Tác phẩm Requiem được Wolfgang Amadeus Mozart sáng tác ở cung Re thứ (K. 626) trong năm 1791. Nó là tác phẩm cuối cùng và có thể được xem là một trong những tác phẩm mạnh mẽ và tiêu biểu nhất của ông. Nó có một hoàn cảnh ra đời đặc biệt và một sứ mệnh vô cùng đặc biệt: Tiên tri cho con người về ngày Phán Xét Cuối Cùng…

Mozart được giao sứ mệnh đặc biệt trước khi mất: Viết về lời tiên tri Ngày Phán Xét cuối cùng

Bối cảnh của Ngày Phán Xét cuối cùng. 

Theo tiên tri Khải Huyền của Thánh Kinh, sẽ có thời điểm mà toàn nhân loại đứng trước sự phán xét của Thượng Đế. Một số sẽ được lên thiên đàng, còn những người khác sẽ vĩnh viễn bị trừng phạt dưới địa ngục.

Tuy nhiên, Kinh Thánh miêu tả thời kỳ này không phải là một thời kỳ kinh hãi, mà là thời kỳ đầy hy vọng và phục hồi.

Chúng ta đọc lời miêu tả của Giăng về Ngày Phán Xét nơi Khải-huyền 20:11, 12: “Tôi thấy một tòa lớn và trắng cùng Đấng đương ngồi ở trên; trước mặt Ngài trời đất đều trốn hết, chẳng còn thấy chỗ nào cho nó nữa. Tôi thấy những kẻ chết, cả lớn và nhỏ, đứng trước tòa, và các sách thì mở ra. Cũng có mở một quyển sách khác nữa, là sách sự sống; những kẻ chết bị xử đoán tùy công việc mình làm, cứ như lời đã biên trong những sách ấy”.

Khi nào Ngày Phán Xét bắt đầu?

Sách Khải-huyền cho biết Ngày Phán Xét bắt đầu sau cuộc chiến Ha-ma-ghê-đôn khi mà hệ thống trên trái đất của Sa tăng bị hủy diệt. (Khải-huyền 16:14, 16; 19:19–20:3).

Bức họa kiệt tác “Ngày Phán Xét Cuối Cùng” của Michelangelo trên tường Thánh đường Vatican.

Nhưng mọi người sẽ chịu phán xét dựa trên điều gì?

Theo sự hiện thấy của sứ đồ Giăng, “các sách thì mở ra” và “mọi người bị xử đoán tùy công việc mình làm, cứ như lời đã biên trong những sách ấy”.

Phán Xét với các cuộn sách được mở ra? Trong những cuộn sách đó là gì? Rất nhiều ghi chép lại những lời thệ ước trước kia của các Thánh đồ.

Trong Ngày Phán Xét, lần đầu tiên hàng tỷ người sẽ có cơ hội biết về ý muốn của Thượng Đế và làm theo ý muốn ấy. Điều này có nghĩa là một công việc giáo dục trên bình diện lớn sẽ diễn ra. Quả thật, lúc đó “dân cư của thế gian đều học sự công bình”. (Ê-sai 26:9)

Tuy nhiên, không phải mọi người đều sẵn sàng tuân theo ý muốn của Thượng Đế. Cũng có những người xấu tới mức không thể được cứu.

Cuối Ngày Phán Xét, những người còn lại sẽ “được sống” theo ý nghĩa trọn vẹn nhất với tư cách người hoàn toàn.

Sau đó, một thử thách cuối cùng sẽ đến. Sa tăng sẽ được thả khỏi ngục và được phép đi lừa người dân lần cuối. (Khải-huyền 20:3, 7-10) Những người kháng cự hắn sẽ được hưởng trọn vẹn lời hứa này của Kinh Thánh: “Người công bình sẽ nhận được đất, và ở tại đó đời đời”. (Thi-thiên 37:29).

Quả thật, Ngày Phán Xét sẽ là ân phước cho tất cả những người trung thành!

Huyền thoại về người lạ mặt xuất hiện đặt hàng Mozart viết Requiem

Vào mùa hè năm 1791, cuộc sống của Mozart trở nên đầy đủ, hạnh phúc và bận rộn. Tình trạng tài chính trở nên khả quan là do có nhiều ủy nhiệm sáng tác và thu chi ổn định hợp lý.

Người bạn Emanuel Schikaneder của ông đã ủy nhiệm vở Opera Die Zauberflöte, và vào tháng Bảy một ủy nhiệm đến từ Praha cho một vở ôpêra, nhân dịp lễ đăng quang của vua Leopold II – quốc vương của Bohemia – kết quả là vở La clemenza di Tito được sáng tác.
Rồi có một ủy nhiệm khác đến vào mùa hè, giống như chuyện huyền thoại.

Một nhân vật lạ mặt giấu tên tiếp xúc với Mozart về việc viết Bộ lễ “Requiem”. Mozart không thể nhận biết nguồn gốc là ai đã ủy nhiệm. Vì ông quá bận rộn với những công việc khác, ông không thể khởi sự “Requiem” cho đến tháng Chín.

Đến tháng Mười, ông bắt đầu than phiền về tình trạng sức khỏe, vào ngày 20 tháng 1, một cơn bệnh khốc liệt đã bắt đầu, gây ra chứng sốt cao, nôn mửa và thân thể phù nề. Bị quấy rầy bởi những chuyến viếng thăm của người lạ mặt đốc thúc việc biên soạn “Requiem”, Mozart trở nên bị ám ảnh rằng ông đang viết cho bộ lễ cầu hồn cho chính mình.

Hai tuần lễ trước ngày qua đời, Mozart bỏ dang dở công việc mà ông đang thực hiện với người trợ lý, Sussmayr. Một ngày trước khi ông chết, ông được nghe người ta đọc bản văn “Requiem” với thân nhân và bạn hữu. Tác phẩm chưa viết xong, nhưng bản dự thảo đã được hoàn thành.

Hầu hết phần khác mới chỉ là dàn ý, ngoại trừ đoạn quan trọng “Lacrimosa”, Mozart mới viết được duy nhất tám ô nhịp đầu tiên.

Sussmayr đã hoàn thành tác phẩm “Requiem”, K.626, sau cái chết của chủ nhân.

Đây là bản requiem có quy mô lớn đầu tiên với các nhạc cụ trong dàn nhạc giao hưởng. Đây là bản requiem nổi tiếng đầu tiên cho ta thấy được cấu trúc rộng lớn hơn của thể loại này. 

Ngày Phán Xét, các vị Thánh tham gia thẩm phán bên trên, đều có vòng hào quang trên đầu.

Buổi trình diễn đầy đủ đầu tiên của Bộ lễ này được thực hiện vào ngày 2 tháng 1 năm 1793, mười ba tháng kể từ khi Mozart qua đời, đem lại thu nhập cho vợ ông, phu nhân Constanze. Tổng phổ viết cho hai kèn horn trầm, hai kèn bassoon, ba kèn trombone, hai kèn trumpet, timpani, đại phong cầm và khối đàn dây. Vắng tiếng kèn flute và oboe, cho nên âm thanh hơi đượm vẻ âm u. Phần thanh nhạc bao gồm bốn giọng đơn ca và bốn bè hợp xướng.
Lời dịch riêng đoạn “Lacrimosa” trong Requiem tiên tri đến Ngày Phán Xét Cuối Cùng:

Larghetto

(Hợp xướng hòa điệu)

Ngày đầy nước mắt rồi cũng sẽ đến
Ngày tội nhân từ trong tro bụi
Sẽ sống lại để chịu phán xét
Chúa ơi tha thứ!

Đức chúa Jesus từ bi
Ban cho họ an nghỉ muôn đời. Amen!
Hay những trích đoạn khác trong Requiem:

Ôi hãi hùng kinh khiếp
Khi Đấng Thẩm phán đến,
Xét xử rất nghiêm ngặt!
Tiếng kèn vọng sửng sốt.

Trên mồ mả khắp miền.
Bắt tựu trước Thẩm phán.
Sự chết và tạo vật kinh hoàng.
Khi thụ sinh trỗi dậy

Trả lời Đấng Thẩm phán.
Cuốn sách sẽ mở ra
Trong đó ghi chép cả,
Trần gian cứ đó bị xét xử.

Khi Thẩm phán ngự tòa,
Mọi bí ẩn sẽ lộ ra.
Không chi không bị phạt.

Mời quý độc giả thưởng thức những nốt nhạc vĩ đại của Mozart, một không khí uy nghiêm trầm hùng của ngày Phán Xét Cuối Cùng được mở ra. Và cuộc đời nhạc sĩ thiên tài Mozart đã khép lại với việc hoàn thành một sứ mệnh linh thiêng và vĩ đại: 

videoinfo__video3.dkn.tv||__

 Kim Cương – Hà Phương Linh