Đạo đức con người ngày càng tuột dốc, để thức tỉnh cơn mê và giáo hóa con người thời hiện đại, từ thời xưa đã xuất hiện một bộ họa có tựa đề: ‘Địa ngục biến tướng đồ’. Đây được coi là một tác phẩm nghệ thuật đánh thức nhân loại.
Vào triều đại nhà Đường, có một họa sĩ nổi tiếng được người đời gọi ông là họa thánh đó chính là Ngô Đạo Tử. Thời đó ông được mời vẽ tranh cho chùa Cảnh Vân tại Trường An.
Đạo Tử vẽ bộ bích họa “Địa ngục biến tướng đồ” dựa trên sự tích “Mục Liên cứu mẹ” của đạo Phật. Những hình quỷ quái yêu ma ở địa ngục sống động tới mức khi xem tranh, người ta có cảm giác sởn gai ốc như yêu ma sắp bước xuống. Bộ tranh “Địa ngục biến tướng đồ” vẽ xong, dân trong kinh thành đến xem, đều sợ phải xuống địa ngục chịu tội, nên dốc tâm làm việc thiện; có những người đồ tể và chài lưới bỏ nghề sang làm nghề khác.
Khi đạo đức xã hội nhân loại tuột trên dốc lớn, cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật người ta đánh mất đạo trong tâm. Đủ các ngành nghề phát sinh, con người vì danh lợi mà bất chấp mọi thủ đoạn. Nếu như con người trong xã hội quá khứ khi nhắc tới địa ngục liền quy chính lại bản thân lo tích đức hành thiện thì ngày nay nhắc tới địa ngục người ta liền coi đó là mê tín.
Chứng kiến sự tha hóa đó, họa sĩ Giang Dật Tử lấy cảm hứng từ bức bích họa của Ngô Đạo Tử mà phục chế lại “Địa ngục biến tướng đồ”. Phải nói rằng đây là bộ tác phẩm mà không chỉ có giá trị nghệ thuật thưởng thức mà còn có đạo khí mới được di phong chánh tục, tịnh hóa nhân tâm. Cho nên tác họa của ông tuy không lời, nhưng lại ẩn chứa những hàm ý thâm thúy.
Cánh cửa địa ngục hay nhập thiên giới là do ta lựa chọn
Cuộc đời con người là một giấc mộng ngắn ngủi, bất quá chỉ một trăm năm. Khi vãng sinh mong cầu được về thiên quốc của Phật A-di-đà, thế nhưng khi sống thì tạo trăm nghìn loại nghiệp chướng. Có kẻ chẳng việc ác nào mà không làm, giết người hại mệnh, tà dâm, ma túy, nói lưỡi đôi chiều, thêu dệt thi phi…, tạo tác ác nghiệp.
Lại còn có kẻ phỉ báng Phật Đạo, mắng trời chửi người bởi trong tâm chứa thuyết vô thần luận. Thiết nghĩ tới lúc lâm chung, gặp quỷ Vô Thường thì chỗ đứng cho mình là đâu trong tầng địa ngục.
Cũng có người nói rằng địa ngục là không tồn tại, nói tới địa ngục là nói điều mê tín. Từ đó mà năm tháng sống trên đời chẳng việc gì mà không làm. Nói tới Phật liền không tin mà phủ nhận, thì liệu rằng thế giới cực lạc của Phật A di đà có chỗ dung thân?
Phật là từ bi vô lượng nhưng nhân quả thì chẳng chừa một ai, nhập cõi nào là do tự thân lựa chọn. Về cõi thiên khi cuộc đời biết trọng Đức, tích đức hành thiện. Đoạn ác mà tu trở về với bản tính thuần thiện của chính mình. Trong tâm tín Phật và lấy lời Phật dạy mà hành theo trong cuộc sống thì cảnh giới thiên quốc mới rộng mở cho chính mình.
Nhưng nếu suốt đời nhọc nhằn mà tranh mà đấu, lừa người dối mình, thập ác bất xá thì lúc lâm chung mới biết thế nào là quỷ Vô Thường. Chớp mắt thôi dương thọ đã hết, hồn quy địa ngục lúc đó ân hận đã quá muộn màng.
Đời người như một màn kịch mà chính ta là một diễn viên trong vở diễn đó. Nam tào có sổ, Phật có thiên nhãn, tội hay công đều rõ ràng rành mạch. Nhập cửa địa ngục mà nghe phán tội mới rùng mình hoảng sợ, chối cãi nào được khi được ngồi mà xem lại chính vở diễn của đời mình.
Tội ác mà mình gây ra, nghiệp lực của chính mình thì tự mình phải gánh chịu những hình phạt tàn khốc đau đớn khôn thấu. Sống vì quyền thế, tranh giành đấu đá vì danh lợi, mưu mô xảo trá vì chút đỉnh lợi ích cá nhân. Tất cả để có được cuộc sống sung túc, để thỏa mãn bản thân, hay nhà cao cửa rộng… hưởng thụ thì ngắn ngủi, chết chẳng mang theo thân. Chỉ có tội ác, lỗi lầm gắn chặt lên thân lúc lâm chung. Rồi ủ dột đớn đau với những hình phạt tột cùng của khổ hạnh.
Rồi đến lúc phán xử công tội mới rùng mình hoảng hốt thì đã quá muộn màng.
Con người nên quý tiếc điều gì trong một kiếp nhân sinh?
Đạo gia giảng rằng, con người sinh ra không phải chỉ để là người. Con người được sinh là để tu luyện quay trở về, phải phản bổn quy chân. Thế nhưng có người chẳng biết quý tiếc chính sinh mệnh của mình. Đứng trước bế tắc của đường đời thì phung phí thân xác, tự tử để giải thoát chính mình. Kì thực đó lại là một tội lỗi mà hình phạt là đau đớn không kể xiết.
Những ai chết đi vì tự tử khi đọa địa ngục thì sẽ phải chết đi sống lại trăm nghìn lần chịu cảnh đau đớn xác thân. Hình phạt ấy là to lớn, khi tự tử chọn cách nào thì xuống địa ngục sẽ phải sống đi rồi chết lại theo cách đó. Thật đáng sợ vì đây là tội lỗi được cho là đặc biệt nặng.
Hay những ai đọc sách thánh hiền hoặc những người tu Đạo tu Phật nhưng lại không giữ giới buôn thần bán thánh, lợi dụng lòng tin của mọi người mà mưu cầu, chuộc lợi cho bản thân.
Mục đích của đọc sách thánh hiền là trở thành một con người tốt, làm gương cho thiên hạ. Nếu người đó lại là người có vai trò trong giáo dục đạo đức cho con người mà lại không tròn chức trách, càng làm cho xã hội trở lên suy đồi thì cũng phải đọa địa ngục mà tiêu nghiệp
Là địa ngục ôm cột. Ngạn ngữ nói: bảo noãn tư dâm dục là no ấm nghĩ dâm dục. Ngày nay tà dâm lan tràn, người thọ tội báo này là lúc sanh tiền rất ưa thích dâm dục như tà dâm hiếp dâm, buôn bán các loại khiêu dâm như sách, tạp chí, băng đĩa video, hoặc tự mình quay phim hoặc cất giữ cùng nhau chiếu xem v.v… Sau khi chết đều đọa địa ngục này thân ôm lấy cột đồng cháy đỏ. Toàn thân máu thịt cháy khét, chết rồi lại sống, sống rồi lại chết. Thống khổ không thể tả. Sau khi đã thọ báo, phần nhiều đọa vào súc sanh. Súc sanh đã thọ xong, được thân người phần nhiều bần tiện đoản mạng, hoặc sanh nơi hoàn cảnh ác liệt.
Là địa ngục giường lửa. Người phạm tà dâm, đàn ông thì ôm lấy cột đồng, đàn bà thì nằm trên giường sắt. Những tội như sát sinh hay vui thích khi thực hiện việc tra tấn hành tội chúng sinh thì cũng phải chịu hình phạt này. Tội báo này thọ xong, còn phạm những tội nghiệp khác lại đọa vào địa ngục khác đều phải chịu tội, cho đến khi tội báo thọ hết.
Động vật cũng là sinh mệnh, nhưng lúc sống thì kiếm tiền hay dùng động vật mà mua vui, cố ý dùng roi đánh hoặc dẫm đạp những động vật, tuy chúng nó không biết nói chuyện, chẳng có khả năng kháng cự nhưng sự đau khổ của chúng nó cùng với người chẳng có khác nhau. Lúc còn sống chẳng có tâm từ bi. Sau khi chết bị roi vọt vào thân như bóng theo hình, một báo trả một báo, đó chính là địa ngục roi vọt.
Hay những hình phạt cho những kẻ thích phỉ báng Phật, phỉ báng Thánh hiền.Tạo lời sinh sự dẫn đến xung đột trọng đại, lừa gạt người già yếu lương thiện v…v. Sau khi chết đều tránh không khỏi địa ngục kéo lưỡi. Hay những kẻ nói lời thị phi, vu oan kết tội cho người tốt, dùng lời xảo trá mà hãm hại người, ăn gian nói dối, khuấy đảo thị phi, gây mâu thuẫn… tạo khẩu nghiệp rất nặng, nên khi chết đi đọa ngục kéo lưỡi vô cùng đau đớn.
Phải nói rằng những tác phẩm hội họa về Địa ngục biến tướng đồ không chỉ dừng lại ở một kiệt tác nghệ thuật. Không chỉ mang giá trị thưởng thức hay đơn thuần là tranh tôn giáo, mà đây còn là sự cảnh tỉnh và có tác dụng khuyến thiện, giáo hóa cho con người thế gian.
Xét về góc độ nghệ thuật thì những bức họa này với những nét vẽ rất tinh luyện, trong tranh cũng có điểu có sơn tạo nên sự hài hòa làm xoa dịu tính tương phản của những cảnh ghê rợn được miêu tả trong những ải của địa ngục.
Địa ngục biến tướng đồ là một kiệt tác hội họa có tác dụng quy chính nhân tâm con người. Trong cuộc sống hiện đại ngày nay nó khởi được thiện tâm thiện niệm của con người, giúp con người đoạn ác hành thiện. Và thông điệp mà tác giả gửi gắm là hãy trở thành một người tốt chân chính, sống thiện lương và con đường tương lai của sinh mệnh mình là sự lựa chọn của chính mình. Địa ngục hay thiên giới là ở chính cách sống của chúng ta.
Tịnh Tâm