Trong nghiên cứu khoa học thông thường, đối với mỗi một vấn đề, người ta thường đặt ra các nghi vấn và giả thiết, sau đó tiến hành làm thí nghiệm, nếu thành công thì sẽ đem ứng dụng thực tế. Chúng ta vẫn thường được dạy phương pháp nghiên cứu như vậy ở các trường học. Nhưng đôi khi do lơ đãng vì đang phải đón nhận một thí nghiệm thất bại thì cánh cửa mới lại được mở ra.
Một ví dụ rất nổi tiếng trong quá khứ, đó là việc con người đã “vô tình” tìm ra thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, phải có những tình huống như thế này thì mới làm động đến tâm can của các nhà khoa học hiện đại. Họ cứ mải mê tìm kiếm đáp án theo một lối mòn đã cũ. Gần đây, một nữ sinh 19 tuổi đang học cấp 3 của Canada gốc Trung Quốc đã giành giải thưởng cao nhất trong “Giải thưởng Phát triển khoa học trẻ” của Canada. Chỉ vì không cẩn thận, cô bé làm đổ lọ thí nghiệm nên đã phát hện ra phương pháp.
Sir Alexander Fleming, do “bất cẩn”, đã tình cờ phát hiện ra thuốc kháng sinh làm chấn động thế giới vào năm 1928.
Cô gái Hoa Kiều tại Canada 19 tuổi này tên là Jeany Yao. Em sinh ra tại Thẩm Dương, Trung Quốc. Theo gia đình di cư đến Canada từ khi còn nhỏ, Jeany Yao được lớn lên trong môi trường giáo dục tuyệt vời của Canada. Với niềm đam mê nghiên cứu khoa học, em đã đạt nhiều thành tích xuất sắc trong các cuộc thi nghiên cứu. Vì thế các thầy cô trong trường rất kỳ vọng vào em.
Jeany cho biết, em có niềm đam mê với những thí nghiệm khoa học ngay từ khi còn nhỏ. Vì thế, em đã nuôi chí lớn là hi vọng bản thân có thể mang lại cải biến lớn cho đời sống con người.
Giành được giải thưởng cao nhất trong “Giải thưởng Phát triển khoa học trẻ” của Cannada! Thật vô cùng khâm phục!
Câu chuyện được bắt đầu từ khi em cùng với các bạn đến bãi thải rác để tìm hiểu. Nhìn cảnh tượng bãi rác khổng lồ khiến em phát hoảng. Cảnh tượng bãi rác thải mênh mông với đầy các loại rác, em đã hỏi nhân viên làm công tác xử lý rác ở địa phương và hỏi: “Phải mất bao lâu để chúng có thể phân hủy hết?”. Và rồi em nhận được câu trả lời: “Có thể nào… Vĩnh viễn không thể xử lý được không?” Câu trả lời cứ in sâu trong tâm trí em, mỗi ngày, cảnh tượng bãi rác thải đều khiến em ngủ không ngon giấc. Em đã quyết trí phải tìm ra phương pháp phân hủy hết nhựa plastic, thế là …
Em đã bắt tay vào tiến hành nghiên cứu, thu thập mẫu. Cuối cùng, do tình cờ em đã phát hiện ra hai loại khuẩn phân hủy trong tự nhiên. Loại khuẩn này có điểm quý hiếm ở chỗ nào? Nhựa Plastic khó phân hủy cũng bởi vì kết cấu của nó cực kỳ phức tạp và chắc chắn, nếu để chúng trong tự nhiên thì phải đợi mấy ngàn năm hoặc mấy trục ngàn năm mới có thể phân hủy xong. Kết cấu của phân tử nhựa càng nhỏ thì lại càng khó phân hủy hơn. Tuy nhiên, khi sản xuất, để nhựa plastic có tính co dãn, người ta thường cho thêm vào một hợp chất giống như là moon agent. Hợp chất này còn khó phân hủy hơn nhựa plastic 10 lần khi ở trong tự nhiên. Tuy nhiên, vì kết cấu của nó đơn giản, nên vi khuẩn có thể gia tăng khả năng phân hủy nó.
Loại vi khuẩn này lại được Jeany tình cờ phát hiện ra ở phòng thí nghiệm. Trước đây, các em còn không biết được khả năng đặc biệt của loại khuẩn này. Một lần, em cùng các bạn đã sơ ý làm đổ lọ thí nghiệm, khiến loại khuẩn và nhựa ở cùng một chỗ đã sinh ra phản ứng. Sau khi lau chùi sạch sẽ, các em mới kinh ngạc phát hiện loại khuẩn này đã phân hủy hết nhựa plastic. Vô cùng vui sướng, em và các bạn tiếp tục nghiên cứu theo hướng này. Em tách lấy khuẩn gốc đem đi làm thí nghiêm giống như thế, sau cùng thí nghiệm đã khẳng định phát hiện mới, kết quả này mang đến hi vọng cho con người.
Với phát hiện vô cùng to lớn, em đã nhận được giải thưởng cao nhất về Giải thưởng Phát triển khoa học trẻ của Canada. Mỗi lần em diễn thuyết, khán phòng đều chật ních người, khán giả hầu như là các nhà khoa học tiền bối và đặc phái viên của các công ty lớn đến để tìm hiểu.
Ngay cả tỷ phú Bill Gates cũng đã bày tỏ sự quan tâm đến nghiên cứu của em!
Em đã nói gì trong bài diễn thuyết của mình?
Mặc dù, nhận được giải thưởng cao, các công ty chuyên nghiên cứu sẵn lòng mời em về hợp tác, nhưng Jeany và các bạn của mình đều nói mình còn quá trẻ, phát hiện này cũng mới làm ở mức thí nghiệm nhỏ, chưa có thành thục. Vì thế các em chưa sẵn sàng để làm kinh doanh. Em muốn tiếp tục học nghiên cứu sâu hơn, tiếp tục tìm ra những phát hiện vĩ đại lớn khác, tốt cho việc thúc đẩy sức khỏe con người. Cũng giống như em đã gặp may mắn bên bờ sông gần nhà tìm được giải pháp, và tất cả điều này là chỉ giống như gặp tai nạn mà tìm thấy. Chúng ta đã từng hi vọng, một ngày nào đó, con người không còn phải gặp rắc rối bởi nhựa, và ngày nay, những người bạn trẻ đã giải được mối lo ngại to lớn ấy. Chúng ta cùng chờ xem!
San San
Xem thêm: