Dù mất nhiều thời gian và công sức cho việc dọn dẹp nhưng nhiều người vẫn chưa ưng mắt với gian bếp nhà mình. Dưới đây là một số sai lầm mà nhiều gia đình mắc phải khi bài trí không gian nhà bếp.
Tủ có chân
Nếu gia đình bạn đang dùng một chiếc tủ đứng có chân để đựng dụng cụ làm bếp thì không tránh khỏi bạn sẽ phải mất nhiều giờ đồng hồ để dọn sạch gầm tủ vì nơi đây rất dễ bị bụi bẩn tích tụ, không kể gầm tủ luôn luôn là nơi tiện tay nhét một số đồ như túi bóng, chảo cũ…
Giải pháp tối ưu cho vấn đề này đó là mua những chiếc tủ không có chân hoặc kê những miếng ván gỗ để lấp đầy chỗ trống.
Ốp sàn gỗ cho nhà bếp
Mọi vết trầy xước trên sàn nhà đều là nơi tích tụ bụi bẩn. Đặc biết là với sàn gỗ, rất bám dầu mỡ, đồ ăn… khó có thể làm sạch được. Để giảm thiểu tình trạng này trong hông gian nhà bếp bạn nên lát gạch đá hoa, hoặc các chất liệu dễ lau chùi như kính chịu lực…
Chiếc giẻ lau chùi “đa-zi-năng”
Các nhà khoa học đã chứng minh: Chỉ trong vòng 1 tháng sử dụng vi khuẩn từ chiếc khăn lau chùi trong bếp tăng gấp 100 lần so với chiếc khăn bình thường. Và gần một nửa trong số đó là vi khuẩn gây bệnh nguy hiểm. Ngoài ra, chiếc khăn dùng để lau bát đũa, tay chân, bề mặt bếp… có chứa nhiều vi khuẩn hơn so với chiếc khăn chỉ sử dụng cho một mục đích duy nhất.
Đó là lý do vì sao bạn nên có ít nhất 2 chiếc khăn dành cho nhà bếp, thường xuyên giặt và phơi khô chúng. Hoặc để sạch sẽ hơn bạn nên dùng khăn giấy để lau bát đũa.
Ống thông khói
Trong các gia đình thường lắp đặt hệ thống thoát ống khói ngay khu vực nấu ăn. Tuy nó tiện lợi cho người sử dụng nhưng lại khó lau chùi vì theo thời gian bụi bẩn, dầu mỡ, thức ăn dính vào. Để giảm thiểu vấn đề này gia đình bạn nên sử dụng ống thông khói bằng nhựa sẽ dễ dàng lau chùi hơn.
Hộp nhựa
Các hộp nhữa cũ trong nhà bếp nếu còn sử dụng được bạn nên tận dụng chúng trong việc đựng gia vị, các loại hạt. Tuy nhiên bạn cũng không nên sử dụng hộp nhữa đã cũ kỹ và hư hoảng nặng tránh tình trạng vi khuẩn tích tụ trong các khe nứt làm tổn hại đến sức khỏe gia đình bạn.
Tích trữ đồ gia dụng hư hỏng
Cho đi hoặc bán các đồ dùng nhà bếp như nồi cơm điện cũ, máy xay sinh tố, lò vi sóng.. mà gia đình bạn không còn cần hoặc sẽ không bao giờ sử dụng đến đề không gian nhà bếp được rộng rãi, sach sẽ và có chỗ để những vật dụng mới.
Sắp xếp không gian nhà bếp không hợp lý
Sắp xếp nhà bếp không nên lạm dụng không gian rộng rãi để bày trí quá nhiều đồ dùng vì làm như vậy sẽ khiến bạn mất nhiều thời gian lau chùi, dọn dẹp hơn.
Đặc biệt, tạo tư thế cho người đứng bếp một cách khoa học và hợp lý cũng rất cần thiết. Trước đây sàn bếp thường được bố trí ở tầm cao khoảng 90 cm. Nhưng nếu chiều cao bếp không phù hợp có thể làm người nội trợ bị đau lưng, cơ nếu đứng bếp thời gian dài. Vì vậy, cần thiết lập chiều cao hợp lý cho những người trong nhà. Dụng cụ và các thiết bị nấu bếp thông dụng thường được đặt ở độ cao từ 0,8-1 m, còn mặt sàn nấu bếp dao động trong khoảng 85 cm đến 1,05 m.
Đặt lò vi sóng sát vòi nước
Lò vi sóng, lò nướng, bếp ga, bếp lò… thuộc tính hỏa, còn bình thủy, vòi nước, máy pha cafe, bồn rửa bát, tủ lạnh… lại thuộc tính thủy. Chúng ta đều biết thủy khắc hỏa nên nếu bạn bố trí lò vi sóng ngay đối diện hoặc quá gần với những vật dụng trên thì sẽ xảy ra sự xung khắc giữa chúng.
Cách bố trí này vừa không tốt về mặt phong thủy vừa không tốt về mặt khoa học vì làm như vậy sẽ dẫn đến nguy cơ cháy nổ rất lớn.
Loại bỏ cặn vôi trong ấm đun nước
Ấm đun nước siêu tốc dùng lâu sẽ xuất hiện mảng bám, cặn vôi. Đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường, tuy nhiên bạn không nên để quá lâu vì có thể gây hại đến sức khỏe.
Ấm đun nước dùng lâu sẽ có lớp cặn do calcium bicarbonate hoặc magnesium bicarbonate tan trong nước, khi có sự tác động của nhiệt độ cao sinh ra magnesium hydroxide hoặc cặn vôi lắng xuống đáy cùng một số tạp chất.
Mẹo loại bỏ cặn trong ấm siêu tốc bằng baking soda:
Cho 1 thìa bột baking soda vào ấm nước. Đổ nước từ ⅓-½ bình rồi đun nước trong 2-3 phút, lấy một miếng giẻ mềm lau bề mặt ruột ấm. Rửa lại bằng nước sạch.
Hoài Phương