Xã hội phương Tây ngày càng cảnh giác với các hoạt động gián điệp của Trung Quốc. Sau những cảnh báo từ Đức, Anh và các quốc gia khác, quốc gia Bắc Âu Na Uy gần đây đã cảnh báo trong báo cáo thường niên mới nhất về những thách thức an ninh rằng, gián điệp của ĐCSTQ có mặt khắp châu Âu và mạng lưới tình báo của họ đe dọa an ninh châu Âu.

Theo Newsweek, cơ quan tình báo Na Uy đã chỉ ra trong báo cáo thường niên về các thách thức an ninh công bố ngày 12/2 rằng, các hoạt động gián điệp của ĐCSTQ bao gồm tình báo chính trị và gián điệp công nghiệp, và không gian mạng là cổng chính của nó.

Bài báo cho biết, các cơ quan tình báo Trung Quốc đã sử dụng một loạt công cụ phổ biến và cơ sở hạ tầng kỹ thuật số để che giấu hoạt động của họ, và tiến hành các hoạt động gián điệp trên khắp châu Âu, với sự trợ giúp của các tác nhân như các nhà ngoại giao, phái đoàn du lịch, cá nhân, doanh nghiệp và các nhóm lợi ích đặc biệt.

Các cơ quan tình báo của ĐCSTQ cũng có mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với các công ty Trung Quốc. Theo luật của Trung Quốc, tất cả công dân và công ty Trung Quốc được yêu cầu hỗ trợ chính phủ thu thập thông tin tình báo khi cần thiết.

Cơ quan tình báo Na Uy cũng cảnh báo phương Tây đang phải đối mặt với “tình hình an ninh nguy hiểm hơn năm ngoái”, khi các nhóm cực đoan như ĐCSTQ, Nga và Hamas do Iran hậu thuẫn đặt ra thách thức đối với trật tự thế giới hiện nay.

Ngoài ra, do ĐCSTQ cung cấp cho Nga “máy móc, phương tiện, sản phẩm điện tử và linh kiện” cần thiết cho ngành công nghiệp vũ khí của nước này, nên lợi thế của Nga trong cuộc xâm lược Ukraina dần tăng lên. Nhiều nước phương Tây cáo buộc chính phủ Trung Quốc hoạt động gián điệp mạng. Chỉ một tuần trước báo cáo an ninh của Na Uy, quốc gia châu Âu Hà Lan đã cáo buộc các tin tặc được ĐCSTQ hậu thuẫn đã xâm nhập vào mạng quân sự của họ. Đây là lần đầu tiên Hà Lan công khai cáo buộc ĐCSTQ về tội gián điệp mạng.

Bên cạnh đó, hôm 5/2 Philippines cũng chỉ ra rằng tin tặc của ĐCSTQ đã cố gắng tấn công hệ thống email của Bộ Công nghệ Thông tin và Truyền thông Philippines, trang web của Trung tâm Giám sát Bờ biển Quốc gia cùng trang web cá nhân của Tổng thống Philippines, và tin tặc đã bị chặn.

Hôm 7/2, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ cho biết, gần đây, những tin tặc được chính phủ Trung Quốc hậu thuẫn không thể xâm nhập vào hệ thống Internet của Hoa Kỳ.

Một năm trước, Thomas Haldenwang, Giám đốc Văn phòng Bảo vệ Hiến pháp Liên bang Đức, nói rằng ông lo ngại ĐCSTQ đang tăng cường các hoạt động gián điệp chống lại Berlin và sự phụ thuộc kinh tế của Đức vào Trung Quốc có thể bị Bắc Kinh lợi dụng để áp đặt ảnh hưởng.

Ngoài ra, cơ quan tình báo Anh cũng liên tục cảnh báo về các hoạt động gián điệp của ĐCSTQ trong thời gian qua. Ngoài việc bắt giữ một nhà nghiên cứu quốc hội vì nghi ngờ làm gián điệp cho Bắc Kinh, chính phủ Anh hồi tháng 9 năm ngoái cho biết, gián điệp Trung Quốc đang tiến hành các hoạt động “săn đầu người” đối với các quan chức Anh ở những vị trí nhạy cảm để lấy bí mật và kiến ​​thức chuyên môn. 

Vào tháng 11 năm ngoái, Ken McCallum, người đứng đầu cơ quan tình báo MI5 của Anh, đã chỉ ra rằng, “các hoạt động của ĐCSTQ đặt ra thách thức chiến lược mang tính lật đổ nhất đối với Vương quốc Anh”.

Cùng thời điểm cơ quan tình báo Na Uy cảnh báo gián điệp Trung Quốc đang ở khắp châu Âu, Tập đoàn Microsoft và OpenAI công bố một báo cáo vào ngày 14/2 nói rằng, các hacker được chính phủ Trung Quốc, Nga, Iran và Triều Tiên hậu thuẫn vẫn tiếp tục sử dụng công cụ ChatGPT do Microsoft tài trợ để xác định các lỗ hổng trong hệ thống máy tính, chuẩn bị các hoạt động lừa đảo, giả mạo thông tin nhạy cảm hoặc vô hiệu hóa phần mềm diệt virus, đánh lừa mục tiêu tấn công của chúng.

Các quan chức an ninh mạng hàng đầu của phương Tây đã cảnh báo từ năm ngoái rằng những kẻ lừa đảo đang lạm dụng những công cụ như vậy.