Có nhiều truyền thuyết và huyền thoại về những ‘cổng cổng dẫn đến địa ngục’ trên thế giới. Trong loạt bài này, chúng ta hãy cùng điểm qua 5 địa danh như vậy.

Paris hoa lệ – thủ đô nước Pháp hay còn được gọi là La Ville Lumière, có nghĩa là Kinh đô ánh sáng. Nhưng ít ai biết rằng bên dưới thành phố nhộn nhịp có dân số 12 triệu người này lại là một nghĩa trang khổng lồ với 6 triệu hài cốt, theo trang An Ninh Thế Giới.

Hầm mộ Paris

Nghĩa trang Les Catacombes hay còn được gọi là Hầm mộ Paris, trở thành một “vương quốc của người chết” đúng như biệt danh mọi người đặt cho nó.

Hầm mộ khổng lồ này có nguồn gốc từ các mỏ đá vôi nằm ở ngoại ô thành phố. Người ta đã bắt đầu khai thác các mỏ khoáng sản này từ thời La Mã, họ dùng chúng để cung cấp nguyên vật liệu xây dựng các tòa nhà và mở rộng thành phố. Tuy nhiên chỉ đến sau nửa cuối thế kỉ 18, người ta mới chuyển những mỏ đá vôi này thành nơi chôn cất.

 
'Cánh cửa địa ngục' (P1): Hầm mộ Paris
Bên ngoài hầm mộ ngầm ở Paris (ảnh chụp màn hình Youtube/Edge of Wonder).
'Cánh cửa địa ngục' (P1): Hầm mộ Paris
Bản đồ hầm mộ Paris (ảnh chụp màn hình Youtube/Edge of Wonder).

Hầm mộ nổi tiếng của Paris bao gồm hàng loạt những đường hầm trong lòng đất kéo dài hơn 200 dặm bên dưới thành phố và chứa xương của hơn 6 triệu cư dân cũ của Paris. Những người muốn đến thám hiểm hầm mộ này phải đi qua lối vào có tên Barrière d’Enfer (Cổng Địa ngục) nhưng không phải tất cả các nhà thám hiểm đều có thể may mắn trở ra.

'Cánh cửa địa ngục' (P1): Hầm mộ Paris
Bên trong hầm mộ ngầm ở Paris (ảnh chụp màn hình Youtube/Edge of Wonder).

Một số người mạo hiểm đến hầm mộ này lúc nửa đêm chia sẻ rằng nghe thấy các bức tường nói chuyện với họ. Những giọng nói này cố gắng lôi kéo họ đi sâu hơn vào trong đường hầm, khiến họ mất phương hướng và cuối cùng phải chịu cái chết bi thảm trong đường hầm.

Năm 2010, các nhà thám hiểm hang động tìm thấy một video ghi lại cảnh một người đàn ông đi lang thang qua các đường hầm tối tăm trong hầm mộ cho đến khi anh ta hoảng sợ vứt máy quay, bỏ chạy vào trong đêm tối và không bao giờ được nhìn thấy nữa. 

videoinfo__video3.dkn.tv||5b0b3db6c__

Một người tham quan hầm mộ đã ghi hình được tại một khu vực nọ hình vẽ trên tường của một người đàn ông màu trắng (hình dưới).

'Cánh cửa địa ngục' (P1): Hầm mộ Paris

Theo báo cáo có nhiều người đã bị lạc đường trong hầm mộ này. Họ đã bị kéo đi và tác động bởi thứ gì đó hoặc ai đó.

Nhiều hiện tượng bí ẩn trong hầm mộ đã trở thành nguồn cảm hứng cho bộ phim kinh dị “Trần sao, âm vậy (as above, so below)” (2014).

'Cánh cửa địa ngục' (P1): Hầm mộ Paris
Bìa phim “Trần sao, âm vậy” (2014) (ảnh chụp màn hình/new on netflix).

Một câu chuyện rất nổi tiếng khác về người mất tích tại hầm mộ Paris là về Aspairt, người giữ cửa của bệnh viện Val-de-Grace trong thời kỳ diễn ra cách mạng Pháp. Vào năm 1973 ông quyết định sử dụng đường hầm ở hầm mộ Paris để đi lấy 1 loại rượu nổi tiếng dưới hầm một tu viện gần Jardin de Luxembourg.

Tuy nhiên do hệ thống đường hầm phức tạp, ông đã bị lạc và phải nằm lại đây vĩnh viễn. Mãi đến năm 1804 xác của ông mới được phát hiện, nhưng điều đáng nói là xác của ông được phát hiện rất gần cửa ra của hầm mộ. 

Do đó họ quyết định chôn ông ngay ở đây, sâu trong hầm mộ. Người ta tin rằng linh hồn ông vẫn lang thang trong hầm mộ bảo vệ những người thám hiểm nơi đây.

'Cánh cửa địa ngục' (P1): Hầm mộ Paris
Tấm bia mộ của Philibert Aspairt bên trong hầm mộ Paris vào ngày 2/11/2003 (ảnh: Rémi Villalongue/Wikimedia Commons).

Một trong những căn phòng sâu bên trong hầm mộ được đồn đại là nơi chứa cánh cổng dẫn đến địa ngục.