Siêu nguyệt thực, nhật thực toàn phần, bán phần, mưa sao băng, các hành tinh xếp hàng, sao chổi xuất hiện, … là các sự kiện thiên văn đáng mong đợi trong năm 2018. 

1. Siêu nguyệt thực

Năm 2018 là năm chúng ta được chứng kiến đến hai lần một sự kiện vô cùng ấn tượng, đó là nguyệt thực toàn phần – diễn ra lần đầu tiên trong năm vào ngày 31/1 tới đây.

Điểm đặc biệt của lần nguyệt thực này là sự kiện trùng với dịp “siêu trăng”, nghĩa là khi Mặt Trăng ở gần Trái Đất nhất, có kích thước và độ sáng lớn nhất.

Siêu nguyệt thực lần này sẽ rất tròn và sáng. (Ảnh: Alobacsi)

Dự kiến siêu nguyệt thực sẽ diễn ra vào lúc 8 giờ tối ngày 31/1 và Việt Nam chúng ta có cơ hội chiêm ngưỡng trọng vẹn vì  nằm ở khu vực tây Thái Bình Dương cùng với những nước như Úc, New Zealand, Hawaii, Indonesia, Philippines và Nhật Bản. Còn  ở khu vực phía đông Bắc Mỹ chỉ có thể quan sát được một phần do khi đó đã gần sáng tại đây.

2. Ngày 7 – 8/3:  Các hành tinh xếp thẳng hàng

Vào khoảng thời gian đầu tháng 3, các hành tinh như sao Mộc, sao Thổ và sao Hỏa sẽ di chuyển gần nhau và xếp thành một hàng trên bầu trời.

Các hành tinh xếp hàng. (Ảnh: yhoc.review)

Vào một vài thời điểm trong khoảng 2 ngày này, Mặt trăng cũng sẽ “nhập hội” khi chen vào giữa sao Hỏa và sao Mộc.

3. 15/7 – Mặt Trăng hội ngộ sao Vệ nữ

Những ai yêu thích thiên văn học có thể chờ đón hiện tượng này, khi Mặt trăng và sao Kim sẽ tiến đến rất gần nhau trên bầu trời phía Tây Nam lúc hoàng hôn. Khu vực Bắc Mỹ sẽ là nơi lý tưởng nhất để quan sát “cuộc gặp gỡ” giữa Mặt Trăng và thần Vệ nữ khi cả hai chỉ cách nhau khoảng 1,60.

Mặt Trăng hội ngộ sao Vệ Nữ. (Ảnh: Libertatea)

4. Ngày 28/7 – Nguyệt thực toàn phần và sao Hỏa đạt cực đại

Đây là lần thứ hai trong năm 2018 diễn ra nguyệt thực toàn phần và cũng là ngày mà Mặt trăng ở xa Trái Đất nhất. Sự kiện sẽ diễn ra khoảng nửa ngày, bắt đầu từ khoảng 2 giờ sáng ngày 28/7( giờ Việt Nam). Cùng ngày này chúng ta cũng sẽ có may mắn chứng kiến sao Hỏa đạt kích cỡ to nhất trong năm.

Nguyệt thực toàn phần và sao Hỏa đạt cực đại. (Ảnh: Google plus)

Đặc biệt là trong năm nay, sao Hỏa sẽ ở rất gần, đồng thời khi nằm ở phía đối diện với Mặt trời, sao Hỏa sẽ sáng nhất kể từ năm 2003.

Sự kiện này khiến sao Hỏa trông như một hành tinh màu cam rực sáng ở bầu trời phía Nam và có thể quan sát bằng mắt thường. Nếu có kính viễn vọng, bạn có thể quan sát được cả bề mặt của sao Hỏa. Đây là một sự kiện không thể bỏ lỡ vì bạn có thể phải chờ đến năm 2035 mới được chứng kiến lại một lần nữa.

5. Ngày 11/8 – Nhật thực bán phần

Vào bình minh hôm 11/8, Nhật thực bán phần sẽ xuất hiện. Chúng ta sẽ khó quan sát được hiện tượng này khi vị trí nằm dưới đường xích đạo và hiện tượng cũng chỉ diễn ra vài phút mà thôi.

Nhật thực bán phần. (Ảnh: El Universo Hoy)

Những vđịa điểm dễ quan sát nhất hiện tượng này nằm ở gần phía Bắc bán cầu như Nga, Iceland, Greenland…

6. Ngày 13-14/8: Mưa sao băng Perseid

Được xem là cơn mưa sao băng lớn diễn ra hàng năm, mưa sao băng Perseid thường đạt tần suất 60 vệt/giờ.

Mưa sao băng Perseid. (Ảnh: Infozonic)

Dự báo năm nay sẽ là thời điểm tốt nhất để quan sát hiện tượng này khi diễn ra trùng thời điểm Mặt Trăng không xuất hiện. Sự kiện này sẽ diễn ra vào đêm 13, rạng sáng 14, bắt đầu từ lúc 23 giờ theo giờ Việt Nam.

7. Ngày 12/12 – Sao chổi xuất hiện trở lại

Nếu không có gì thay đổi, các nhà thiên văn học dự đoán sao chổi 46P/ Wirtanen sẽ có thể được quan sát bằng mắt thường vào tháng 12 năm nay, đồng thời đây sẽ là sao chổi sáng nhất trong khoảng 5 năm trở lại.

Sao chổi 46P/ Wirtanen sẽ quay trở lại và sáng nhất trong 5 năm trở lại đây. (Ảnh: Ziare Live)

Vào ngày 12/12, sao chổi này sẽ tiến đến rất gần Mặt Trời. Mất khoảng 4 ngày sau, 46P/ Wirtanen sẽ tiếp cận Trái Đất với khoảng cách 11 triệu km trước khi trên đường đi chuyển ra khỏi Thái dương hệ.

8. Mưa sao băng Geminids

Vào năm 2014, Một trận mưa sao băng Geminids từng được quan sát từ đảo Wight, bờ tây eo biển Manche của Anh vào năm 2014.

Đây là trận mưa sao băng lớn nhất từ trước tới nay. Năm 2018 cực điểm vào đêm 13, rạng sáng 14/12 với tần suất 120 vệt/h. Người xem chỉ cần hướng mắt về tâm điểm của trận mưa sao băng là chòm Song Tử – Gemini. Chòm sao này nằm ở hướng đông vào lúc nửa đêm, sau đó lên đỉnh đầu vào 1h sáng và đi dần về bầu trời phía Tây.

Mưa sao băng Geminids. (Ảnh: Google Plus)

Geminids luôn đứng đầu các trận mưa sao băng của năm bởi độ rực rỡ cũng như tần suất. Nó có nguồn gốc từ vật thể 3.200 Phaethon.

Sơn Tùng