Thời Chiến tranh Lạnh, khi đang tiến hành một dự án khoan sâu hơn 12 km vào trong lòng Trái Đất, các nhà khoa học Liên Xô đã nghe thấy một âm thanh giống “tiếng la hét ghê rợn của hàng triệu người”.
Từ dự án “điên rồ” khoan sâu vào lòng Trái Đất…
Năm 1962, chính phủ Liên Xô thành một Hội đồng khoa học liên ngành để triển khai một dự án “điên rồ” mà chưa có quốc gia nào trên thế giới dám thực hiện với tên gọi: “Siêu hố sâu Kola” (Kola Superdeep Borehole). Dự án này nhằm khoan sâu xuống Vùng gián đoạn Mohorovičić.
Vùng gián đoạn Mohorovičić (gọi tắt là Moho) được lấy theo tên nhà địa chất học người Croatia Andrija Mohorovičić (1857 – 1936), người có công tìm ra nó vào năm 1909. Đây là vùng ranh giới giữa lớp vỏ và lớp phủ của Trái Đất, nằm dưới bề mặt khoảng 60 km (hình dưới).
Các nhà khoa học Liên Xô tỏ ra rất phấn khởi, họ đã cố gắng hết sức và bỏ rất nhiều chi phí cho một kế hoạch lâu dài, đầy tham vọng thậm chí được nhìn nhận là “bất khả thi” này. Bởi vào đầu thập niên 60, các nhà khoa học Mỹ (đối thủ cạnh tranh với Liên Xô trên mọi phương diện) từng đề xuất một dự án tương tự mang tên Mohole (với cùng mục đích khoan chạm đến Vùng gián đoạn Mohorovičić) lên Ủy ban điều hành của Quỹ khoa học quốc gia Mỹ (NSF), nhưng đã bị Quốc hội Mỹ thẳng tay hủy bỏ. Có thể họ cho rằng, công nghệ thời đó chưa chưa cho phép khoan sâu vào lòng Trái Đất như thế. Nhưng Liên Xô đã dám bước một bước tiên phong, và có vẻ như đây là một quyết định đúng đắn.
Năm 1965, họ chọn một khu đất ở huyện Pechengsky, thuộc bán đảo Kola và cho xây dựng một tòa tháp cao 196m để cố định thiết bị khoan. Tọa độ khoan mà các nhà khoa học Liên Xô lựa chọn là 69° Bắc và 30° Đông.
Ngày 24/5/1970, việc khoan sâu vào lòng đất chính thức bắt đầu.
Viện đến công nghệ khoan đào tối tân nhất thời bấy giờ là Uralmash-4E, và sau đó là Uralmash-15000, các nhà địa chất đã khoan được một hệ thống lỗ hổng mà họ gọi là Hố khoan siêu sâu Kola (Kola Superdeep Borehole).
Năm 1989, sau gần 19 năm miệt mài khoan đào, các nhà khoa học Liên Xô đã khoan được một lỗ hổng trung tâm, với tên gọi SG-3, có độ sâu khủng khiếp là 12.262 mét (12,262 km).
Tại độ sâu này, SG-3 nắm giữ kỷ lục “lỗ hổng nhân tạo sâu nhất mà con người làm được trên Trái Đất” trong gần hai thập kỷ.
Phải mãi cho đến năm 2008, khi lỗ dầu khoan Al Shaheen của Qatar đạt độ sâu 12.289 mét, thì Hố khoan siêu sâu Kola mới bị mất danh hiệu của mình.
… đến loạt bí ẩn kinh hãi không lời giải đáp
Năm 1994, công việc khoan đào buộc phải chấm dứt do sự hạn chế của mũi khoan. Mũi khoan không thể chịu được mức nhiệt gia tăng trong lòng đất, do đó độ sâu 15.000 m theo kế hoạch đề ra không thể thành hiện thực.Như vậy, thạm vọng khám phá một “thế giới bí ẩn khác” trong lòng đất của các nhà khoa học Liên Xô đành phải bỏ giữa chừng.
Vấn đề kỹ thuật hóc búa này chưa xong, các nhà khoa học Liên Xô lại liên tiếp đụng phải những hiện tượng huyền bí khác trong lòng đất.
Một mặt, trong quá trình khoan, các mũi khoan tự động xoay tròn “như mất bánh lái”, như thể bị một “lực lượng” bí ẩn nào đó điều khiển. Mặt khác, và thậm chí còn đáng kinh hãi hơn, một loạt âm thanh rợn người phát ra từ sâu bên trong lòng đất.
Một thành viên giấu tên từng tham gia dự án kể lại, khi họ đưa máy thu âm xuống các lỗ khoan với mục đích “thu thập các âm thanh về sự dịch chuyển trong lòng Trái Đất”, thì cái mà họ nghe thấy lại là những tiếng la hét kinh hoàng, ghê rợn, không khỏi khiến bất kỳ ai sởn tóc gáy.
Khi họ đưa máy thu âm xuống các lỗ khoan với mục đích “thu thập các âm thanh về sự dịch chuyển trong lòng Trái Đất”, thì cái mà họ nghe thấy lại là những tiếng la hét kinh hoàng, ghê rợn, không khỏi khiến bất kỳ ai sởn tóc gáy.
Vì cho rằng âm thanh bị nhiễu họ đã đưa máy thu âm xuống sâu hơn nữa để kiểm tra. Tiếng gào thét càng trở nên rõ rệt (Video âm thanh dưới cuối bài).
Và đó không phải là tiếng hét của “một người” mà là của “hàng triệu người”!
Vì cho rằng đó là tiếng gào thét đau đớn của những “linh hồn bị nguyền rủa”, rất nhiều người đã từ bỏ dự án vì bị chấn động tâm lý và hoang mang cực độ.
Đó là lý do vì sao, nhiều người gọi Hố khoan siêu sâu Kola là “Lỗ Địa ngục (Hell Hole)”. Và âm thanh ghê rợn sởn tóc gáy tại lỗ khoan này đến nay vẫn chưa có lời giải đáp.
Đến năm 2005, sau 35 năm không ngừng khoan đào, dự án Hố khoan siêu sâu Kola của Liên Xô tạm dừng và chính thức khép lại vào năm 2008 do bị mất nguồn kinh phí.
Video ghi lại âm thanh kỳ dị trong lòng hố khoan siêu sâu Kola:
Dựa trên thông tin hiện tại, không thể đưa ra bất kỳ kết luận gì về nguồn gốc của thứ âm thanh ghê rợn phát ra từ độ sâu hơn 12 km bên dưới lòng đất này. Nhưng nó hẳn khiến rất nhiều chúng ta liên tưởng đến khái niệm “địa ngục” trong hầu khắp các nền văn hóa trên khắp thế giới qua các thời kỳ. Đây là nơi những người từng làm những việc xấu ác khi còn sống phải chịu sự trừng phạt bằng những hình phạt tra tấn hà khắc, khủng khiếp.
Lúc trà dư tửu hậu khi hội họp bạn bè , nếu ai đó hứng chí muốn nghe một câu chuyện giật gân, hãy kể cho họ biết rằng địa ngục có tồn tại, và trích dẫn câu chuyện trên như một “bằng chứng”.
Tất nhiên, những âm thanh ghê rợn trên chẳng thể hội đủ bất kỳ điều kiện nào để được nhìn nhận như một “bằng chứng khoa học” đích thực, nhưng trên phương diện tâm lý hay tinh thần, nó có thể đóng một vai trò tích cực, như một lời nhắc nhở cho chúng ta biết rằng vẫn còn rất nhiều điều mà khoa học chưa thể giải thích. Chí ít trong trường hợp trên, sau nhiều thập niên, âm thanh trên vẫn là một ẩn đố chưa có lời giải.
Không chỉ vậy, nó còn là một lời nhắc nhở chúng ra rằng những gì được nói đến trong thần thoại, truyền thuyết, hay tôn giáo không nhất định là sai chỉ vì chúng ta chưa tiếp cận được nó, chưa thực chứng được nó. Nên chăng gọi nó là một hiện tượng nằm bên ngoài khoa học, để ngỏ nhiều giả thuyết “không tưởng” xoay quanh những gì được đề cập đến trong tín ngưỡng các nền văn hóa trên thế giới về một khái niệm khá phổ biến: “Địa Ngục”?
Một điều thú vị là, nếu bạn dám mơ mộng một chút, để niềm tin dẫn lối và tiến thêm một bước nữa, bạn sẽ kinh ngạc khi phát hiện ra rằng, bên cạnh khám phá trên, các nhà khoa học NASA dường như cũng đã chụp được hình ảnh đầu tiên của … THIÊN ĐÀNG.
Video tóm tắt bài viết:
Quý Khải