Trong quá trình trưởng thành của trẻ nhỏ, sốt là điều không thể tránh khỏi. Hầu hết các bậc cha mẹ đều có quan niệm sốt là “điều xấu”, trong lòng nóng như lửa đốt, nên không muốn khoanh tay đứng nhìn. Để yên tâm thì dùng thuốc hạ sốt để “hạ nhiệt” là cách an toàn nhất. Trên thực tế, việc trẻ bị sốt không hẳn là điều xấu. Làm thế nào cha mẹ có thể giúp con vượt qua cơn sốt một cách bình yên?
Các thầy thuốc Đông y cổ từ thời xa xưa tin rằng “sốt” là biểu hiện cơ thể đang điều động chính khí bản thân “khu tà ngoại xuất” khi cơ thể đang bị ngoại tà xâm nhập. Tà khí là thứ thuộc tính âm, khi cơ thể gặp bệnh tà nghiêm trọng, sẽ điều động dương khí tự thân để đối phó với tà khí âm tà và đẩy chúng ra bên ngoài cơ thể. Khoa học hiện đại cũng phát hiện, virus, vi khuẩn, tế bào ung thư… đều có chung đặc điểm là không chịu được nhiệt độ cao.
Tại sao trẻ nhỏ dễ bị sốt?
Trẻ em thường dễ bị sốt hơn người lớn vì thân thể các bé là thuần dương và dương khí mạnh mẽ hơn. Vì vậy phản ứng càng nhanh chóng mãnh liệt hơn khi gặp phải sự tấn công của ngoại tà. Đối với trẻ nhỏ, sốt cũng là để rèn luyện khả năng của cơ thể chống lại ngoại tà. Người già vì dương khí suy yếu nên khó bị sốt cao, nếu một người bị sốt nhẹ trong thời gian dài nhất định người này thân thể hư nhược hoặc mắc bệnh mãn tính. Nếu khả năng khu tà của tự thân không đủ, có thể tìm kiếm sự trợ giúp bên ngoài, sử dụng một loạt các phương pháp phù chính khu tà như dùng thuốc Đông y, thôi nã, thực liệu…
Sốt, có nên dùng thuốc hạ sốt?
Các bậc phụ huynh hiện nay đều quan niệm, khi thấy con bị sốt liền lập tức đưa bé đi khám lấy thuốc. Thông thường các bé sẽ được dùng thuốc hạ sốt, khi đó bé sẽ bớt quấy khóc và các bậc phụ huynh cũng thấy yên tâm hơn. Tuy nhiên, điều này chẳng khác nào càng làm hại con. Tại sao như vậy? Khi bé bị virus, vi khuẩn tấn công, thân thể đang dũng cảm chống đỡ lại chúng, bạn không những không giúp con trừ bỏ ngoại tà, còn kéo con ra, làm ‘kẻ thù’ tấn công thẳng vào cơ thể con.
Nếu thể lực của con tốt, trong cơ thể còn có tầng tầng cửa kiểm soát có thể chống đỡ ngoại tà, có thể giúp bé dần khu tà đẩy ra ngoài. Nếu tình trạng thể chất của con kém, những virus và vi khuẩn này sẽ an cư trong cơ thể bé. Từ đó làm bé thường xuyên mắc các bệnh mãn tính như ho, viêm họng, viêm mũi, viêm amidan, hen suyễn, tiêu chảy…
Y học phương Tây hiện đại cũng phát hiện ra vấn đề này, vì vậy các quốc gia phát triển ở châu Âu, các bác sĩ Tây y thường không cho trẻ uống thuốc hạ sốt ngay. Chỉ khuyến cáo phụ huynh nên cho bé uống nhiều nước, dùng khăn ấm chườm hạ nhiệt. Nhưng hầu hết các bậc cha mẹ không hiểu, và lại tự đến nhà thuốc để mua thuốc hạ sốt cho con. Kết quả sức đề kháng của con càng kém đi và động một chút là mắc bệnh.
Sốt không có lợi ích gì cho thân thể?
Đối với trẻ nhỏ sốt nhẹ không chỉ giúp hỗ trợ thanh trừ bệnh tà, mà còn có thể rèn luyện khả năng phòng vệ với môi trường bên ngoài bao gồm cả chức năng miễn dịch mà người hiện đại thường nói. Nhưng khả năng này đều thông qua mỗi lần bé sốt để được hoàn thiện, trong tương lai khi bị ngoại tà xâm nhập, sẽ càng có khả năng chống lại ngoại tà một cách thành thục và thông minh.
Trong thời đại hiện nay, các vi sinh vật biến thể rất nhanh, khiến ta ở trong tình cảnh bị vi khuẩn tấn công ngày càng mạnh mẽ. Nếu khả năng phòng vệ với bên ngoài quá kém, thì càng nguy hiểm. Ngược lại, khi khả năng phòng vệ với môi trường bên ngoài của trẻ càng mạnh, khả năng sinh tồn sẽ càng lớn hơn.
Nhận biết về 3 loại sốt ở trẻ
Khi bé bị sốt ở vào tình trạng nào thì cần tới viện thăm khám? Sau đây là 3 loại sốt thường gặp phổ biến ở trẻ nhỏ, phương pháp xác định và điều trị:
1. Sốt bỏ ăn
Thông thường bé có các biểu hiện bụng rất nóng, lòng bàn tay phát nhiệt, miệng hôi, đại tiện không thông hoặc tiêu chảy, bựa lưỡi vàng và nhầy. Cơn sốt thường nhẹ vào buổi sáng, tới chiều và tối liên tục sốt. Loại này ở trường hợp nghiêm trọng cũng có thể bị sốt cao. Khi bé mắc loại sốt này sẽ không thích đắp chăn.
※ Phương pháp xử lý
Lúc này, có thể cho bé uống Tứ ma khẩu phục dịch hoặc Ngọ thời trà. Cũng có thể xoa bụng cho bé thuận chiều kim đồng hồ, đẩy đốt xương sống thứ bảy. Dùng ngón cái hoặc ngón trỏ và ngón giữa ấn từ huyệt Mệnh môn ở phần eo đi qua đoạn xương cùng, lặp lại đẩy xuống lên nhiều lần. Có thể dùng Cốt thạch phấn xoa lên và tiếp tục bôi khoảng 10 phút là được để tránh tổn thương da. Chú ý, hằng ngày không nên ép trẻ ăn quá nhiều. Ghi nhớ lời dạy của cổ nhân về nuôi dạy trẻ: Yếu đắc tiểu nhi an, tam phân cơ dữ hàn, nghĩa là: Muốn để trẻ được bình an, hãy để con chịu ba phần đói và hàn lạnh.
2. Sốt cảm lạnh
Thường đi kèm với các triệu chứng cảm lạnh như nghẹt mũi, sổ mũi, ho, trẻ vẫn cảm thấy sợ lạnh khi bị sốt, hoặc lưng bị lạnh, thích đắp thêm chăn.
※ Phương pháp xử lý
Lúc này, nên cho bé uống nước gừng tươi và đường đỏ, uống càng nhiều càng tốt, sau đó đắp chăn để con hơi đổ mồ hôi một chút là được. Nếu cơ thể bị sốt nhưng tay chân vẫn lạnh, nhất định cần tìm cách làm ấm lòng bàn tay ví dụ cho bé tắm nước ấm, trong nước cho thêm một thìa rượu vang đỏ hoặc lá ngải cứu, nhục quế, tần bì gai… để hỗ trợ giúp tay chân bé phát nhiệt và thân thể toát mồ hôi. Còn có thể dùng máy sấy tóc thổi vào huyệt Đại chùy của trẻ để giúp trẻ đổ mồ hôi. Khi tay chân bé nóng lên và hơi đổ mồ hôi là có thể yên tâm.
3. Sốt ôn bệnh
Ôn bệnh là do ngoại cảm gây ra, thường xảy ra vào mùa cúm. Thường do người xung quanh đã có các triệu chứng tương tự. Ví dụ khi bé xuất hiện nổi ban dễ sốt cao, thường 3 ngày sau khi phát ban sẽ hạ sốt. Bệnh thường phổ biến vào mùa xuân.
※ Phương pháp xử lý
Khi bé phát ban không nên cho ra gió, có thể dùng đậu đỏ, đậu xanh, đậu đen thêm đường hầm lấy nước cho bé làm nước uống, có tác dụng nhanh bay các nốt ban và hỗ trợ tốt cho chính khí.
Sốt sinh lý ở trẻ em ‘bốc hơi nhanh” – Một giấc là có thể thay đổi
Trẻ dưới 1 tuổi và dưới 7 tháng cứ 32 ngày lại có thể bị sốt một lần. Đây là hiện tượng sinh lý xảy ra ở trẻ trong giai đoạn tăng trưởng và phát triển bình thường. Loại sốt này thường nhiệt độ không cao. Khi phát nhiệt ở vùng tai và mông thường mát. Đây là sự khác biệt lớn nhất giữa sốt phát triển và các loại sốt thông thường.
Loại sốt này sẽ hồi phục trong vòng 1 – 2 ngày. Sau mỗi cơn sốt, bạn sẽ phát hiện bé lớn lên hoặc biết làm điều gì đó. Đó là cơn sốt mà người xưa gọi là “khai khiếu phát sốt”.
Lưu ý
1. Nếu bé sốt cao và các mẹ không thể xác định loại sốt ở con, nên đi khám bác sĩ kịp thời.
2. Nếu bé bị sốt, tay và chân lạnh, cha mẹ không thể làm cách nào giúp tay chân con phát nhiệt và ra mồ hôi, hay đi gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.
3. Sốt dùng miếng dán hạ sốt gây tổn hại tới sức khỏe lại tổn thương tới não
Dùng miếng dán hạ sốt để hạ nhiệt cho bé khi sốt thực sự không mang lại lợi ích. Bởi vì đầu tiên nó phá hủy dương khí của cơ thể, do đó bệnh tà ở nhiệt độ thấp có thể kéo dài thời gian sống. Một khi thời gian chín muồi, nó sẽ gây hại cho thân thể, cũng chính là làm giảm khả năng chống lại ngoại tà. Khi cơ thể phát sốt, sử dụng nước đá ở bên ngoài tương đương với việc đẩy nhiệt của cơ thể từ bên ngoài vào bên trong, làm cho nhiệt độ bên trong cao hơn.
Chế độ ăn cho bé khi sốt
Khi con lên cơn sốt, nên cho bé ăn các món ăn thanh đạm ví dụ cháo, cháo kê thêm chút ít rau tươi luộc. Bạn cũng có thể dùng đậu đỏ, đậu xanh, đậu đen, hạt ý dĩ, bách hợp, ngân nhĩ thêm chút đường trắng đun sôi sau đó bỏ cái làm nước uống cho trẻ. Bạn cũng có thể hầm canh củ cải sườn thăn hoặc rong biển hầm sườn, cho bé uống nước.
Theo Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung