Từ góc độ bảo tồn và kế thừa lịch sử văn minh nhân loại, sự xuất hiện của văn tự (chữ viết) là một sự sáng tạo thời đại kinh thiên động địa. Sách “Hoài Nam Tử – Bổn kinh huấn” nói: “Tích giả Thương Hiệt tác thư, nhi thiên vũ túc, quỷ dạ khốc”, chính là nói, khi Thương Hiệt sáng tạo văn tự, trên trời dưới đất đổ mưa lộc, đồng thời dưới âm ti, lũ quỷ gào khóc sợ hãi. Điều này cho thấy sự to lớn của sức mạnh uẩn hàm trong văn tự không chỉ được thể hiện ở nhân gian, mà còn liên thông tới thiên địa quỷ thần.

Ngày nay, hầu hết chúng ta chỉ nhìn thấy công năng thực dụng bề mặt của “văn tự”, mà đã đánh mất tinh thần kính trọng căn bản, ngay cả khái niệm kính trọng văn tự cũng không tồn tại. Thành thật mà nói, nhiều người hiện đại nghĩ như thế này: Việc chúng ta kính trọng hay không kính trọng văn tự thì có tác dụng gì đây? Hãy cùng theo dõi bài viết này để tìm hiểu nhé! Bài viết này cố gắng cung cấp các ví dụ từ ba phương diện hỗ trợ lẫn nhau.

Quý chữ mà được giải nạn

Có một người đàn ông tên là Vương Giả Hương (tự Tiểu Lan) ở Trùng Khánh. Ông là một thầy thuốc dùng y thuật cứu người. Ông thích làm từ thiện,thường cung cấp thuốc miễn phí cho bệnh nhân nghèo, cứu sống vô số mạng người. Ngoài ra, ông cũng sáng lập “Xá quý chữ”, xây dựng kho văn tự để lưu trữ những tờ giấy thư pháp bị vứt bỏ tùy tiện, chọn thời điểm để hỏa hóa. Tro sau khi đốt được thả xuống sông.

Một ngày nọ, một người hàng xóm vô tình gây ra hỏa hoạn, tất cả những ngôi nhà xung quanh đều bị thiêu rụi, duy mỗi nơi ở của nhà họ Vương vẫn bình an vô sự. Đây không phải là kỳ tích duy nhất. Sau này, bọn thổ phỉ đi qua nhà Vương nhiều lần, nhưng chúng chưa bao giờ xông vào cướp tài sản, gia đình Vương cũng không bị tổn hại gì.

Có người nói với Vương Tiểu Lan: “Trong trận hỏa hoạn, tôi đã tận mắt nhìn thấy trên ngọn lửa, có một vị Thần cầm lá cờ canh giữ ngôi nhà của bác. Khi bọn thổ phỉ đi ngang qua, tôi nghe thấy tên cầm đầu hạ lệnh cho thủ hạ: ‘Đừng phá hoại ngôi nhà này.’  Hết thảy đều là công đức trân quý văn tự của bác, thần linh kính trọng, chúng nhân cũng ngưỡng mộ.”

Sau khi nói xong, người này chủ động gia nhập “Hội quý chữ”. Vương Tiểu Lan vui vẻ đồng ý, khuyên: “Việc thiện nhỏ có báo gần, việc thiện lớn có báo lâu dài. Hành thiện không cầu hồi báo, không cần nói nhiều.” Cuối cùng, Vương Tiểu Lan hưởng thọ 90 tuổi, con cháu người nào cũng hiển quý, gia đình của các thành viên trong “Xã quý chữ” nhà nào cũng phát đạt thịnh vượng.

Quý chữ tích đức, tạo phúc trạch con cháu đời sau

Cao Minh, tự Hậu Phu, là người huyện Cam Tuyền, Dương Châu, tỉnh Giang Tô, vì nhà không có con trai, nên quyết tâm hành thiện tích đức, sáng lập “Hội quý chữ”. Ông mua lại những giấy thư pháp người ta vứt bỏ tùy tiện hoặc bị ố vàng để đốt đi, còn dán thông báo lên tường khuyến khích mọi người thu gom giấy thư pháp không sử dụng. Nếu ai đó mang những mảnh giấy vụn đến, ông sẽ thu mua với giá cao hơn. Vào cuối mỗi năm, ông sẽ tăng giá mua những mẩu câu đối Tết được bóc ra khỏi khung cửa, thưởng lì xì cho mọi người dựa trên số lượng giấy thư pháp mà họ thu được. Động thái này đã khiến những người lao động hào hứng tham gia, nên những bức thư pháp bị vứt đi như rác không còn thấy ở huyện nữa.

Cao Minh quý chữ tích đức trong nhiều năm, sau này sinh được hai người con trai, cả hai đều phẩm hành đoan chính, vừa hiếu thuận vừa tài năng, gia tộc cũng vì thế mà vinh hiển qua nhiều thế hệ. Bản thân ông sống đến 89 tuổi, qua đời mà không bệnh tật gì.

Bỏ ác tòng thiện, thiện báo lập tức tới 

Trương Vĩnh Khánh, người làng Tây Nam châu Dự (nay là Hà Nam, TQ), dù học thức không cao, cũng không có gì nổi bật, nhưng lại may mắn được trao cơ hội giữ chức khoa trưởng huyện. Một ngày nọ, ông đi công vụ, tá túc qua đêm tại Cung Văn Xương, mơ thấy Văn Xương Đế nói với ông: “Ngươi là người tốt bụng, đặc biệt quý trọng văn tự, nên mới có thể đạt được địa vị như ngày hôm nay. Nhưng đối với những người không biết đến quả báo, ngươi nên đi khuyên nhủ họ. Chẳng hạn, viết chữ trên ô dù, thể chữ hư tổn không hoàn chỉnh, khó miễn tội báng bổ văn tự, người như vậy sẽ khốn cùng đoản thọ; Tiệm trà tiệm bánh in chữ lên bánh ngọt, bánh bao hấp, khiến người ta nuốt chữ vào bụng, tội này rất lớn, nhẹ ắt sinh ra đứa trẻ câm, nặng ắt tuyệt hậu. Nếu khắc chữ trên đồ dùng hàng ngày, ví như khắc chữ trên nơi mà người ta ngồi lên, bước lên nó, sẽ dẫn đến gia đình suy vong vô vọng; Tiệm giấy cắt chữ, vụn giấy rải rác, cũng đồng dạng là miệt thị chữ, cuối cùng khó tránh một đời bần khốn.”

Trương Vĩnh Khánh sau khi tỉnh dậy, cảm thấy rất sốc. Khi trở về huyện phủ, ông đã báo cáo những gì mình nghe được trong giấc mơ cho huyện trưởng, nhưng huyện trưởng lại không tin. Trương Vĩnh Khánh bí mật tiến hành điều tra đương địa, quả nhiên phát hiện ông chủ quán trà không có con nối dõi, ông chủ tiệm bánh ngọt có một đứa con trai bị câm.

Sau khi huyện trưởng biết được chuyện này, đã tin tưởng, hạ lệnh cấm in chữ lên bánh. Để chuộc tội lỗi trước đây của mình, người chủ tiệm bánh ngọt bắt đầu quý trọng giấy thư pháp, in sách từ thiện và phát miễn phí cho mọi người. Trong vòng một năm, một kỳ tích đã xuất hiện. Đứa con trai câm của ông có thể nói được.

Vì vậy, Trương Vĩnh Khánh đem những gì ông nghe thấy trong giấc mơ, cảnh báo các cửa hàng thuộc các ngành nghề khác nhau trong huyện về quả báo của việc không quý trọng văn tự, đồng thời dẫn dụng ví dụ cửa hàng bánh ngọt làm bằng chứng. Kết quả, một số cửa hàng trong huyện đã ăn năn và sửa chữa. Bấy giờ, những người nghèo trong họ trở nên giàu có, những người đau ốm đều được chữa lành.

Trương Vĩnh Khánh sau đó từ chức, liên kết với các ngành nghề khác nhau cùng thành lập “Hội quý chữ”, chuyên chú thực tiễn việc trân trọng chữ viết. Sau này ông sinh được một cậu con trai thông minh khả ái, gia đình cũng dần trở nên giàu có.

Quả báo từ bức tranh lõa thể

Văn tự có thể giáo hóa con người, truyền thừa văn hóa truyền thống lương thiện, nhưng văn tự cũng có thể làm hư hỏng con người. Nếu thêm vào văn tự những hình ảnh tục tĩu, sẽ làm băng hoại tâm linh và đạo đức con người. Vậy những người làm những việc như vậy có phải chịu quả báo không?

Hứa Bách Xuyên người Phúc Kiến, là một họa sĩ giỏi vẽ nhân vật tỉ mỉ, đặc biệt giỏi vẽ những bức tranh lõa thể. Ông ta thường miêu tả cảnh phụ nữ tắm, múa khỏa thân và mô phỏng nhiều trường cảnh dâm dục khác nhau, cũng như vẽ minh họa cho các tiểu thuyết phong lưu bạch thoại mới nhất. Nhờ kỹ thuật điêu luyện, tranh của ông ta một thời thanh danh vang dội, đắt khách, các hiệu sách lớn tranh nhau thuê ông ta vẽ tranh. Hứa Bách Xuyên vì thế rất tự phụ, khoe khoang về tài nghệ của mình.  

Không ngờ, vào một ngày giông bão, một tia sét bất ngờ đánh thẳng vào tay ông ta. Sau đó, các thê thiếp, con dâu của ông ta đều không thủ đạo phụ nữ, ngày đêm làm chuyện dâm loạn. Hứa Bách Xuyên bi thống than thở: “Tôi đã vẽ những bức tranh tục tĩu, bị quả báo sét đánh còn chưa đủ, như nay vợ con dâm loạn, chính là hại người cuối cùng sẽ tự hại mình!”

Một ngày nọ, một nhóm hàng chục tên côn đồ bất ngờ ập đến, đột nhập vào nhà Hứa Bách Xuyên, hãm hiếp và giết chết thê thiếp của ông ta, đoạt mạng con trai ông ta, đồng thời cướp hết tài sản trong nhà và bắt cóc con dâu của ông ta. Chúng cũng đốt nhà cùng với tất cả những bức tranh tục tĩu cũng như các bản thảo in, mọi thứ của ông ta đều biến thành tro bụi. Quả báo bi thảm này là một lời cảnh báo sâu sắc và đáng suy ngẫm. Viết chữ vẽ tranh tục tĩu làm hại người khác là đại tội, thật sự phải kiêng kỵ! 

Nguồn: “Văn Xương đế quân tích tự công họa luật”

Theo Epoch Times,
Hương Thảo biên dịch