Gần đây tại một khu vực cô lập ở Nam Cực, một vệ tinh NASA đã chụp được hình ảnh một mảng băng khổng lồ đột ngột chuyển sang màu xanh lục.

 (Ảnh: Internet)

Đây là một vài trong số hàng nghìn hình ảnh khảo sát thường lệ, được chụp tại độ cao hơn 1.100 km bằng thiết bị Operational Land Imager (OLI) trên vệ tinh Landsat 8 của Mỹ. Các nhà khoa học tại NASA hiện đang rất bối rối. Còn những người theo thuyết âm mưu đã nhanh chóng quy hiện tượng này cho người ngoài hành tinh.

Nhưng tất nhiên các chuyên gia tại NASA có thể cung cấp một số giả thuyết khả tín hơn. Lý thuyết hợp lý nhất được các nhà khí hậu học đưa ra vào lúc này là những mảng băng pha màu xanh lục kỳ dị kia chính là nhóm thực vật phù du nở rộ trên bề mặt gọi là phytoplankton.

Phytoplankton hay vi tảo – là những loài thực vật biển cực nhỏ trên bề mặt đại dương, nơi ánh sáng Mặt trời có thể tiếp cận được.

Vì là thực vật, nên những Phytoplankton này có chứa chất diệp lục và hấp thụ ánh sáng Mặt Trời để quang hợp và phát triển.

Màu xanh lục của băng đến từ những thực vật phù du trên bề mặt. (Ảnh : Internet)

Phytoplankton thường phát triển trong suốt mùa hè ở Nam Cực trong khoảng từ tháng 10 đến tháng 2 hàng năm.

Hiện đang là mùa thu nhưng hiện tượng tảo nở vẫn có thể được nhìn thấy trong khoảng thời gian này ở Nam Cực.

Trong báo cáo với Đài quan sát Trái đất của NASA, nhà nghiên cứu khí hậu biển Jan Lieser từ Trung tâm nghiên cứu Hợp tác về Khí hậu và Hệ sinh thái Nam Cực của Úc  cho biết, vào năm 2012 một nhóm nghiên cứu đã ghi nhận một đợt nở lớn vào cuối tháng hai và đầu tháng ba.

Diện tích tảo nở khi đó còn lớn hơn diện tích băng xanh lần này –  200 km chiều dài và 100 km chiều rộng.

nam cực(Ảnh: Internet)

Nếu đây là nguyên nhân thực sự, các nhà khoa học dự báo nó sẽ còn kéo dài và tiếp tục mở rộng cho đến khi mùa đông khắc nghiệt lạnh giá ở Bắc Cực bắt đầu.

Qua phân tích thực địa, các nhà khoa học nhận thấy loài tảo này không trôi nổi tự do trên băng biển, mà trực tiếp bám trụ và sinh trưởng trên đó.

Lansat 8 là vệ tinh quan trắc bề mặt trái đất từ không gian tiên tiến nhất của Mỹ. Nó được phóng lên quỹ đạo vào tháng 2/2013 từ Căn cứ Không quân Vandenberg, California. Đây là một chương trình hợp tác giữa NASA và Cục Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ nhằm thiết lập bản đồ các lục địa trên thế giới.

Nó quay quanh trái đất tại độ cao 705 km và chụp hơn 700 bức ảnh mỗi ngày.

Tôn Kiên

Xem thêm: