử”; cổ nhân cũng dạy rằng “Gieo gió gặt bão”, điều này thực sự đúng.
Theo Chánh Kiến
Nhật Hạ
Xem thêm: