Chế tạo một cục pin từ một củ khoai tây không phải là một việc mấy thú vị. Hầu hết mọi người đã từng chứng kiến hoặc tham dự một lớp học nơi giáo viên yêu cầu thực hiện thí nghiệm này. Tuy nhiên, tạo ra một cục pin từ 50 kg khoai tây lại là một điều hoàn toàn khác.
Nói một cách ngắn gọn, pin khoai tây sử dụng Axit phôtphoric (H₃PO₄) của thân củ khoai và phản ứng hóa học giữa kẽm và đồng để sản sinh năng lượng. Luộc các củ khoai tây sẽ giúp gia tăng khả năng sản sinh điện, sau đó xiên chúng vào các thanh kẽm và thanh đồng (giữa thanh kẽm và thanh đồng có khoảng cách).
Các nhân viên tại BatteryBox đã quyết định thử nghiệm xem liệu có thể sạc một chiếc điện thoại (cụ thể là một chiếc Samsung Galaxy S3) sử dụng một cục pin khoai tây hay không. Trên lý thuyết, điều này có thể, nhưng vấn đề thật sự nằm ở chỗ cần tính toán xem cần một cục pin lớn chính xác cỡ nào, và quy trình thực sự để chế tạo nó.
Cuối cùng, thí nghiệm của họ hóa ra cần đến 50 kg khoai lang tây và gần 11 m ống dẫn đồng và kẽm, và họ đã có thể sạc điện. Hiệu quả của nó ra sao? Dung lượng pin điện thoại tăng 5% sau 5 giờ đồng hồ.
Với kết quả thực tế như vậy, có lẽ sẽ tốt hơn nếu bạn vẫn viện đến loại pin sạc thông thường và để dành món khoai tây cho bữa tối.
Tác giả: Rollin Bishop, Popular Mechanics.
Đọc bản gốc ở đây.
Quý Khải biên dịch
Xem thêm: