Dân gian xưa thường quan niệm con người có ba hồn bảy phách (bảy vía), cổ nhân thường nói nếu con người mất đi hồn phách thì người ta chỉ là một cái xác không hồn. Vậy rốt cuộc ba hồn bảy vía hay ba hồn chín vía rốt cuộc là gì?
Ba hồn là gì?
Vụ Thành Tử trong ”Thái Vi Linh Thư” viết : “Người ta có ba hồn lần lượt là Sảng Linh (爽 靈), Thai Quang (胎 光), và U Tinh (幽 精)”. Ba hồn này chính là ba bộ phận tổ hợp thành thần khí của con người. Nếu người ta mất đi một hoặc hai hồn còn có thể sống tuy nhiên nếu mất đi ba hồn thì sẽ chỉ còn là một cái xác vô chi.
Tiêu chuẩn phán đoán người chết hay sống của Đông Y là gì?
Tiêu chuẩn để phán định một người đã chết hay chưa như thế nào? Theo lý thuyết của y học hiện đại cách đây 20-30 năm, căn cứ tiêu chuẩn để đánh giá một người còn sống hay đã chết là kiểm tra xem tim của họ còn đập hay không, còn thở hay không.
Tuy nhiên sau đó có rất nhiều trường hợp rõ ràng một người tim không đập, cũng không thể thở nhưng một thời gian lâu sau đó lại được cứu sống lại nên sau này y học cho rằng khi não bộ con người bị chết là người đó đã tử vong.
Thế nhưng có rất nhiều bệnh nhân đã bị chết não trở thành người thực vật lại được các bác sĩ Đông Y cứu sống. Bởi vậy con người hiện đại chúng ta hiện nay không biết làm sao để phán đoán một người sống hay đã chết. Cho dù thân xác của họ vẫn sống, vẫn có thể cử động, vẫn có thể ăn uống nhưng họ đã chết rồi?
Thai Quang là một trong ba hồn quan trọng nhất của con người nếu một sinh mệnh không còn Thai Quang thì người đó quả thật đã chết. Tôi nhớ có một cuốn tiểu thuyết đã được chuyển thể thành phim có tên gọi “Hoàng liên hậu phác” đặc tả chi tiết về sự cao thâm của Đông y thời xưa.
Trong tiểu thuyết có câu chuyện về một vị thầy thuốc Đông Y khám bệnh cho một vị giám đốc nọ, sau khi bắt mạch và thăm khám liền nói: ‘Ông hãy về nhà chuẩn bị hậu sự đi thôi”. Vị giám đốc nọ nghe thấy hầm hầm tức giận mà nói: “Ông bị điên à. Nếu y thuật của ông cao siêu đến vậy ông nói thử cho tôi nghe xem tôi chết vào ngày nào?”. Sau khi thầy thuốc nói ngày tháng cụ thể vị giám đốc liền nói: “Tới ngày đó tôi sẽ làm mấy bàn tiệc tại tiệm cơm Vương Phủ Tỉnh mời ông ăn cơm”.
Hai cô con dâu của vị thầy thuốc cũng tốt nghiệp trường Đông Y thấy cha nói vậy thì ngại ngần vội vàng giải thích với vị tổng giám đốc nọ: “Cha tôi già rồi nên phán đoán lẩm cẩm ông đừng để ý nghe ông ấy nói xàm” .Cho tới khi vị giám đốc đứng dậy trả tiền đi về thầy thuốc Đông Y nọ vẫn khẳng định: “Tôi không lấy tiền của người sắp chết” và quả thật cuối cùng vị giám đốc thực sự đã không sống qua khỏi ngày mà thầy thuốc Đông Y nói.
Đông Y cổ đại khám bệnh cho người ta chính là như vậy. Trước tiên họ xem Thần của con người có còn hay không, Thai quang có còn không, họ chính là thông qua điều này mà phán đoán sinh tử của một người.
Hồn thứ hai gọi là Sảng linh. Rất nhiều người có khả năng tính nhẩm, trong đó có cả những thiên tài ngốc, cho họ biết một ngày ngẫu nhiên, họ có thể cho bạn biết ngày đó là thứ mấy. Điều này không dùng logic tính ra được, đó là một bản năng thiên phú. Sảng linh quyết định trí lực, trí tuệ cũng như phản ứng nhanh chậm của con người. Sảng linh là một bộ phận của hồn người, vì thế Khổng Tử nói: “Sinh ra đã biết là đệ nhất, học rồi mới biết chỉ là đệ nhị”. Nhiều người bị thiểu năng trí tuệ, chính là Sảng linh đã bị mất.
Hồn thứ ba gọi là U tinh. Nó quyết định tính của một người, quyết định tương lai họ sẽ yêu người nào. Chúng ta thường nói “bị ai đó lấy mất hồn”, “tinh thần chán nản”, “hồn phi phách tán”… hồn mà họ ám chỉ ở đây chính là chỉ U tinh. Rất nhiều người sau khi thất tình đau khổ tột cùng, nhìn ai cũng không thấy thuận mắt, cũng không muốn yêu nữa, đó là bởi vì U tinh tiêu mất rồi, hay thường gọi là hao tổn tinh thần.
Vậy khi người ta đi ngủ, những hồn này đặc biệt là Thai quang, sẽ ở vào trạng thái nào? Thai quang vốn dĩ chiếu sáng toàn thân, nhưng lúc này ánh sáng bắt đầu được điều chỉnh tối đi, người ta sẽ tiến vào giấc ngủ. Nhưng phách của người ta vẫn hoạt động.
Người học qua lý luận Đông Y đều biết rằng, gan tàng hồn, phổi tàng phách. Con người khi chết phách sẽ rời khỏi thân thể, vậy phách từ đâu rời khỏi thân thể? Đông Y cho rằng thân thể có một cánh cửa, gọi là phách môn, nó là cửa mà phách sẽ rời khỏi thân thể người. Phách môn chính là hậu môn, vì thế người xưa cấp cứu người sắp chết, thì việc đầu tiên là họ bịt hậu môn lại.
Thất phách trong Đông Y là gì? Chúng có chức năng thế nào?
Phách thứ nhất chi phối hô hấp. Khi người ta ngáy ngủ, thì phách này chính là có vấn đề. Muốn biết một người có tính quyết đoán hay không thì hãy xem khi ngủ họ như thế nào. Khi ngủ nhìn giống như một đứa trẻ, hô hấp đều, không trở mình, không vặn vẹo, ngủ thẳng một giấc, thì phách này của người đó là khỏe mạnh.
Nếu khi ngủ thở khò khè như có đờm chắn, luôn ho khan, thở gấp, không thể nằm thẳng… lại có những người cần kê đệm gối thật cao mới có thể ngủ ngon thì đều là phách này có vấn đề. Vậy trị liệu như thế nào? Chủ yếu là điều chỉnh hệ thống phổi và đại tràng.
Phách thứ hai chi phối nhịp tim. Trong giấc ngủ, nhịp tim đột ngột tăng lên, huyết áp đột ngột tăng cao, hoặc tim đập quá chậm, thậm chí gián đoạn, chính là phách thứ hai có vấn đề.
Phách thứ ba chi phối tiêu hóa. Giả sử buổi tối ăn cơm xong, sáng sớm hôm sau cảm thấy đói bụng, chính là vì thức ăn đều đã được tiêu hóa. Điều này cho thấy phách này không có vấn đề gì. Người khi thức dậy đánh răng cảm thấy buồn nôn, bụng vẫn no, miệng có mùi hôi, không muốn ăn cơm, chính là phách này có vấn đề.
Phách thứ tư khống chế thủy dịch. Giả sử buổi tối uống nước, sáng hôm sau thức dậy đi tiểu ra nhiều nước, rất thoải mái. Điều này cho thấy phách khống chế thủy dịch này rất mạnh, không chỉ có thể tiêu nước, mà còn có thể bịt kín nó lại. Người phách lực này yếu, sẽ hay đi tiểu đêm, buổi tối dù chỉ uống chút nước cũng phải đi tiểu vài lần.
Phách thứ năm phục hồi chức năng sinh sản. Nếu buổi tối có sinh hoạt tình dục, sau đó ngủ cả đêm, hôm sau thức dậy “sinh khí” vẫn bừng bừng. Điều này cho thất phách này rất tốt. Nếu buổi tối có sinh hoạt tình dục, hôm sau thức dậy xương sống thắt lưng đau, toàn thân mệt mỏi, điều này cho thất phách này bị dùng quá nhiều hoặc chức năng phục hồi kém.
Phách thứ sáu quản chế cảm giác nóng lạnh. Sau khi người ta ngủ vẫn còn có cảm giác, nếu lạnh thì dù đang ngủ cũng sẽ tự đắp chăn. Vậy phách quản chế nóng nếu gặp vấn đề, thì sẽ như thế nào? Là sau khi ngủ dậy rất dễ bị cảm. Rất nhiều trẻ em đều là đắp nhiều chăn mền, ngày hôm sau chảy nước mũi, cảm lạnh. Còn có một số người nóng lạnh thất thường, sau khi ngủ toàn thân ướt đẫm mồ hôi, chính là bởi vì phách này có vấn đề.
Phách thứ bảy có chức năng cảnh giác. Người có phách cảnh giác quá mạnh, chỉ cần có chút động tĩnh nhỏ là đã thấy lo lắng, khi ngủ nếu đóng cửa tắt đèn, hoặc vợ hay chồng đi ra ngoài là không ngủ được. Có người phách cảnh giác quá yếu, thì khi ngủ giống hệt như bất tỉnh, có ai vào phòng cũng không biết. Dù là quá cảnh giác hoặc quá không cảnh giác, thì đều là phách này có vấn đề.
Đối với người có phách khỏe mạnh ví dụ ngày hôm sau cần phải dậy vào lúc 6h sáng, cho dù ở nhà hay ở khách sạn đều không cần dùng tới đồng hồ báo thức chỉ cần trước khi đi ngủ tự nhắc nhở bản thân “Sáng mai mình phải dậy vào lúc 6h” và ngày hôm sau đúng 5h55 người đó đã tự động tỉnh giấc. Vậy ai đã giúp anh ta xem đồng hồ? Ai đã đánh thức anh ta ngay cả khi anh ta đang ngủ? Đó chính là phách (vía) của anh ta đã đánh thức anh ta.
Kiên Định
Xem thêm: