Theo thầy Nguyễn Minh Quý – giáo viên có 30 năm cắm bản ở Điện Biên, không chỉ có học trò chui túi nilon vượt suối, cuốc bộ hàng chục cây số tới trường mà giáo viên cũng vậy. “Tôi vô cùng xót xa, thương các em mà không biết phải làm sao để thay đổi nghịch cảnh”, thầy nói. 

Đợt mưa lũ vừa qua khiến con đường độc đạo dẫn vào bản Huổi Hạ, xã Na Sang (huyện Mường Chà, Điện Biên) trở nên nguy hiểm vì lầy lội, trơn trượt. Tại bản biên giới khó khăn nhất tỉnh này có 2 điểm trường Mầm non và Tiểu học với 6 giáo viên cắm bản. Năm học mới đã đến, các em từ lớp 4 trở lên đều phải ra trường ở trung tâm xã cách bản 20 km đường rừng để học.

thay giao 30 nam cam ban xot xa khi hoc tro chui tui nilon vuot lu toi truong
Để di chuyển được qua những đoạn đường trơn trượt người dân nơi đây phải gắn xích vào lốp xe máy. (Ảnh: SaoStar)

Anh Vừ A Giống, Trưởng bản Huổi Hạ cho SaoStar biết: “Cả bản có khoảng 60 học sinh phải vượt suối Nậm Chim đến trường. Mùa khô, người dân làm cầu tạm đi qua suối. Mưa đến, nước lũ về, phương tiện qua suối là bè nổi. Những ngày nước lớn, không thể di chuyển bằng bè, phụ huynh tại bản buộc phải đưa con em họ vào túi nilon bơi qua suối dữ đến trường”.

videoinfo__video3.dkn.tv||__

Clip: Cận cảnh học sinh Điện Biên chui túi nilon vượt suối lũ tới trường.

Thầy Nguyễn Minh Quý (ở Hà Nội) hiện là giáo viên lớp 3, trường Tiểu học số 1 Na Sang, có thâm niên bám trường suốt 30 năm qua ở Điện Biên. Nhắc đến chuyện học sinh chui túi nilon đi học đã rớm nước mắt.

thay giao 30 nam cam ban xot xa khi hoc tro chui tui nilon vuot lu toi truong
Học sinh phải vượt suối, băng rừng di chuyển qua những đoạn đường vô cùng khó khăn đến trường. (Ảnh: Saostar)

“Chui túi vượt lũ ư? Đó là chuyện xảy ra ở đây hàng năm. Tôi chưa chui vào túi vì có ngồi cũng không vừa. Vả lại, tôi mới lên nhận công tác hơn 1 năm nay (3/2017). Thực tế, có giáo viên nếu muốn vượt lũ, nhiều khi bất đắc dĩ cũng phải chui vào túi để mấy dân bản giỏi bơi đưa qua suối”, thầy Quý chia sẻ với Báo Dân Trí.

thay giao 30 nam cam ban xot xa khi hoc tro chui tui nilon vuot lu toi truong
Thầy Nguyễn Minh Quý – giáo viên cắm bản tại Huổi Hạ, xã Na Sang, Mường Chà, Điện Biên xác nhận việc học sinh chui qua túi là sự thật. (Ảnh: Dân Trí)

Theo thầy giáo này, người dân bản ở đây khi đi nương, nhiều khi không về kịp, lũ quét xuống thường chui vào túi để qua suối về nhà. Gần suối có nhà trưởng bản bơi giỏi, sẵn sàng ra giúp đỡ khi có người cần. Giáo viên cũng từng phải chui túi nilon, nhờ người dân khênh xe máy qua suối. Các học trò của thầy cũng vậy, chúng rất đáng thương nhưng không biết phải làm sao để thay đổi nghịch cảnh.

thay giao 30 nam cam ban xot xa khi hoc tro chui tui nilon vuot lu toi truong
Trưởng bản Vừ A Giống đang đưa một học sinh vượt lũ bằng túi (Ảnh: Dân Trí).

Anh trưởng bản cũng cho biết thêm, chưa có cầu nên việc chui túi nilon để vượt lũ của người dân bản không có gì lạ, năm nào cũng gặp. Tuy nhiên, cho trẻ con chui vào túi bóng, ngồi tầm 4-5 phút vượt lũ là bất đắc dĩ. Các cháu cũng sợ lắm vì khó thở nhưng còn an toàn hơn khi sử dụng bè, bởi có thể kéo xuôi theo dòng nước và lựa để đi vòng, tránh các đoạn chảy xiết.

Các em học sinh ở đây đều đi học xa, muôn vàn khổ cực, phải đánh cược mạng sống của mình. Qua được suối lũ, chúng lại cuốc bộ trên những đoạn đường đèo quanh co trơn trượt mới đến được trường học.

thay giao 30 nam cam ban xot xa khi hoc tro chui tui nilon vuot lu toi truong
Biết là nguy hiểm nhưng người dân nơi đây đành đánh cược mạng sống để con em của họ biết mặt chữ. (Ảnh: Saostar)
thay giao 30 nam cam ban xot xa khi hoc tro chui tui nilon vuot lu toi truong
Mỗi trẻ phải ngồi tầm 4- 5 phút trong túi, chúng sợ và khó thở. (Ảnh: Dân Trí).

“Đã vậy cuộc sống của các em bữa đói bữa no việc ăn không đủ thì khó nghĩ đến việc học nên có nhiều e bỏ học giữa chừng, các thầy cô lại phải đến tìm hiểu động viên an ủi để các em trở lại trường học. Vất vả, khó khăn, nhưng chúng tôi được bà con trong bản thương yêu, quý mến!”, thầy Quý tâm sự.

Trước đó, ngày 5/9, một clip ghi lại cảnh nhiều học sinh ở bản Huổi Hạ phải chui vào túi nilon nhờ người lớn đưa qua suối lũ, rồi băng rừng hơn 5 tiếng đồng hồ tới trường vào ngày 4/9 để kịp khai giảng.

thay giao 30 nam cam ban xot xa khi hoc tro chui tui nilon vuot lu toi truong
Thầy Quý thương các em khi phải chui vào túi nilon qua con suối nhưng không còn cách nào khác. (Ảnh: Saostar)

Theo ông Lê Văn Quý – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên, những thông tin phản ánh về học sinh bản Huổi Hạ phải chui túi nilon vượt suối lũ đến trường là hoàn toàn chính xác và tỉnh sẽ sớm tìm phương án khắc phục. Tuy nhiên, các em không phải chui qua túi nilon này để đến trường hằng ngày mà chỉ dịp cuối tuần về nhà hoặc từ nhà xuống trường, nếu gặp lũ thì phải chui túi nilon vượt suối bởi các em được học bán trú ở trung tâm xã.

Hoài Phương (Tổng hợp)