Mới đây, sau khi vừa có lời cảm ơn Bắc Kinh, Iran lại bày tỏ sự phản đối một cách mạnh mẽ khiến Bắc Kinh bối rối. Đây không phải lần đầu tiên, trước đó Iran đã từng làm chính quyền Trung Quốc phải đưa ra các biện pháp ‘dập lửa’ rất tốn kém. Những yêu cầu của Iran không chỉ có thể được xoa dịu bằng lời nói mà còn đòi hỏi Bắc Kinh phải chi rất nhiều tiền. Lần này Bắc Kinh sẽ phải ứng phó thế nào?.

Ngay sau khi các quan chức Iran cảm ơn chính phủ Trung Quốc về việc bày tỏ lời chia buồn đối với vụ tai nạn của Tổng thống Raisi, họ bất ngờ lên tiếng phản đối. 

Theo truyền thông Iran, ngày 2/6, Bộ Ngoại giao Iran đã triệu tập Đại sứ Trung Quốc tại Tehran để phản đối việc Bắc Kinh ủng hộ những tuyên bố vô căn cứ tại Điều 26 của Tuyên bố chung Trung Quốc-Ả Rập. Bài viết nêu rõ Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) có chủ quyền đối với 3 hòn đảo ở Vịnh Ba Tư gồm Greater Tunb, Lesser Tunb và Abu Musa, nhưng Iran cho rằng 3 hòn đảo này thuộc về Iran.

Tổng thống UAE Al Nahyan vừa kết thúc chuyến thăm cấp nhà nước tới Trung Quốc. Trung Quốc và UAE đã ký tuyên bố chung, vấn đề ba hòn đảo liên quan đến tuyên bố này đã gây ra sự bất mãn với Iran. Iran nhấn mạnh Tehran và Bắc Kinh “có mối quan hệ đặc biệt và hoàn hảo”.

Các nhà ngoại giao Iran cho biết, Tehran hy vọng Bắc Kinh sẽ điều chỉnh lập trường của mình về vấn đề này, do Iran có sự hợp tác chiến lược với Trung Quốc. Đại sứ Trung Quốc cho biết ông sẽ truyền đạt sự phản đối của Iran tới chính phủ. Nhà bình luận gốc Hoa, Chu Hiểu Huy (周晓辉) đặt câu hỏi, ĐCSTQ, vốn có ý định kết bạn tốt với tất cả các bên ở Trung Đông, sẽ ứng phó thế nào trước sự phản đối mạnh mẽ của Iran?

Nhà bình luận Chu nói rằng, mọi người có thể tham khảo phản ứng của ĐCSTQ trước các cuộc biểu tình ở Iran năm 2022. Vào tháng 12 năm đó, ông Tập Cận Bình đã đưa ra tuyên bố chung sau khi đến thăm kẻ thù không đội trời chung của Iran là Ả Rập Xê út và tham dự Hội nghị thượng đỉnh Ả Rập-Trung Quốc đầu tiên.

Ngoài việc đề cập đến vấn đề hạt nhân cực kỳ cấm kỵ của Iran và kêu gọi Iran thực hiện hợp tác toàn diện với Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế, Bắc Kinh còn liên quan đến chủ quyền 3 hòn đảo đang tranh chấp giữa Ả Rập xê út và Iran nên bị Iran coi là “kẻ phản bội”. 

Ngay lập tức, các quan chức cấp cao của Iran bày tỏ sự bất bình mạnh mẽ. Ngoại trưởng Iran Abdullahi Yan viết trên mạng xã hội X rằng, ba hòn đảo này là “những phần thuần khiết và không thể chia cắt của lãnh thổ Iran” và Tehran sẽ không ngần ngại bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của mình. 

Mohammad Jamshidi, cố vấn chính trị của Tổng thống Iran Raisi, đã đăng trên mạng xã hội X rằng, Iran đã ngăn chặn sự lây lan của chủ nghĩa khủng bố sang phía đông và phía tây, ngụ ý rằng Bắc Kinh “không đủ tốt đẹp”.

Ngoài ra, chính quyền Iran cũng khẩn trương triệu tập đại sứ Trung Quốc để bày tỏ “sự bất bình mạnh mẽ”, trong khi truyền thông Iran đáp trả Bắc Kinh bằng cụm từ “Đài Loan độc lập, các quyền hợp pháp” trên trang nhất, và mạng xã hội X cũng bất ngờ rộ lên chủ đề “Đài Loan độc lập”. 

Theo nhà bình luận Chu Hiểu Huy, điều này cho thấy cả khu vực chính thức và tư nhân ở Iran đều rất tức giận trước “sự hai mặt” của ĐCSTQ.

Trước sự tức giận của Iran, Bộ Ngoại giao Trung Quốc trước tiên lập luận rằng, các nước vùng Vịnh (GCC) và Iran là bạn của ĐCSTQ, và việc Bắc Kinh phát triển quan hệ với cả hai bên. Sau đó, cấp cao nhất của Trung Nam Hải cử Hồ Xuân Hoa (胡春华), Phó Thủ tướng Trung Quốc lúc bấy giờ, dẫn đầu Phái đoàn kinh tế và thương mại tới Iran để dập lửa.

Phó Thủ tướng Hồ đã gặp Tổng thống Iran Raisi (vừa qua đời mớ đây) tại Tehran, thủ đô của Iran và chuyển lời chào của ông Tập. Vào thời điểm đó, các phương tiện truyền thông chính thức của ĐCSTQ tuyên bố rằng, “Bắc Kinh nhìn nhận mối quan hệ Trung Quốc – Iran từ góc độ chiến lược, và sẽ không dao động trong quyết tâm phát triển quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Iran. 

Bắc Kinh kiên quyết ủng hộ Iran chống lại sự can thiệp từ bên ngoài và bảo vệ chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ và phẩm giá quốc gia”.

Các phương tiện truyền thông chính thức của ĐCSTQ đưa tin rằng Tổng thống Raisi rất quan tâm đến ĐCSTQ. Tuy nhiên, các báo cáo của truyền thông Iran gần với sự thật hơn. Theo các báo cáo, ông Raisi đã thẳng thắn nói trong cuộc họp rằng, một số quan điểm mà ông Tập Cận Bình bày tỏ trong chuyến thăm khu vực gần đây của mình đã gây ra sự bất mãn và khó chịu trong người dân và chính phủ Iran. 

Ông Raisi cho biết: “Iran nghiêm túc yêu cầu bù đắp những quan điểm này của Trung Quốc”. Ông cũng cho rằng chuyến thăm của phái đoàn Trung Quốc tới Iran là cơ hội tốt để mở rộng hợp tác kinh tế và thương mại, đồng thời nhấn mạnh các thỏa thuận quan trọng đã ký kết giữa Iran và Trung Quốc trước đây, nhấn mạnh rằng cần nỗ lực để thực hiện các thỏa thuận song phương.

Theo nhà bình luận Chu Hiểu Huy, nói cách khác, những yêu cầu của Iran không chỉ có thể được xoa dịu bằng lời nói mà còn đòi hỏi ĐCSTQ phải chi rất nhiều tiền. Rõ ràng, cựu Phó thủ tướng Hồ Xuân Hoa tới Iran cùng một phái đoàn kinh tế và thương mại là để đáp ứng yêu cầu của Iran. 

Về vấn đề này, các phương tiện truyền thông chính thức của ĐCSTQ không rõ ràng mà chỉ nói rằng “chúng tôi sẽ hợp tác để thúc đẩy thực hiện kế hoạch hợp tác toàn diện giữa Trung Quốc và Iran, và thúc đẩy những tiến bộ mới liên tục trong hợp tác thực tế giữa hai nước”.

Truyền thông Iran đưa tin chi tiết hơn, cho biết Trung Quốc và Iran sẽ cùng đầu tư vào các dự án trị giá hàng chục tỷ USD nhằm thúc đẩy hợp tác về kinh tế, công nghiệp, năng lượng, giao thông, tài chính và kế hoạch ngân hàng. 

Đây đều là những dự án nằm trong thỏa thuận hợp tác 25 năm được ký kết giữa Trung Quốc và Iran vào năm 2021. Theo nhà bình luận Chu, dù được cho là đầu tư chung nhưng Bắc Kinh chắc chắn sẽ phải nhận lấy phần lớn, nếu không sau đó Iran sẽ không “dừng cơn giận”.

Chưa nói tới việc Ả Rập xê út và các nước Ả Rập khác nhìn nhận sự chống lưng của ĐCSTQ như thế nào, những người Trung Quốc không đủ tiền chữa bệnh, không đủ tiền mua nhà, không tìm được việc làm hoặc thậm chí chết đói sẽ cảm thấy thế nào nếu họ biết rằng, ĐCSTQ đã phung phí hàng chục tỷ đô? Có bao nhiêu người vẫn tin vào lời nói dối “nhân dân là trên hết” của ĐCSTQ?

Nhà bình luận Chu Hiểu Huy chỉ ra rằng, giờ đây, Iran lại bày tỏ sự bất bình với Bắc Kinh và rất có thể đang buộc Bắc Kinh phải đổ máu một lần nữa. 

Nếu Bắc Kinh không đồng ý và đã bí mật làm những việc trái với đạo lý như ủng hộ tổ chức khủng bố Hamas, vi phạm luật pháp quốc tế như viện trợ quân sự cho Nga, gây rối tình hình ở Trung Đông và liên quan đến năng lượng của Mỹ, thì liệu Iran có tiếp tục làm như vậy không? 

Vì thế, Bắc Kinh đang bị Iran lợi dụng điểm yếu, rất có thể sẽ tiếp tục đáp ứng một số yêu cầu của Iran và dùng tiền để dập tắt ngọn lửa cho tham vọng của chính mình.