Lịch sử ngành y học đang dần sang trang với các nghiên cứu đảo ngược lại những quan niệm từ thế kỷ trước. Người ta đã từng đổ lỗi cho các vi sinh vật là nguyên nhân gây ra bệnh tật, từ đó ra đời lý thuyết phải tận diệt chúng bằng mọi cách, như sát trùng, tẩy rửa, dùng thuốc… Tuy nhiên kết quả của nhiều nghiên cứu vừa qua đã khẳng định: bạn không thể sống “yên thân” nếu những vi sinh vật trên cơ thể bị xáo trộn!

Bộ gen chỉ chịu trách nhiệm 10% cho sức khỏe, còn lại là do các yếu tố khác, trong đó microbiome (vi sinh vật ở mỗi người, tạm gọi là hệ vi sinh cơ thể người) đóng vai trò cực kỳ quan trọng, đặc biệt là vi khuẩn đường ruột.

Trước đây, nhiều chuyên gia đã khẳng định rằng mọi bệnh tật đều được chi phối bởi yếu tố di truyền, đo dó họ kỳ vọng vào dự án giải mã bộ gen người khởi động cách đây 15 năm. Tuy nhiên, dự án giải mã gen lại khám phá ra một điều khiến mọi người vô vùng ngạc nhiên: Bộ gen chỉ chịu trách nhiệm 10% bệnh tật, 90% còn lại nằm trong tay các yếu tố môi trường, như các chất dinh dưỡng, chất độc, hay thậm chí là suy nghĩ, cảm xúc.

Hiện nay, các nhà khoa học nhận ra rằng hệ vi sinh vật cơ thể người là một trong những yếu tố môi trường chi phối sự hoạt động của các gen, một gen nào đó hoạt động hay không phụ thuộc vào các vi khuẩn có mặt.

Dưới đây là một số tình trạng sức khỏe và bệnh mãn tính có liên quan với các vi sinh vật đang “sinh sống” cùng với bạn.

1.Hành vi, khả năng kiểm soát và sức khỏe tâm thần

Những vi khuẩn có lợi có thể đóng vai trò quan trọng không kém các thuốc chống trầm cảm và chống lo âu. Năm 2014, khoảng 700 sinh viên đăng ký vào khóa Nhập môn Tâm thần học của trường Đại học William và Mary đã được nhận một bản điều tra về chế độ ăn, mức độ hoạt động, và trạng thái tinh thần của họ. Các nhà nghiên cứu phát hiện thấy những người ăn nhiều thực phẩm lên men, tinh thần của họ dường như ít chịu tác động bởi những tình huống xã hội (như áp lực trong buổi thuyết trình, bữa tiệc, tình huống đông người v.v.)

90% chất dẫn truyền thần kinh serotonin được sản sinh ở ruột, đây là chất đóng vai trò quan trọng đối với kiểm soát tinh thần và trầm cảm. Khi serotonin bị suy giảm dẫn đến việc cảm thấy buồn chán, giảm sự ham muốn, giảm quan tâm hoặc dễ dàng cáu giận, và gặp khó khăn trong việc hoàn thành các công việc.

2.Béo phì

Trẻ em dùng kháng sinh trong ba năm đầu đời có thể dẫn đến béo phì về sau. Thí nghiệm cho thấy, chuột được cho kháng sinh trong suốt thời gian thơ ấu khi trưởng thành nặng hơn 25% và có lượng mỡ cơ thể nhiều hơn 60% so với nhóm đối chứng (nhóm không dùng kháng sinh).

Béo phì không chỉ khiến bạn gặp khó khăn trong hoạt động, có thể khiến bạn gặp trở ngại về tinh thần khi giao tiếp xã hội, mà còn là yếu tố nguy cơ của nhiều căn bệnh nguy hiểm như tăng huyết áp, tiểu đường, nhồi máu cơ tim, đột quỵ.

Các kháng sinh ngoài diệt vi khuẩn có hại cho cơ thể còn diệt cả những vi khuẩn có lợi trong đường ruột, do đó gây rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột. Chính vì vậy các kháng sinh phổ rộng thường có tác dụng phụ là tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa.

Ở chuột, người ta đã phát hiện 4 loại vi khuẩn trong đường ruột đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với chuyển hóa, 3 trong số 4 loại vi khuẩn đó đều đã được phát hiện trong đường ruột con người.

3.Tự kỷ

Một số vi khuẩn có thể làm trầm trọng thêm hay thậm chí là nguyên nhân gây tự kỷ. Những trẻ bị tự kỷ có hệ vi sinh khác biệt rõ rệt so với trẻ khỏe mạnh.

4.Bệnh não

Tiến sĩ David Perlmutter đã khám phá ra mối liên hệ thuyết phục giữa bệnh não bộ và hệ microbiome trong cuốn sách của mình, từ bệnh Alzheimer, đa xơ cứng, đến Parkinson và tự kỷ.

5.Tiểu đường loại 1

Tiểu đường loại 1 có xu hướng đến sớm ở trẻ em nếu có sự thay đổi hệ vi khuẩn đường ruột. Các nghiên cứu còn phát hiện thấy một số loại vi khuẩn nhất định có thể giúp ngăn chặn đái đường loại 1.

6.Tiểu đường loại 2

Một số loại vi khuẩn và chất béo cơ thể tạo ra phản ứng viêm mạnh mẽ góp phần gây rối loạn chuyển hóa, một tình trạng có liên quan với bệnh tiểu đường loại 2.

Ngoài một số bệnh liên quan đến hệ vi sinh cơ thể người, mà chủ yếu là hệ vi khuẩn đường ruột, thì một hệ vi sinh khỏe mạnh còn có thể giúp bạn đào thải chất độc ra khỏi cơ thể và sản xuất một số loại vitamin, aminoacid đồng thời giúp hấp thu khoáng chất.

Do đó, để có được cơ thể khỏe mạnh, bạn cần giúp các vi sinh của mình hoạt động một cách tốt nhất. Có một số điều bạn nên làm hoặc cần tránh như dưới đây:

Nên:

  • Ăn nhiều loại thực phẩm lên men
  • Bổ sung lợi khuẩn đường ruột probiotic
  • Ăn nhiều chất xơ: bao gồm các loại rau, hạt, cả hạt đã nảy mầm
  • Đừng quá “vô trùng”: cuộc sống “vô trùng” có lẽ không phải là lựa chọn tốt nhất, vì “đánh mất” một số vi khuẩn có lợi có thể gây ảnh hưởng rộng lớn đến sức khỏe thể chất lẫn tinh thần của bạn. Tiếp xúc với vi khuẩn có thể đóng vai trò như một “vắc-xin” tự nhiên, giúp tăng cường hệ miễn dịch và tạo miễn dịch lâu dài chống bệnh tật.
  • Mở cửa sổ nhiều hơn: cuộc sống hiện đại khiến mọi người ít được tiếp xúc với tự nhiên hơn. Ngày nay, chúng ta dành đến 90% ở trong nhà. Các nghiên cứu cho thấy mở cửa sổ và tăng thông khí tự nhiên giúp cải thiện sự đa dạng và sức khỏe của các vi khuẩn trong nhà, do đó làm lợi cho sức khỏe bạn.

Cần tránh:

  • Kháng sinh: Hãy thận trọng khi sử dụng kháng sinh, trừ phi thật sự cần thiết và đã tham khảo ý kiến của chuyên gia. Bên cạnh đó lạm dụng kháng sinh làm tăng nguy cơ kháng thuốc của vi khuẩn, đồng thời làm trầm trọng thêm tác dụng phụ vốn có của kháng sinh. Bạn cũng cần nhớ rằng nhiều loại thực phẩm hiện nay có tồn dư kháng sinh trong đó.
  • Hóa chất trong nông nghiệp, thuốc diệt cỏ Roundup có thể diệt những vi khuẩn có lợi trong ruột bạn, nếu bạn ăn thực phẩm có chứa tồn dư thuốc diệt cỏ và một số loại hóa chất nông nghiệp.

Theo mercola.com

Đại Hải tổng hợp

Xem thêm: