Các triều đại và các quốc gia cổ xưa được nhớ đến vì những kỳ công vĩ đại của họ trong nghệ thuật. Giáo sư Zhang Kunlun cho biết, điều này có được bởi nghệ thuật cổ đại đã thấm nhuần trong đó sự tôn kính đối với Thần, Phật, từ phẩm chất xuất phát từ tâm hồn người nghệ sĩ sáng tác.
“Nếu một nghệ sĩ có những suy nghĩ rất trong sáng, họ có thể tạo ra một tác phẩm hay và có tác động tốt đến mọi người”, ông Zhang nói. “Nhưng ngày nay nghệ thuật đã bị lạc lối”. Zhang là một trong những nhà điêu khắc hoàn hảo nhất Trung Quốc đương đại. Ông từng là giám đốc của Viện Điêu khắc thuộc Viện Nghệ thuật Sơn Đông, chuyên về tranh sơn dầu và hội họa Trung Hoa, cũng như điêu khắc.
Tầm nhìn của ông là khơi dậy lại sự thuần khiết mà là nguyên nhân chính khiến cho tài năng của các nghệ sĩ trong quá khứ phát triển nở rộ trong bộ môn nghệ thuật của họ.
“Các tác phẩm nghệ thuật có ảnh hưởng rất lớn đến nhân loại, và đối với cả cá nhân con người”, ông Zhang nói. “Nghệ thuật chính là tấm gương phản chiếu một xã hội, trong khi đó đạo đức là một chiếc la bàn để định hướng. Đạo đức của con người cũng có thể ảnh hưởng đến sự sáng tạo nghệ thuật”.
“Nghệ thuật cần phải có quy luật và sự cân bằng của nó, có tỷ lệ phù hợp và cấu trúc tốt của cơ thể con người, và nó phải đẹp”, ông nói. “Nghệ thuật đích thực trước hết phải dựa trên một khái niệm tốt. Kỹ thuật thượng thừa đi theo sau, và bố cục tốt để hoàn thiện các yêu cầu cơ bản”.
Nhiều khái niệm được chọn ở các tác phẩm nghệ thuật cổ đại được dựa trên các cảnh tượng về Thần và Phật, trong khi sự tôn kính của các nghệ sĩ đối với vị thần của họ chính là động lực cho sự hoàn hảo của tác phẩm.
Tác phẩm “Bức tường đỏ” ghi lại trải nghiệm cá nhân và sự giằng xé nội tâm của nghệ sĩ, giáo sư Kunlun Zhang khi bị cầm tù, trải qua sự tra tấn về thể xác và tinh thần, bao gồm cả bị tẩy não. Hai ký tự tiếng Trung màu trắng có nghĩa là “bức hại”, viết trên bức tường màu đỏ, tượng trưng cho cuộc đàn áp Pháp Luân Công đang diễn ra ở Trung Quốc, biến nước này thành một nhà tù lớn. Vết nứt trên đỉnh tường chỉ ra rằng, nó dường như bất khả chiến bại, nhưng sự sụp đổ của nó đã bắt đầu.
Các tác phẩm nghệ thuật luôn toát lên ý nghĩa đằng sau chúng, Zhang nói: “Nhiều người không còn tin rằng những điều xấu sẽ tạo ra các kết quả xấu, còn những điều tốt đẹp sẽ tạo ra kết quả tốt đẹp”, ông nói. “Điều đó cũng đúng với nghệ thuật. Hiện nay mọi người không tin rằng có Thần và Phật tồn tại, vì vậy họ đã sáng tác bất cứ điều gì họ muốn”.
Gần 5 thế kỷ trước, Michelangelo đã dành cả đời ông để tạo ra những kiệt tác trong đó thể hiện niềm tin của mình vào Thiên Chúa. Mỗi nét vẽ dường như mang theo sự tôn trọng và khao khát thế giới thiên đàng của ông. Mỗi nét vẽ đều nhấn mạnh một tâm trí thánh thiện và thuần khiết, từ bỏ các chấp trước ràng buộc trần tục.
Các nhà sư cũng thường dành cả đời để tạo ra các tác phẩm nghệ thuật kết nối họ với thần thánh, thể hiện sự tận tâm hoàn toàn đối với những khung cảnh thiên đường mà họ đang tạo ra. Zhang cũng làm như vậy với Pháp Luân Đại Pháp, một môn tu luyện cổ xưa của Phật gia mang lại cho ông trí tuệ bay bổng để làm sống lại cách thức làm nghệ thuật của người xưa trong thế giới hiện đại.
“Xã hội loài người định ra các tiêu chuẩn, nhưng vũ trụ cũng có tiêu chuẩn riêng của nó áp đặt lên con người”, ông nói. “Ở đây tôi muốn giúp bảo tồn và thúc đẩy phần tốt nhất của nền văn minh nhân loại mà hòa hợp với vũ trụ – nghệ thuật thuần chính”.
Giáo sư Zhang Kunlun trong cuộc đời mình đã nhận được nhiều giải thưởng và tham gia nhiều triển lãm ở Trung Quốc và trên thế giới. Ông và các tác phẩm của ông được giới thiệu trong cuốn “Ai là ai trong thế giới này”, “Bách khoa toàn thư về các tác phẩm sưu tầm xuất sắc của điêu khắc thế giới từ Trung Quốc”, cùng nhiều ấn phẩm khác.
Theo theepochtimes.com
Hòa Bình biên dịch
Clip ý nghĩa: