Từ ngàn xưa, khi nhắc tới hai từ “tu luyện’’ là người ta nghĩ ngay tới phương Đông huyền bí với muôn vàn phép thuật… Trên thực tế thì cũng từ hàng ngàn năm nay, phương Tây cũng sở hữu một tàng thư đồ sộ in dấu trong văn học, hội họa về nội hàm tu luyện trở về thiên giới và ghi lại vô số thần tích triển hiện giữa nhân gian. Đại Kỷ Nguyên giới thiệu tới độc giả loạt bài “Dấu ấn lịch sử trong hội họa” về chủ đề này…
Plato là một nhà Đại hiền triết và nhà giáo dục của thời Hy Lạp cổ đại, ông ảnh hưởng rất lớn đến hệ tư tưởng giáo dục thời đó. Plato có rất nhiều những công trình nghiên cứu để đời, một trong số đó là cuốn: ‘‘Republic’’.
Nơi tận cùng của hang tối…
Trong cuốn sách này ông đề cập tới: nơi mà con người sinh sống được ví như tận cùng của cái hang, nơi sâu thẳm tăm tối mà chẳng hiểu biết được điều gì.
Những kiến thức hữu hạn nhỏ bé của con người giống như việc nhìn thấy cái bóng phản chiếu trên tường qua ánh sáng yếu ớt, le lói. Ngụ ý nói rằng tri thức mà con người biết được qua khám phá tìm hiểu về thế giới của mình giống như từ đáy hang mà nhìn lên theo cái bóng mờ ảo.
Muốn nhìn rõ hơn, hiểu biết hơn con người phải tự bước ra khỏi cái hang đó, dần dần từng bước, mới nhìn thấy được, mới chứng kiến được những cảnh tượng mĩ diệu của thứ ánh sáng thực sự từ bầu trời và từ vũ trụ. Mới hiểu được thế giới vi diệu bên ngoài cái đáy hang ấy.
Đáy ‘‘cái hang’’ tăm tối mà Plato ví von chính là con đường mê muội của con người. Để bứt phá khỏi nó, con người phải không ngừng nghỉ mà leo lên trên từng bước, từng bước, để rồi mới thấu hiểu thế giới bên ngoài không như ếch ngồi đáy giếng, bầu trời chỉ bằng cái mâm.
Trong một tác phẩm hội họa khuyết danh, người xem bỗng giật mình vì sự lột tả quá chân thực, phía dưới cùng của bức tranh được tác giả sử dụng gam màu tối, là những con người đang ngủ say, phía trên từng tầng không gian là các vị thiên sứ, các vị Thần đang tìm cách đánh thức con người.
Hình ảnh một người đàn ông to lớn bước ra từ những người thường đang mơ mộng kia đang đứng vươn lên dần với ánh sáng của chân lí, ánh sáng thiên đường.
Điều này minh chứng cho một điều, người Tây phương đã sớm nhận thức được thế nào là tu luyện? Và điều kiện tiên quyết trong tu luyện là gì?
Họ biết rằng tu luyện chính là phải bước ra từ người thường, phải siêu thường. Vượt xuất khỏi tăm tối, u mê, mới tiếp xúc được, mới thấy được những điều siêu phàm ở chân lí vũ trụ, mới gần hơn với Thần, với Chúa.
Người thường luôn coi cuộc sống trần gian là căn nhà thực sự của họ, chính vì vậy mà người ta tranh giành, đấu đá, kèn cựa nhau từng chút một, ganh ghét nhau, đố kị nhau, chẳng việc gì mà họ không làm chỉ vì chút lợi ích cá nhân nhỏ nhoi.
Để thỏa mãn những ham muốn dục vọng của mình, họ sống như thể họ không bao giờ phải chết. Từ đó mà cuộc đời họ nhuốm một màu đen tối.
Chúa Giê-su từng giảng về trần gian và thiên đường, Ngài nói:
Trần gian không phải là nơi con người sống thực sự. Bởi con người vốn từ thiên thượng, từ nơi thánh khiết vô cùng mà rơi rớt xuống đây. Việc bám chặt lấy những thứ nơi này chính là buộc chặt thân vào cõi hỏa ngục.
Người ngộ được câu nói của Giê-su thì buông bỏ hết thảy mọi thứ dục vọng tội lỗi, mà gột rửa thân tâm.
Ngay khi còn tại thế Chúa Gie-su cũng biết rằng, con người là khó cứu độ. Số người tin vào Chúa, tin vào Thần rất ít ỏi, ngay cả khi Chúa dùng cái chết của mình để hóa độ họ, mà có kẻ vẫn không tin, hoặc nghi ngờ. Tới ngày Ngài phục sinh như đã báo trước, mới có nhiều kẻ sững sờ…
Bởi vậy mà Chúa đã giảng:
Chỉ cần con tin ta, con sẽ được lên thiên đường. Nhưng tin ở đây, là tin theo những điều Ngài dạy và làm theo…
Ngài nhấn mạnh tới đức tin là điều kiện của việc tu luyện, là chìa khóa để mở cánh cửa chốn thiên đàng.
Chúa Giê-su hay các bậc giác giả hạ thế độ nhân đều gánh tội thay cho con người.
Theo Phúc Âm Luca, Chúa Giê-su bắt đầu con đường truyền đạo khi Ngài khoảng 30 tuổi. Ngài đi khắp nơi để thuyết giảng về tin lành, khuyên bảo con người tránh xa tội lỗi, sống một cách khoan dung, độ lượng, biết trao đi những yêu thương vô điều kiện, và phải kiên định vào đức tin với Chúa.
Lời giảng của Ngài đã thức tỉnh biết bao con người Do Thái, họ muốn được lắng nghe những bài giảng đầy thiện lành từ chúa, họ đã theo chân Giê-su đi đến tất cả những nơi mà Ngài giảng đạo.
Con người tin vào Chúa ngày càng nhiều, chính điều này dẫn tới lòng đố kị của giới cầm quyền Do Thái giáo, các thầy thượng tế và trưởng lão Do Thái giáo thấy mình như bị mất đi uy lực, và Chúa Giê-su đang cướp đi uy lực đó. Thế là họ bàn bạc tìm cách hãm hại Giê-su. Mua chuộc phản đồ Judas, bắt trói Ngài trong đêm rồi áp giải tới tòa công luận.
Ngay tại khi bị bắt đi, đã có đồ đệ nóng giận mà cảnh cáo một nhát dao vào tai kẻ phản đồ. Giê su đã ngăn họ lại và dùng quyền năng chữa cho tên phản đồ kia, máu ngừng chảy, và những trưởng tế hay trưởng lão cũng nhìn thấy cảnh đó. Lòng đố kị về quyền năng càng làm cho tâm hận thù trở lên sôi sục.
Giê-su vẫn chữa lành vết thương cho phản đồ, bởi Ngài thực sự không có tâm oán hận, Ngài thấy họ là đáng thương và đã tha thứ cho những tội lỗi đó.
Khi còn giảng đạo, Ngài đã khuyên bảo con người buông bỏ những tham lam và những ham muốn dục vọng để cung phụng cho cái thân xác vốn không thể lưu giữ mãi mãi.
Để chứng minh cho điều đó, chính Ngài cũng đã lấy thân xác mình ra mà giảng, Giê-su chịu 15 cực hình đau đớn, 5115 roi đòn và cuối cùng Ngài bị đóng đinh cho tới chết trên cây thập tự giá.
Vì đâu mà Giê-su chịu đau đớn đó, là muốn con người hiểu rằng, thân xác rồi sẽ bị chết đi, không cách này thì cách khác, nhưng để cứu độ được con người, để làm cho họ hiểu sâu sắc về những gì mà Ngài giảng, buông bỏ những tham chấp để cung phụng cho cái thân xác bản thân mà gây biết bao tội lỗi.
Giê –su cam lòng chịu những cực hình đau đớn nhất chỉ để làm thức tỉnh con người thế gian.
Các sách Phúc Âm kể rằng, khi Chúa bị đóng đinh trên thập tự giá, các tên lính La Ma hí hửng chia nhau chiếc áo của Ngài, những kẻ đi ngang qua đó nhạo báng Ngài, phỉ nhổ vào Ngài, các thầy tế lễ và cả các văn sĩ cũng xúm lại chế giễu Giê-su. Thậm chí có kẻ còn nhẫn tâm khi đưa giấm cho Ngài uống khi khát. Sự chua xót tận cùng như chà sát lên vết thương rỉ máu của Chúa.
Khi thấy Chúa Gie-su đã chết, một tên lính La Mã còn dùng giáo đâm vào hông Ngài để kiểm tra, tức thì máu và nước chảy ra, như những giọt nước mắt cuối cùng mà Ngài xót thương cho tội ác vô cùng to lớn mà con người sẽ phải chuốc nhận.
Câu chuyện về Chúa Giê-su đã viết nên tấn bi kịch của con người hãm hại Thần. Đáp lại ân điển vô cùng lớn lao ấy, người ta lại lấy tâm người phàm mà đo lường Thánh giả.
Kẻ thờ ở thì xem Ngài như một nhà cải cách đạo đức xã hội, kẻ lạnh lùng vô tri thì nhạo báng Ngài là ‘‘đáng đời’’ vì dám tự nhận mình là ‘‘con Thiên Chúa’’, còn những kẻ yêu mến và tin Ngài, đã từng ngày theo chân Ngài để nghe giảng thì chỉ dám đứng từ xa mà khóc.
Trong khi giới cầm quyền lại xem Ngài như là một thế lực đe dọa tới vị trí thế lực của tôn giáo và chính trị đương thời, chúng cho rằng Giê-su mê hoặc lòng dân mà làm mất đi sự tôn sùng của dân chúng với đế chế của mình.
Chỉ những Thánh đồ thực sự, bằng đôi tai lí trí và đôi mắt của con tim, mới có thể nhận ra Đấng Cứu Thế trong dáng vẻ một con người. Họ là người thật sự hiểu chân lý:
Các bậc thánh giả đến thế gian độ nhân không thể mang theo thân hình của Thần, Thánh, hay thể hiện quyền năng vô biên mà phô diễn nơi người thường. Họ đều phải mang thân hình của một con người, vì đó là điều kiện để cứu người trong cõi Mê.
Lịch sử xưa kia biết bao nhiêu bậc giác giả hạ thế độ nhân mà chấp nhận con đường truyền pháp, truyền đạo đầy gian khổ. Không riêng gì Chúa Giê-su vì con người mà gánh chịu muôn vàn khổ nạn.
Phương đông cũng có Lão Tử, khi thấy con người là đáng sợ, đã vội vã lưu lại cuốn: Đạo đức kinh rồi quay về thiên giới. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni bôn ba suốt 49 năm truyền Pháp, chịu sự mạt phạm của Bà La Môn Giáo khi bị coi là: ‘‘kẻ dụ dỗ người ta vào con đường hủy diệt’’. Chính Phật Thích Ca Mâu Ni cũng chịu sự hãm hại nhiều lần của một phật tử là Đề Bà Đạt Đa.
Hay nhà hiền triết Socrates dành cả đời rao giảng về đức hạnh và lẽ phải, nhưng cuối cùng cũng bị phán quyết tử hình, bị ép uống độc dược mà chết.
Bản thân chúa Giê-su khi còn ở Jerusalem đã phải thốt lên rằng: ‘‘Jerusalem! Jerusalem! Ngươi đã làm biết bao nhà tiên tri đổ máu’’.
Họ đã vì con người mà đến, vì con người mà chịu khổ.
Nhưng họ đã lưu lại cho con người biết chân lý thực sự của tu luyện trở về, những gì họ gánh chịu cho con người chỉ để mong con người có thể trong sự thức tỉnh lương tri mà vứt bỏ tham chấp bản thân để trở về với thiên đàng, về với Chúa.
Clip hay: