Các bác sĩ cho rằng hầu hết những người bị thiếu máu không nhận ra vấn đề, lâu dài dẫn đến những tổn thương cho tim, não và nhiều cơ quan khác trong cơ thể. Thiếu máu khiến cơ thể mệt mỏi, ngủ kém, ăn kém… cuộc sống mất đi nhiều ý nghĩa.
Thiếu máu không phải là do số lượng (lít) máu của bạn ít hơn hoặc bị thiếu hụt, mà là hiện tượng lượng huyết sắc tố và số lượng hồng cầu trong máu thấp hơn so với bình thường, dẫn đến việc oxy không đủ cung cấp cho các mô tế bào trong cơ thể.
Trước khi đến gặp bác sĩ để làm xét nghiệm xem bạn có bị thiếu máu không, thì bạn có thể kiểm tra lại một số biểu hiện của cơ thể. Một số dấu hiệu dưới đây khá điển hình khi bạn thiếu máu.
- Mệt mỏi
Mệt mỏi thường là dấu hiệu đầu tiên của thiếu máu, nhưng không phải chỉ là cảm giác chậm chạp sau nửa đêm hoặc căng thẳng. Đó là một loại mệt mỏi khác, nhiều người sẽ phàn nàn nó như là tình trạng xương mệt mỏi.
- Da xanh
Một trong những cách tốt nhất để nhận ra vấn đề thiếu máu là nhìn vào các bọng dưới của mắt. Đây là một khu vực có mạch vì vậy nếu nó nhạt, đó là một dấu hiệu báo rằng bạn không nhận được đủ các tế bào máu đỏ cho các khu vực khác trên cơ thể.
Khuôn mặt, lòng bàn tay và dưới móng chân, tay cũng có thể trông nhợt nhạt dễ phát hiện.
- Khó thở
Nếu cảm thấy như không thể kịp thở, đặc biệt là trong lúc tập thể dục, khi đi lại nhiều, khi đang leo cầu thang hoặc nâng một vật gì đó… Đây là một dấu hiệu cho thấy cơ thể thiếu máu, các bộ phận không nhận đủ lượng ôxy cần thiết.
Cảm thấy yếu ớt, đầu óc quay cuồng và chóng mặt là những tình trạng phổ biến thường gặp.
- Tức ngực
Khi nằm xuống, bạn có thể nghe thấy tiếng tim đập thình thịch như đánh trống thì có nghĩa là quả tim đang phải chạy đua để cố gắng lấy thêm nhiều oxy. Hơn nữa, nhịp tim bất thường hoặc tiếng thổi tim rõ rệt hơn khi bạn đang bị thiếu máu.
- Lo lắng, hồi hộp
Nhịp tim nhanh có thể khiến cảm thấy lo lắng. Nhưng nếu lo lắng là mới đối với bạn, gia tăng nhiều hoặc không có lý do rõ ràng, nó có thể là một dấu hiệu cho thấy bạn đang bị thiếu máu.
- Chân, tay có cảm giác tê
Nếu có một cảm giác tê hoặc ngứa ran ở bàn tay và bàn chân hoặc cảm thấy lạnh nhiều chứng tỏ máu không đủ để đi nuôi các bộ phận trong cơ thể. Nhiều người có cảm giác chân tay bồn chồn khó chịu, cũng có thể là bạn đang thiếu máu.
- Chán ăn hoặc thèm ăn đồ lạ
Thiếu máu dẫn đến mệt mỏi, lười hoạt động và cảm giác ăn không ngon.Chán ăn lại sinh ra thiếu máu, suy nhược… một vòng luẩn quẩn.
Một số người bị thiếu máu thiếu sắt luôn khao khát và có thói quen nhai đá. Các chuyên gia không rõ nguyên nhân về biểu hiện này. Một số người thậm chí còn có thể có cảm giác thèm ăn giấy, đất sét.
- Khó tập trung
Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc tập trung, ghi nhớ hay cảm thấy không tỉnh táo như trong quá khứ, đó có thể không chỉ là tuổi tác mà là dấu hiệu thiếu sắt.
- Nhức đầu
Đau đầu căng thẳng và đau nửa đầu là dấu hiệu phổ biến, nhưng nếu bạn nhận thấy đau đầu thường xuyên hơn hay không thể làm giảm bớt nỗi đau thì bạn cần phải đi khám bác sĩ.
- Tóc khô, dễ rụng tóc
Khi chải đầu, gội đầu, nếu bạn nhận thấy số tóc rụng nhiều hơn bình thường hoặc mái tóc đang mỏng đi, đó có thể là cơ thể đang bị thiếu máu. Nó cũng có thể là một sự thiếu hụt vitamin hay hocmon như suy giáp.
Quan sát móng tay người thiếu máu cũng sẽ thấy móng bị khô, dễ gãy.
Người nào hay bị thiếu máu?
Những người có chế độ ăn uống nghèo nàn lặp lại, ăn chay, rối loạn đường ruột, phụ nữ đang có kinh, người có bệnh mãn tính thuộc nhóm nguy cơ cao, cần lưu ý nhiều hơn đến vấn đề này.
Minh Thành tổng hợp
Xem thêm:
- Nếu gặp phải 1 trong 8 dấu hiệu sau, hãy tìm cách cho cơ thể thải độc ngay
- 7 động tác đánh tan mệt mỏi cho “dân văn phòng”;
- Bộ phim tài liệu về nạn buôn bán tạng của Trung Quốc khiến khán giả Melbourne chấn động
Chuyên mục Sức khỏe, thời báo Đại Kỷ Nguyên nỗ lực mang đến cho bạn đọc những thông tin chính xác và bổ ích nhất. Tuy nhiên khoa học về thân thể người thật rộng lớn và còn nhiều điều y học chưa nhận thức đến được, do đó, các bài viết tại đây chỉ mang tính chất tham khảo. Mọi việc chẩn đoán, điều trị bệnh hay các tình trạng sức khỏe và làm đẹp cần phải có ý kiến các chuyên gia y tế được cấp phép.