Mới đây, cây Cầu Vàng ở Bà Nà Hills, Đà Nẵng đã tìm được “chị em sinh đôi” ở tỉnh Phúc Kiến (Trung Quốc). Cây cầu có tên Thái Hồng Tiên Thủ. Đây không phải lần đầu tiên Trung Quốc “vô tư” mang các công trình kiến trúc từ khắp nơi trên thế giới về đất nước họ, điển hình như tháp Eiffel, Cầu tháp London, tháp nghiêng Pisa…

Những người nông dân đang thu hoạch ngô trên con đường bùn đất gần “tháp Eiffel” ở khu đô thị Thiên Đô Thành, thuộc thành phố Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang. Khu đô thị này bắt đầu được xây dựng vào năm 2007 và được biết đến như bản sao của thành phố Paris với tháp Eiffel cao 108 m cùng nhiều công trình có kiến trúc kiểu Pháp.

Khu vực này được thiết kế làm nơi ở cho ít nhất 10.000 người nhưng hiện tại vẫn hoang vắng. Truyền thông địa phương gọi nơi đây là “thị trấn ma”. 

Ảnh: Aly Song/Reuters.

Công nhân Trung Quốc đi qua công trình mô phỏng tháp nghiêng Pisa ở Thượng Hải với tỷ lệ 1:4. Điều đáng nói là, tháp nghiêng Pisa ở Trung Quốc phải có 4 dây kéo để giữ độ nghiêng. 

Ảnh: China Photos/Reuters.

Công viên chủ đề Disney Land cũng bị sao chép “không thương tiếc” ở Trung Quốc.

Ảnh: Reuters

Con kênh chảy qua trung tâm làng Florentia ở quận Vũ Thanh, ngoại ô thành phố Thiên Tân. Trung tâm mua sắm ước tính trị giá 220 triệu USD này được xây dựng trên khu vực trước đây từng là một cánh đồng ngô rộng 200.000 m2. Các công trình mọc lên ở đây được sao chép theo kiến trúc của Italy với mái vòm Florentine, những cây cầu, kênh lớn và một tòa nhà giống đấu trường La Mã. 

Ảnh: David Gray/Reuters.

Bản sao Nhà Trắng của Mỹ được xây dựng vào năm 2013 tại thành phố Thiệu Hưng, tỉnh Chiết Giang nhưng tới năm 2014, nó đã bị phá bỏ sau khi chính quyền địa phương nhận định công trình xa hoa này vi phạm quy hoạch. 

(Ảnh: Reuters)

Khải Hoàn Môn, một trong những biểu tượng lịch sử nổi tiếng của nước Pháp, xuất hiện tại tỉnh Giang Tô. Phiên bản thu nhỏ này ở Trung Quốc cao 10 m. 

Ảnh: Stringer/Reuters.

Đấu trường La Mã của Ý cũng là một điểm đến hấp dẫn tại Trung Quốc. Đây là một phần trong công viên giải trí khá đắt tiền tại Macau, với sức chứa 2.000 người. 

Ảnh: Reuters

Bản sao công trình Cầu Tháp London ở thành phố Tô Châu, tỉnh Giang Tô không xây dựng 2 tháp lớn như công trình nguyên bản ở Anh mà gồm 4 tháp cao 40m, màu sắc và kiểu dáng vẫn được giữ. 

Ảnh: SCMP

Cầu cảng Sydney và Nhà hát Opera Sydney của Australia cũng được “đem về” Trung Quốc.

Một bản sao có kích thước bằng bản gốc tượng nhân sư nổi tiếng ở Ai Cập đã xuất hiện trong một công viên đang xây dựng ở ngoại ô thành phố Thạch Gia Trang, tỉnh Hà Bắc.

Mới đây, “chị em sinh đôi” của cầu Vàng ở Bà Nà Hills Đà Nẵng đã được tìm thấy ở tỉnh Phúc Kiến, mang tên Thái Hồng Tiên Thủ.

Bạn có cảm nhận như thế nào về những công trình fake trên? Hãy để lại bình luận dưới bài viết nhé!

videoinfo__video3.dkn.tv||806c43aa2__