Tô thiếu đễ nói: “Giả thử là gỗ, đá, cầm, thú, thì tôi không cách nào giao tiếp với họ, nhưng có ai trên thế giới này là người không thể tương xử?” Theo Tô thiếu đễ, chỉ cần bản thân phó xuất chân tâm, sẽ nhất định có thể tương xử hòa thuận với nhà chồng.

Cổ nhân coi trọng hành đức, coi trọng “tu thân”, cả nam và nữ đều như vậy. Ví dụ, người phụ nữ trước khi xuất giá (kết hôn) thì cần kính trọng chị dâu, yêu thương đàn em của mình; Khi xuất giá đến nhà chồng, thì ắt phải yêu thương hòa thuận với chị em dâu, thương yêu các em chồng, đặc biệt lấy việc điều hòa mâu thuẫn giữa các huynh đệ làm điều quan trọng nhất. Như vậy mới có thể khiến trưởng bối (cha mẹ) an tâm, đại gia đình hòa thuận.

Tô thiếu đễ năng hòa hợp với các chị dâu

Trong cuốn “Khuê Phạm” do Lã Khôn, một nhà văn, nhà tư tưởng nổi tiếng thời nhà Minh, có một phân khúc là “tỉ đễ chi đạo”. Tỉ đễ ý tứ tương đồng với chị dâu và em dâu, tức là cách gọi vợ của anh cả, vợ của anh thì gọi là “tỉ”, vợ của em thì gọi là “đễ”; “Tỉ đễ chi đạo” là đạo làm chị em dâu. Họ là những người khác họ và không cùng huyết thống, có thể khiến anh em càng thân thiết hữu ái, cũng có thể khiến anh em quay lưng lại với nhau. Do đó dân gian có thuyết pháp “Huynh đệ nhất khối nhục, phụ nhân thị đao chùy; Huynh đệ nhất phủ canh, phụ nhân thị diêm mai”, đại ý là nói sự thân mật giữa anh em ruột thịt giống như một cục thịt, mà vợ là con dao sắc cứa vào cốt nhục; anh em ruột thịt như món canh thủy nhũ giao dung, mà vợ thì như gia vị chua hay mặn. 

Vậy thì, những người phụ nữ hiền đức cổ đại làm sao để xử lý mối quan hệ chị em dâu? Có một câu đối như vậy trong từ đường của họ Thôi ở Hà Nam ngày nay: “Tô thiếu đễ năng hòa trục lý; Đường phu nhân thiện sự cô chương.” Câu đối sau nói rằng bà tổ mẫu Đường phu nhân Thôi Viễn thời Đường đối đãi chí hiếu với mẹ chồng, mỗi ngày từ sáng sớm đều cho mẹ chồng bú sữa. Câu đối trước kể về câu chuyện của một người phụ nữ thời nhà Tống, tên là Tô thiếu đễ, đã bằng thiện tâm cảm hóa các chị dâu của mình. 

Tô thiếu đễ, họ nguyên là Nhan thị, kết hôn với con trai út của Tô gia, vì vậy bà được gọi là “Tô thiếu đễ”. Tô gia gia cảnh không tồi, có năm anh em trai, bốn anh lớn đều đã lấy vợ. Giữa các chị em dâu có mâu thuẫn là điều khó tránh khỏi, mà nô tì của họ cũng thường xuyên truyền miệng nhau những lời lẽ khó nghe mà họ nghe được từ người khác, dẫn đến giữa các chị em dâu hàng ngày cãi vã, thậm chí còn xảy ra xô xát trong lúc cãi vã.

Đương nhiên, nhà họ Thôi cũng đã nghe nói về mối bất hòa giữa các anh em và nàng dâu nhà họ Tô. Trước khi Tô thiếu đễ kết hôn, gia đình và người thân của bà đã rất lo lắng cho bà, nhưng Tô thiếu đễ nói: “Giả thử là gỗ, đá, cầm, thú, thì tôi không cách nào giao tiếp với họ, nhưng có ai trên thế giới này là người không thể tương xử?” Có lẽ, theo quan điểm của Tô thiếu đễ, chỉ cần bản thân phó xuất chân tâm, sẽ nhất định có thể tương xử hòa thuận với họ.

Vì vậy, sau khi Tô thiếu đễ lấy chồng, bà đối xử với bốn chị dâu phi thường cung kính và lễ phép. Nếu chị dâu thiếu thứ gì, Tô thiếu đễ sẽ nói “Em có”, và đưa cho họ không hối tiếc. Nếu mẹ chồng sai chị dâu làm việc gì đó, chị dâu “nhìn nhau không muốn làm”, Tô thiếu đễ sẽ chủ động tiến lên trước nói với mẹ chồng: “Con là út nhất và là nàng dâu cuối cùng vào nhà mình, việc này nên do con làm.”

Thỉnh thoảng khi gia đình mẹ ruột mang cho trái cây và những món ăn ngon khác, Tô thiếu đễ gọi các cháu trai cháu gái đến và chia sẻ với chúng. Sự rộng lượng và vị tha của Tô thiếu đễ tất nhiên các chị dâu đều nhìn thấy trong mắt.

Tô thiếu đễ cũng rất thủ lễ. Khi ăn cơm, nếu chị dâu chưa động đũa, bà sẽ tuyệt đối không ăn trước. Khi các chị dâu phàn nàn với bà về lỗi của người khác ở nơi riêng tư, Tô thiếu đễ thường chỉ cười không nói, cũng không nói là lỗi của ai. Thấy bà như vậy, các chị dâu dần bớt so đo.

Một ngày nọ, nô tì của Tô thiếu đễ kể lại cho bà những gì nghe được từ các chị dâu khác, Tô thiếu đễ lập tức trách phạt nô tì, nói với chị dâu rằng nô tì của mình không hiểu sự, cảnh giới họ.

Một lần, khi Tô thiếu đễ đang bế cháu trai nhỏ của mình, cháu trai nhỏ đột nhiên đại tiện làm bẩn bộ y phục hoa mỹ của bà. Chị dâu vội vàng bế đứa trẻ lên, sợ em dâu sẽ tức giận, nhưng Tô thiếu đễ nói: “Đừng căng thẳng như vậy, đừng làm đứa trẻ sợ hãi.” Trong ngôn từ không có chút ý kinh tởm vì y phục bị dính bẩn.

Ai cũng đều có cảm thông, nhất ngôn nhất hành của Tô thiếu đễ đã dần dần ảnh hưởng đến bốn chị dâu. Hơn một năm sau, bốn chị dâu nói với nhau: “Ngũ thẩm đại hiền, ngã đẳng phi nhân hĩ. Nại hà nhược đại niên, vi bỉ sở tiếu.” ý tứ là vợ chú năm đại hiền đức, chúng ta không bằng em dâu thì không phải là người. Chúng ta đều là những bậc lớn tuổi, phẩm đức lại kém xa, làm sao có thể để cô ấy cười cho chứ.

Kể từ đó, bốn người chị dâu cũng khiêm nhường tôn kính như Tô thiếu đễ, đại gia đình tương xử hòa thuận, cả đời không còn bất kỳ lời phàn nàn oán thán nào, Tô gia trên dưới đều hòa khí như vậy kể từ đó. Đức hành của người con dâu út đã ảnh hưởng đến các chị dâu, khiến người một nhà càng thêm hữu ái, hòa thuận. Khi Lã Khôn bình phẩm về đức hành của Tô thiếu đễ, ông nói: “Tam tranh tam nhượng, thiên hạ vô tham nhân hĩ; Tam nộ tam tiếu, thiên hạ vô hung nhân hĩ.” (ý tứ là ba người tranh ba người nhường thì thiên hạ không có người tham lam, ba người tức giận ba người cười, thì thiên hạ không có ai hung hãn).

Chương thị, người không bỏ rơi con trai nuôi của mình

Trong “Khuê Phạm” cũng có một câu chuyện như vậy: Có hai anh em trai họ Trương ở Xương Hóa, tỉnh Chiết Giang, kết hôn đã mấy năm mà chưa có con. Vì vậy, đại Chương (anh cả) đã nhận con trai của tộc nhân làm con nuôi, đặt tên con là Trương Hủ để nối dõi tông đường. Thật bất ngờ, chẳng bao lâu sau, vợ của đại Chương có thai và một năm sau, sinh hạ một cậu con trai, đặt tên là Trương Hỉ.

Tiểu Chương thấy anh cả đã có hai con trai, nên nói với anh: “Anh đã có con trai ruột, có thể đưa con nuôi cho em được không?” Đại Chương quay sang bàn bạc với vợ. Người vợ phản đối, nói: “Không có con thì nhận nuôi nó, có con rồi thì vứt bỏ nó, người ta sẽ nghĩ mình ra sao?”

Đại Chương kể với em trai mình những gì vợ nói, nhưng tiểu Chương vẫn không chịu từ bỏ, liên tục cầu xin chị dâu thương hại thương hại họ. Vợ của Đại Chương cảm động trước tấm chân tình của em rể nên nói với chồng: “Thực sự là bất đắc dĩ. Tôi thà giao con ruột mình cho cậu ấy còn hơn.”

Tiểu Chương sau khi nghe nói, không dám tiếp nhận đề nghị này, nhưng cuối cùng chị dâu vẫn đưa con trai ruột của mình cho em chồng.

Sau đó, cả Chương Hủ và Chương Hỉ đều trưởng thành thuận lợi. Con trai của Chương Hủ, Tiều Phiêu, và con trai của Chương Hỉ, Chú Giám, lần lượt làm quan, Chương gia trở nên danh môn vọng tộc. “Thiên Xương kỳ hậu”, đây chẳng phải là phúc báo do hiền mà đắc của Chương gia sao?

Hà thị quan tâm và yêu thương các em chồng

Cuốn “Khuê Phạm” cũng ghi lại câu chuyện về Hà thị khả kính thời nhà Tống. Bà Hà là vợ của Vương Mộc Thúc ở huyện Vĩnh Gia, tỉnh Chiết Giang. Khi bà mới kết hôn với Vương Mộc Thúc, nhà họ Vương thập phần bần khốn. Bà Hà cần kiệm gánh vác gia đình, cộng với nỗ lực khoa cử của chồng, dấn thân vào sự nghiệp, cuộc sống dần dần được cải thiện.

Một hôm, bà Hà nói với chồng: “Chàng hiện tại sắp xuất sĩ làm quan, nhưng cuộc sống của gia đình các em còn thập phần gian nan. Chúng mình có thể chia số tiền dư dả trong nhà cho họ, để cuộc sống của họ dễ dàng hơn.” Vương Mộc Thúc nghe xong rất vui vẻ: “Đó chính là điều mà tôi muốn làm.” Cùng ngày đó, bà Hà đã phân phát số tiền dư của gia đình cho các em của mình, ngay cả chiếc khuyên tai kẹp tóc cũng không giữ lại.

Đến khi Vương Mộc Thúc làm quan, bà Hà nói với chồng: “Gia đình các em vẫn đang túng thiếu, chúng ta có một ít đất đai trong tay, tại sao chúng ta không tặng nó cho họ?” Vương Mộc Thúc cười lớn: “Đây chính là điều tôi muốn làm.” Vì vậy, bà Hà đã giao đất cho các em chồng. Mọi người trong quận nghe chuyện, đều gọi bà là “hiền phụ”.

Xưa nay dân gian đều biết “lấy vợ lấy hiền”, nhưng làm thế nào để trở thành người vợ hiền đức, thì cổ nhân sớm đã nói cho chúng ta biết câu trả lời.

Theo Lưu Hiểu, Epoch Times,
Hương Thảo biên dịch