Shōsō-in là nhà kho thuộc về đền Tōdai-ji ở Nara, Nara, Nhật Bản. Nơi đây lưu giữ rất nhiều tác phẩm nghệ thuật và các trân phẩm từ nhà Đường cùng với các nước tại châu Á dưới thời Thiên Hoàng Shomu. Nhờ có điều kiện thuận lợi và quy định bảo tồn nghiêm ngặt, để cho chúng ta ngày hôm nay, hơn 1000 năm sau vẫn còn có thể chiêm ngưỡng những món bảo vật vô giá này.

Tōdai-ji là ngôi chùa cổ tại Nara, là một trong những ngôi chùa nổi tiếng nhất và có giá trị lịch sử nhất của Nhật Bản. Năm 741 Thiên Hoàng Shomu (701-756) đã tiêu tốn không ít sức người cũng như sức của để xây dựng nên ngôi chùa Tōdai-ji phỏng theo kiến trúc nhà Đường. Đã có rất nhiều tác phẩm nghệ thuật và trân phẩm từ nhà Đường cùng với các nước tại châu Á dưới thời Thiên hoàng Shomu và Shotoku (con gái của Thiên hoàng Shomu) đều được sưu tầm ở Shōsō-in đền Tōdai-ji, ước chừng có 1000 chủng loại khác nhau. 

Nhà kho Shōsō-in. Nhật Bản

Văn hóa thời nhà Đường phát triển vô cùng mạnh mẽ, do vậy người thời bấy giờ họ cũng luôn có sự cách tân, thay đổi trong cuộc sống hằng ngày. Vì vậy, để có thể hiểu rõ ràng cách thức cũng như những món đồ dùng được bày biện trong gia đình thế nào, những người đời sau chúng ta chỉ có thể dựa vào những bức bích họa, một số tài liệu cũng như những cổ vật được khai quật mà tìm hiểu.

Các tài liệu ghi chép lại, tranh vẽ hay cổ vật còn được bảo tồn ở Shōsō-in, Nhật Bản vẫn còn lưu giữ lại những thông tin về đồ nội thất, như bình phong, kỷ án, sập, rương gỗ, bàn chơi cờ (có nét giống trò cá ngựa ngày nay), bàn chơi tượng hí (loại trò chơi hai bên bày quân đánh trận) v.v. những đồ nội thất cơ bản trong gia đình. Những đồ dùng này còn là nguyên mẫu của những đồ dùng trong gia đình của người Nhật Bản sau này.

Bình phong

Từ thời xa xưa, người Trung Hoa đều có thói quen ngồi chiếu hoặc ngồi đất với các tư thế như ngồi xếp bằng (khoanh chân, gấp chân) hoặc ngồi xổm, bởi vậy bình phong có thể coi là vật dụng quan trọng nhất và không thể thiếu. Vì vậy trong số các cổ vật đang được bảo tồn tại Shōsō-in thì số lượng các bức bình phong cũng là nhiều nhất, theo ghi chép lại, số lượng bình phong đã lên đến con số 100.

Những bức bình phong này rất phong phú về chủ đề, và hầu hết các chủ đề đều có liên quan đến đất nước Trung Hoa, đa phần là phong cảnh, cung đình, con người, cỏ cây, chim muông v.v. Chất liệu cũng phong phú không kém, có thể là tranh lụa vẽ lên, dùng lông chim dệt v.v. Tương truyền rằng, Thiên hoàng Shomu thường cho đặt những tấm bình phong được viết thư pháp những câu ngạn ngữ ngay trong ngự thư phòng hay tấm bình phong vẽ Đường Minh Hoàng lúc còn trẻ để luôn tự nhắc nhở khích lệ bản thân cần chính thương dân (Đường Minh Hoàng là một trong những vị Hoàng đế đáng chú ý nhất của nhà Đường, khi còn trẻ ông đã thi hành những chính sách phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa v.v. tạo nên giai đoạn thịnh trị tột bậc cho triều đại này).

6 bức bình phong về Võ phi

Bộ 6 bức bình phong dệt lông chim được coi là một trong bức bình phong nổi tiếng nhất. Theo ghi chép lại, 6 bức bình phong được hoàn thành vào khoảng năm 742 và được phát hiện ở Nhật Bản vào năm 752.

Gồm có tất cả 6 bức theo hình thức tranh vẽ lục bình về Võ Huệ phi, vị sủng phi đầu tiên của Đường Minh Hoàng. 3 bức đầu nàng đứng dưới tàng cây, 3 bức sau nàng ngồi trên tảng đá dưới tàng cây. Cả 6 bức đều là các tư thế điệu bộ khác nhau của Võ phi, các nét trên khuôn mặt sắc sảo, mày ngài, mắt nhỏ, miệng chúm chím, hai má lúm đồng tiền, vóc dáng nở nang, dán Hoa Điền. 

Các nét trên khuôn mặt sắc sảo, mày ngài, mắt nhỏ, miệng chúm chím, hai má lúm đồng tiền, vóc dáng nở nang

Kỷ (loại bàn nhỏ ngồi thấp)

Trung Hoa thời Đường, người ta đều ngồi thấp, vì vậy không chỉ bình phong, mà còn có một loại vật dụng được sử dụng rất nhiều, đó là kỷ, một loại bàn nhỏ ngồi thấp. Đó là một loại hình gia cụ có lịch sử lâu đời không chỉ ở thời Đường, tác dụng như một cái bàn, ngồi xếp bằng sẽ cao ngang bụng, có thể để viết, đọc sách, nghỉ ngơi thì kê tay, tựa vào.

Kỷ đang được bảo tồn ở Shōsō-in, cao 33,5 cm; dài 111,5 cm; rộng 13,6 cm.

Trong bức “Thập tam đế đồ” Trần Tuyên Đế và bức “Bộ liên đồ” Đường Thái Tông đều đang ngồi trên loại liễn (xe kéo) nhỏ, dựa người vào kỷ. Điều đó cho thấy loại bàn này rất được ưa chuộng vào thời đó. 

“Thập tam đế đồ” của họa sĩ lừng danh thời đầu nhà Đường Diệp Lập Bổn (618 – 907).
“Bộ liên đồ”, họa sĩ Diệp Lập Bổn.
Tranh vua Càn Long đang làm việc trong ngự phòng.

Ngoài loại bàn phía trên là bàn 2 chân ra, thì còn có một loại bàn khác cũng rât được ưa dùng, loại kỷ nhiều chân. Loại kỷ án (bàn làm việc) này rất đa dạng về hình thức, có loại 18 chân, 22 chân cho đến 36 chân.

Loại kỷ 28 chân đang được bảo tồn ở Shōsō-in, cao 98,5 cm; dài 104,5 cm; rộng 54 cm.
Kỷ nhiều chân được khai quật được trong lăng mộ ở Nhạc Dương, Hồ Nam.
Ảnh chi tiết phóng to bức “Cao sĩ đồ”, nhân vật trong tranh dùng loại kỷ nhiều chân.

Giường

Dựa vào nhiều tranh ảnh, ghi chép cũng như nhiều cổ vật được khai quật, thì có thể nhận thấy hầu hết các hoạt động sinh hoạt thường nhật của người thời Đường đều gắn với giường, vì vậy ta có thể hiểu được, giường là thứ đồ dùng rất trọng yếu trong mỗi gia đình dưới triều Đường.

Tranh được phát hiện ở hang thứ 454 của Đôn Hoàng.
Tranh được phát hiện ở hang thứ 454 của Đôn Hoàng.
Giường bảo tồn ở Shōsō-in

Bàn chơi cờ khảm ngà voi

Trong nhà kho Shōsō-in còn lưu giữ một số bàn chơi cờ, có hai loại bàn cờ, một là loại bàn có 6 ô gọi là, loại thứ hai là loại bàn cờ 8 ô.

Một số bàn chơi cờ 6 ô đang được bảo tồn có chất liệu rất phong phú, từ gỗ tử đàn đến gỗ phỉ, gỗ trầm hương. Loại cờ này bắt nguồn từ thời Ngụy Tấn, và đến thời Đường Tống thì đã rất thịnh hành và được ưa chuộng.

Bàn chơi cờ 6 ô làm từ gỗ tử đàn, cao 16,7 cm; dài 54,2 cm; rộng 31 cm đang được bảo tồn ở Shōsō-in

Phía Đông-Tây của bàn cờ có 2 ô, phía Nam-Bắc có 1 ô, trên bàn cờ có xúc xắc, 2 bên quân đen trắng.

Tranh về 2 nữ tử thời Bắc Tống đang chơi cờ 6 ô.
Bàn cờ được khai quật ở Tân Cương.

Loại bàn cờ tiếp theo cũng rất được ưa chuộng, gọi là bàn cờ 8 ô. Cũng giống như loại bàn cờ 6 ô, chất liệu phong phú từ gỗ đàn hương, gỗ phỉ v.v. mặt bàn được chia làm 18×18 ô cờ, hoa văn trang trí cũng được khảm ngọc, khảm trai, hoặc khảm ngà voi rất tinh tế tỉ mỉ.

Bàn cờ 8 ô ở Shōsō-in, cao 15,5 cm; dài 52 cm, mỗi bên đều được khảm trai.

Ở trong hang Đôn Hoàng, người ta khai quật được bức họa về bàn cờ thời Đường, đều tương tự với bàn cờ được tìm thấy ở Tân Cương cùng với bàn cờ vây bằng sứ trắng phát hiện ở Hà Nam.

Bàn cờ được khai quật ở Tân Cương.
Bàn cờ sứ trắng ở Hà Nam.
Tranh tường ở Tân Cương.

Triều đại nhà Đường được xem là thời kỳ hoàng kim của lịch sử Trung Quốc, thời kỳ mà Trung Quốc là thiên triều hùng mạnh và lãnh thổ rộng lớn nhất thế giới, và cũng là thời kỳ Trung Quốc được hưởng một nền thái bình thịnh trị trong tất cả lĩnh vực kinh tế xã hội, văn chương và nghệ thuật. Triều đại đó cách chúng ta đã xa, nhưng thật may tại Shōsō-in Nhật Bản ta lại có thể chiêm ngưỡng những bảo vật vô giá thời “Thịnh Thế Thiên Triều” này.

Theo douban.com

Trâm Anh biên dịch