Vị trí cổ tay có liên quan đến các đốt sống cổ chi phối nhiều bệnh, như thiếu máu não, đau đầu, căng thẳng, mất ngủ, cao huyết áp, yếu thần kinh, đãng trí, ngất xỉu, chứng mệt mỏi, thoái hóa… Do vậy chỉ cần tác động đến cổ tay, thì cột sống cổ sẽ chịu ảnh hưởng, sẽ giúp điều trị các bệnh nói trên.

Trước hết, hãy tìm hiểu đôi chút về cấu tạo của cột sống cổ. Cột sống có 32 – 33 đốt, trong đó 7 đốt sống cổ từ C1 – C7, đốt C1 còn gọi là đốt đội, đốt C còn gọi là đốt trục. Cột sống cổ có dạng đường cong ưỡn ra trước. Thân đốt sống có đường kính ngang lớn hơn đường kính trước – sau, ở mặt trên có hai mỏm móc hay gọi là “mấu bán nguyệt”, cuống sống tròn và dày, mỏm ngang có lỗ ngang cho động mạch đốt sống đi qua, từ C2. Gai sống tách làm hai củ dài dần từ C2 – C7. Lỗ đốt sống to dần từ C1 – C5, nhỏ dần từ C6 và C7.

Sự liên quan của 7 đốt sống cổ với cơ quan nội tạng và bệnh lý

Theo y học, mỗi đốt sống liên quan đến những cơ quan và các bệnh khác nhau trong cơ thể:

  • Đốt sống cổ C1: Cung cấp máu cho não – Tuyến yên – Tai trong – Hệ thần kinh giao cảm. Đau đầu, căng thẳng, mất ngủ, cao huyết áp, yếu thần kinh, đãng trí, ngất xỉu, chứng mệt mỏi.
  • Đốt sống cổ C2: Mắt – Dây Thần kinh mắt – Tĩnh mạch – Tai giữa – Lưỡi. Viêm xoang, chảy nước mũi xanh, đau tai, ù tai, lãng tai, điếc, mờ mắt, đau mắt.
  • Đốt sống cổ C3: Má – Tai ngoài – Răng – Xương miệng. Các bệnh về răng miệng, tai
  • Đốt sống cổ C4: Mũi – Môi – Miệng – Tai trong. Sốt nóng lạnh, chảy nước mũi, ù tai, lãng tai, viêm yết hầu, sưng Amidan.
  • Đốt sống cổ C5: Dây thanh quản – Yết hầu. Viêm thanh quản, viêm cổ họng, khan tiếng, nhức vai.
  • Đốt sống cổ C6: Cơ gáy – Cơ vai – Amydan. Mỏi gáy, tê tay, viêm Amydan, thượng vị, viêm thanh quản, ho liên tục.
  • Đốt sống cổ C7: Tuyến giáp – Vai – Khớp cù trỏ. Cảm cúm, viêm tinh hoàn, viêm, giãn nở tuyến giáp.

Vì vậy, khi có các đốt sống bị các tổn thương do thoái hoá, viêm, u, chấn thương cột sống cổ, phong cách sinh hoạt thiếu khoa học, dùng cổ chịu tải trọng quá mức, sử dụng bàn ghế không đúng quy cách buộc cổ phải thường xuyên ở tư thế không đổi, quá gù, quá ưỡn… sẽ dẫn đến các bệnh lý tương ứng.

Theo lý luận Đông y và một số môn khí công tu luyện Đạo gia, thân thể con người được xem như là vũ trụ thu nhỏ, đồng thời là đối ứng với vũ trụ rộng lớn bên ngoài (bạn đọc có thể nghiên cứu thêm vấn đề này trong cuốn Chuyển Pháp Luân). Cơ thể cũng có những bộ phận đối ứng ví như: não người đối ứng với vũ trụ, cổ tay đối ứng với cổ gáy, sống chân đối ứng với sống lưng, loa tai đối ứng với bào thai ngược

Sự đối ứng tương quan giữa bào thai và loa tai

Trương Huyền – một học giả chuyên nghiên cứu về bách khoa sức khỏe (ở Trung Quốc) cho biết, con người bẩm sinh đã có khả năng tự chữa bệnh, cho phép duy trì thể trạng khỏe mạnh, hệ thống này được liên tục tái tạo qua thời gian. Vì vậy một khi tác động đúng cách lên một phần nào đó của cơ thể, nó sẽ có khả năng tự điều chỉnh phần cơ thể bị mất trạng thái cân bằng (chúng ta gọi là bệnh) đối ứng với phần đó.

Tương đồng giữa mô hình tế bào não bộ (Ảnh: Shutterstock) và mô phỏng phân bố vật chất quy mô lớn trong thiên hà (phát sáng) của Millenium (Ảnh: Wikimedia Commons)

Sử dụng nguyên lý đối ứng này chính là lời giải cho câu hỏi vì sao chỉ cần quay cổ tay cũng đã chữa được nhiều bệnh, chính xác là phòng và chữa các bệnh liên quan đến các đốt sống cổ.

Cách thực hiện

Theo nghiên cứu của GSTSKH Bùi Quốc Châu:

  • Chúng ta chỉ cần quay cổ tay 200 lần (theo chiều thuận nhất của mỗi người), ngày làm từ 3 – 4 lần cho các bệnh khó và mãn tính.
  • Đối với thoái hóa đốt sống cổ: mỗi lần quay độ 200 cái, ngày quay 3 lần. Trong khoảng 2 – 3 tuần thì hết bệnh. Một yêu cầu quan trọng trong việc quay cổ tay chữa bệnh cho cổ, gáy là khi quay bàn tay, ngón tay cái phải nằm trong 4 ngón tay còn lại, thì bàn tay mới đồng hình/đồng ứng với đầu, hiệu quả chữa bệnh cho cổ, gáy, đầu mới đạt được (nắm tay theo hình trên). Còn trường hợp ngón tay cái chìa ra, nằm ngoài 4 ngón kia thì bàn tay lại đồng ứng với quả tim, tức chỉ liên quan đến các bệnh về tim.

Quay cổ tay có những tác dụng sau:

  • Điều hòa nhiệt độ cơ thể: tùy lúc mà cần nóng hay cần mát người (từng bộ phận của cơ thể cho đến toàn thân).
    An thần, giúp tạo giấc ngủ dễ dàng. Quay cổ tay chừng 3 phút sau là rất buồn ngủ.
  • Làm hồng hào da mặt.
  • Làm tiêu u, tiêu bướu ở các bộ phận trong cơ thể..
  • Làm mạnh sinh lý (cho cả nam lẫn nữ).
  • Giảm sưng đau xương khớp. Trị thoái hóa cột sống cổ; viêm khớp khó co bóp các ngón tay, chân.
  • Làm mạnh gân cốt. Trị liệt chân không đi được do tai biến mạch máu não: Quay cổ tay 200 cái nhưng làm đến 5 lần một ngày.
  • Làm săn chắc da thịt.
  • Lưu thông khí huyết bị bế tắc trong cơ thể.

Chú ý:
Quay Cổ Tay là phương pháp mang cả 2 tính Âm và Dương:
– Tay xoay theo chiều kim đồng hồ là chiều Dương, làm nóng người. Trái lại, xoay ngược chiều kim đồng hồ là chiều Âm, làm mát người.
– Khi quay cùng lúc cả 2 tay với tay trái theo chiều kim đồng hồ (Dương) thì theo phản xạ, tự động tay phải sẽ xoay ngược chiều kim đồng hồ (Âm) tức cân bằng Âm Dương, bình ổn nhiệt độ trong người. Trái lại, khi tay trái xoay ngược chiều kim đồng hồ (Âm), tay phải tự động xoay thuận chiều kim đồng hồ (Dương) tức cũng cân bằng Âm Dương.
– Riêng về trường hợp cần làm ấm, nóng người, xoay tay theo chiều Dương, thì cơ thể có thể ấm, nóng lên rất nhanh nếu ta quay nhiều lần, cho nên phải cẩn thận theo dõi kỹ cơ thể để biết hạn chế đúng lúc. Không nên làm quá nhiều để tránh tác dụng phụ không mong muốn là sinh u nhọt do nóng nhiệt trong người.

Cao Sơn

Xem thêm:

 

Chuyên mục Sức khỏe, thời báo Đại Kỷ Nguyên nỗ lực mang đến cho bạn đọc những thông tin chính xác và bổ ích nhất. Tuy nhiên khoa học về thân thể người thật rộng lớn và còn nhiều điều y học chưa nhận thức đến được, do đó, các bài viết tại đây chỉ mang tính chất tham khảo. Mọi việc chẩn đoán, điều trị bệnh hay các tình trạng sức khỏe và làm đẹp cần phải có ý kiến các chuyên gia y tế được cấp phép.