Einstein từng nói trong tự truyện của mình rằng nếu trở thành một giáo đồ, ông nguyện sẽ lựa chọn Phật giáo. Bởi lẽ Phật giáo là trường phái tương đồng nhất giữa thế giới và khoa học. Những nhận thức về thời gian, không gian, vật chất trong vũ trụ của Phật giáo lần nào cũng đi trước khoa học của nhân loại. Cuối cùng tất cả đều được khoa học lần lượt chứng minh từng điều một.

Hạt cát cả thế giới, Chiếc lá cội Bồ Đề

(Nguyên văn: “Nhất sa nhất thế giới, nhất diệp nhất Bồ Đề”.)

Định nghĩa của Phật giáo về thế gian là thế giới Ta Bà. Phật giáo cho rằng nó do 1 tỷ thế giới cấu thành và chúng ta đang ở trong Tam Thiên Đại Thiên thế giới. Theo đó, Đại Thiên thế giới do 1000 thế giới cấu thành, 1000 thế giới này lại do 1000 thế giới cấp trung cấu thành. Cũng như vậy 1000 thế giới cấp trung lại do 1000 tiểu thế giới cấu thành. Điều này hoàn toàn giống với những điều các nhà khoa học mãi sau này mới nghiên cứu phát hiện ra: Vũ trụ là do 1 tỷ hằng tinh cấu thành, dải ngân hà ứng với thế giới Đại Thiên, hệ mặt trời lại đối ứng với tiểu thế giới trong Phật học.

Tận cùng của khoa học phải chăng là Phật học?
Khoa học thực chứng ngày nay luôn không ngừng mò mẫm nhận thức cuối cùng phát hiện những điều trong Phật Giáo nói hoàn toàn là đúng. (Ảnh: pixabay.com)

Xuân đến hoa tươi sắc, Thu về lá vàng bay, Bát Nhã vô cùng tâm tự tại, Lặng nghe tĩnh động thuận tự nhiên

(Nguyên văn: “Xuân lai hoa tự thanh, Thu chí diệp phiêu linh, Vô cùng Bát Nhã tâm tự tại, Ngữ mặc động tĩnh thể tự nhiên”.)

Phật giáo nhận thức về thời gian theo chu kỳ hoán đổi của vạn vật. Mọi sự vật trên thế gian đều có sự biến thiên luân chuyển theo bốn mùa xuân hạ thu đông. Nó cũng đối ứng với những giai đoạn sinh vật khác nhau trong dòng chảy của tháng năm.

Không thể nghi ngờ gì thêm nữa khi điều này hoàn toàn khớp với thời gian trong giới khoa học. Sau này các nhà khoa học cũng chỉ ra rằng thời gian trong vũ trụ đều giao hoán, canh tân từng thời từng khắc. Mỗi loại vật chất đều có sinh mệnh và biến ảo trong vòng luân hồi của thời gian. Thời gian sẽ không ngừng lại, năm tháng cũng chẳng phải là vĩnh hằng.

Bồ Đề chẳng có cây, Gương sáng cũng không đài, Bản lai không một vật, Nơi nào nhuốm trần ai?

(Nguyên văn: “Bồ Đề bổn vô thụ, Minh kính diệc phi đài, Bổn lai vô nhất vật, Hà sở nhạ trần ai?”)

Phật giáo cho rằng con người ban đầu khi tới cõi trần gian mình trần đỏ hỏn. Sau khi trưởng thành, cơ thể sẽ biến thành một ổ côn trùng, bên trong ẩn giấu vô số côn trùng trong thế giới phàm tục. Cách nói này phải tới 1000 năm sau mới được các nhà khoa học lần lượt chứng minh. Bởi lẽ trong cơ thể con người tồn tại vô số vi khuẩn, gồm cả bên trong lục phủ ngũ tạng và bề mặt da, tứ chi bên ngoài.

Tóm lại, Phật học thời kỳ ban sơ khi mới truyền vào phương Đông, trên nhiều phương diện quả thực đều tương thông với khoa học. Ở khía cạnh riêng của hệ ý thức và nhận thức độc đáo trong Phật giáo, các nhà khoa học cũng có thể sớm nhận rõ thế giới theo cách này. Quả thực Phật học đã vượt xa khoa học từ hàng ngàn năm trước.

Tận cùng của khoa học phải chăng là Phật học?
Phật học là một loại khoa học cao siêu, nó đi theo một hướng hoàn toàn khác với khoa học thực chứng ngày nay. (Ảnh: pixabay.com)

Phật học không phải chỉ là những lý luận vô căn cứ, hay những điều con người cho là “mê tín”. Đến hàng nghìn năm sau khoa học chứng thực hiện đại mới khám phá ra hiểu biết của con người về sự vận hành cuộc sống và vũ trụ quá hạn hẹp và nông cạn. Những nhà khoa học vĩ đại nhất trong lịch sử cũng phải thừa nhận rằng khoa học vĩ đại nhất lại nằm trong tay các vị Thần!

Theo Soundofhope
Nhã Văn biên dịch