Các nhà thiên văn học sau một quá trình tìm kiếm chân lý, cuối cùng đã quay trở về chứng minh điều tôn giáo đã khẳng định hàng ngàn năm trước.
Nhận thức của tôn giáo về vũ trụ
Sự sinh ra và phát triển của vũ trụ, theo những tôn giáo chính thống, có một Đấng Toàn Năng đã thực hiện việc này.
Trong các cuốn sách của Thiên Chúa giáo nói rằng:
“Các tầng trời rao truyền về sự vinh hiển của Chúa, bầu trời giãi tỏ công việc tay Ngài làm.”
“Tất cả mọi thứ mà Ngài đã làm, có thể là bạn và tôi, hoặc động vật hoang dã, thiên thần, hoặc sao và hành tinh, đã được tạo ra vì sự vinh hiển của Ngài.”
“Khi chúng ta nhìn thấy một quang cảnh ngoạn mục của Dải Ngân hà hay quan sát Sao Thổ qua kính thiên văn, chúng ta thấy ngạc nhiên trước những kỳ quan của Chúa!”
Người Dogon, một tộc người Châu Phi không có chút tiếp xúc nào với nền văn minh hiện đại và nổi tiếng về những kiến thức vũ trụ, cũng có lí giải về sự hình thành vũ trụ.
Theo người Dogon vật chất có trước tiên là Amma- một vị thần không có nguồn gốc từ đâu cả. Amma là một quả cầu, một quả trứng và quả trừng này đóng kín. Ngoài nó ra không hề có vật chất nào khác”, “Thế giới bên trong Amma lúc đó vẫn chưa có không gian và thời gian, “Đến một ngày Amma mở mắt, ý nghĩ thoát ra, báo hiệu sự phát triển sắp tới của thế giới”.
Trong Phật giáo cũng lí giải sự hình thành của vũ trụ bắt nguồn từ một “Pháp” vĩ đại. Tất tả vạn sự vạn vật trong vũ trụ bao gồm cả vật chất và tâm thức, hữu hình và vô hình đều sinh ra từ Pháp.
Mà Pháp sinh ra từ đâu? Pháp là những điều mà các vị Phật, Thần vĩ đại đã giác ngộ được trong quá tình tu luyện.
Nhận thức của Đạo giáo cũng tương tự như Phật giáo, nếu trong Phật giáo vạn vật sinh ra từ Pháp – nguyên lý, thì trong Đạo giáo vạn vật sinh ra từ Đạo – con đường.
Theo Đạo giáo, trước khi vũ trụ thành hình, trong khoảng không gian hư vô bao la, có một chất sinh rất huyền diệu, gọi là ĐẠO. Đạo là thể vô hình vô tướng, không sinh không diệt, hằng hữu đời đời. Sở dĩ con người không thấy được Đạo là vì tầng thứ của con người không đủ, chỉ có bậc giác ngộ ở tầng thứ cao mới nhận thức được.
Đạo biến hóa ra Âm – Dương. Âm – Dương hòa hợp tạo ra vũ trụ và vạn vật.
Lão Tử cũng cho rằng con người là một tiểu vũ trụ, có cấu trúc tương tự như vũ trụ.
Nhận thức của của khoa học về vũ trụ
Theo khoa học nhận định trong thời kỳ đầu, vũ trụ hình thành từ vụ nổ Big Bang, sau khi vũ trụ mở rộng một cách “tự nhiên”, vũ trụ ở trong trạng thái cân bằng động, là sự phối hợp với nhau bởi các lực cơ bản: lực hấp dẫn, trọng lực, lực hạt nhân yếu, lực hạt nhân mạnh,…
Nhưng có một điểm khó hiểu ở đây là: có một nguyên lý trong vật lý học rằng mọi vật có khuynh hướng trở thành vô trật tự. Như bất cứ người nào cũng đã từng nhận biết, đồ vật có khuynh hướng hư hỏng hoặc phân rã khi không ai gìn giữ. Các khoa học gia gọi khuynh hướng này là “nguyên lý thứ hai của nhiệt động học”.
Chúng ta thấy tác dụng của nguyên lý này hàng ngày. Nếu bỏ mặc, thì một chiếc xe hơi hay chiếc xe đạp mới sẽ thành phế liệu. Một tòa nhà bỏ hoang sẽ trở thành một đống đổ nát. Trong khi vũ trụ chúng ta đang ở một trạng thái phi thường trật tự, với các lực được tinh chỉnh vô cùng chính xác.
Nếu lực hạt nhân chỉ yếu hơn vài phần trăm, thì một proton không thể kết hợp với một neutron để tạo thành một deuteron. Nếu trường hợp này xảy ra, không có một ngôi sao nào có thể phát sáng.
Ngược lại ở một thái cực khác, nếu lực hạt nhân chỉ mạnh hơn vài phần trăm, thì mỗi từng proton sẽ nhanh chóng kết hợp với các proton khác, dẫn tới một vụ nổ. Các ngôi sao phát sáng trong vũ trụ, kiểu như mặt trời, cũng sẽ nhanh chóng bị nổ tung.
Điều gì sẽ xảy ra? Vũ trụ chìm trong bóng tối và không có sự sống nào cả.
Cường độ lực hạt nhân lại vừa khéo nằm đúng trong khoảng phạm vi hẹp mà tại đó hai viễn cảnh thảm họa trên sẽ không xảy ra.
Thêm nữa, để sự sống trên trái đất hình thành cũng cần rất nhiều yếu tố: kích thước, nhiệt độ, khoảng cách tương đối, và lớp bao phủ hóa học của hành tinh, Mặt trời, và Mặt trăng,…
Theo một nhà khoa học tính toán, nếu vũ trụ chỉ là sự kết hợp ngẫu nhiên của các lực cơ bản thì xác suất để vũ trụ ổn định và một hành tinh hình thành sự sống gần như bằng 0. Chính vì vậy, nhiều nhà khoa học đã bắt đầu khẳng định rằng cần phải có một lực lượng siêu nhiên điều khiển mọi thứ.
Sự khẳng định này cũng không phải là võ đoán mà có những căn cứ khoa học hết sức xác thực:
Như đã khẳng định ở trên, vũ trụ phải được tinh chỉnh một cách vô cùng khéo léo thì mới đi vào trạng thái ổn định và sự sống ra đời. Sự tinh chỉnh này khiến chúng ta dự đoán rằng có một siêu trí tuệ vĩ đại điều khiển mọi thứ.
Nếu căn cứ trên là một dự đoán về một siêu trí tuệ là điều kiện cần, thì căn cứ dưới đây sẽ là một kết quả xác thực, một điều kiện đủ để khẳng định vũ trụ tồn tại một hay những siêu trí tuệ.
Theo nghiên cứu của dự án Mô phỏng Thiên niên kỷ (Millennium Simulation), sau khi chi hàng tỉ đô la cho nghiên cứu này, các nhà khoa học đã phát hiện, có một sự tương đồng đáng kinh ngạc giữa mạng lưới nơ-ron thần kinh trong các tế bào của não bộ và sự phân bố của vật chất trong vũ trụ.
Các nhà nghiên cứu đã nhận xét: “Gần như tất cả những gì tồn tại trong vũ trụ lớn đều được phản ánh trong tế bào sinh học như một tiểu vũ trụ. Nói đơn giản, vũ trụ có thể được nhìn nhận như một tế bào.”
Điều này cũng tương đồng với nhận định của Đạo giáo và Phật giáo. Đạo giáo xem thân thể người như một tiểu vũ trụ. Trong Phật giáo cũng giảng: “trong một hạt cát có tam thiên đại thiên thế giới”, tức là trong một hạt cát có 3000 đại thế giới, có thể đó là một cách nói khẳng định rằng thế giới vi mô cũng phức tạp không kém gì thế giới vĩ mô. Ngày nay các nhà khoa học cũng nhận thấy cấu trúc của phân tử, các điện tử quay quanh hạt nhân nguyên tử cũng không khác với các hành tinh quay quanh hệ mặt trời.
Đến đây ta nhận thấy rằng, các nhà thiên văn học sau một quá trình tìm kiếm chân lý, cuối cùng đã quay trở về chứng minh điều tôn giáo đã khẳng định hàng ngàn năm trước.
Hy vọng