Theo y học cổ truyền Trung Hoa, thuận theo quy luật ngày đêm, tăng giảm của âm dương, ngủ say vào giờ Tý và giờ Sửu, có tác dụng giữ gìn sức khỏe rất tốt, chất lượng giấc ngủ sẽ càng cao hơn.

Nếu mỗi tối bạn đều ngủ từ 7- 9 tiếng đồng hồ, vậy vấn đề thời gian bắt đầu lên giường đi ngủ còn quan trọng không? Câu trả lời của y học cổ truyền Trung Hoa là: Có, quan trọng.

Ngàn năm trở lại đây, y học Trung Hoa đều cho rằng, đồng hồ sinh học của cơ thể con người là dựa trên sự vận hành của khí, do tâm thần điều khiển, phối hợp với ngũ tạng, biến đổi âm dương của giới tự nhiên có mối liên hệ đồng bộ.

Tiến sĩ Tsao-Lin Moy bác sĩ Đông y, châm cứu đến từ Manhattan cho hay, khi chúng ta thức đêm, không chỉ làm trái với đồng hồ sinh học của bản thân, mà còn không thuận theo quy luật của tự nhiên. Do vậy, nếu ngủ quá muộn là đi ngược lại với sự vận hành của Mặt rời, Trái đất, sẽ tiêu hao nhiều năng lượng của cơ thể. Một số người thức suốt đêm để làm việc, thường sẽ bị mắc nhiều loại bệnh.

Cơ thể người là một thể tuần hoàn với thiên nhiên (Ảnh: Internet)
Cơ thể người là một thể tuần hoàn với thiên nhiên (Ảnh: Internet)

Nghiên cứu hiện nay cũng phát hiện ra rằng, thời gian đi ngủ cũng rất quan trọng: Làm cả đêm sẽ khiến cơ thể càng dễ dàng mắc các bệnh như tim mạch, đau dạ dày, ung thư vú, cũng mang lại nhiều nguy hiểm cho phụ nữ mang thai. Ngủ sớm thì có lợi cho trái tim. Nghiên cứu về vi sinh vật cũng chứng minh được rằng, hệ vi sinh vật đường ruột của cơ thể cũng có nhịp sinh học ngày đêm, khi thức đêm sẽ làm phá vỡ nhịp sinh học đó.

Mấy giờ đi ngủ là tốt nhất?

Tiến sĩ Moy khuyến nghị: 10h tối nên lên giường, và nên ngủ trước 11h đêm.

Trung y nhận định rằng, giờ Tý (11h đêm tới 1h sáng) là lúc đồng hồ sinh học thái cực của cơ thể ở vào cực âm, khí âm nhiều nhất trong ngày, mà khí âm chủ giấc ngủ. Vào thời gian này dương khí ẩn tàng, ngủ say và nghỉ ngơi sẽ giúp cơ thể phục hồi lại sức khỏe hoàn toàn. “Đây là thời điểm chúng ta có thể đạt được giấc ngủ tốt nhất, bởi vì là đồng nhất với nhịp điệu của trái đất, chất lượng giấc ngủ cũng càng cao hơn.”

Khí huyết, ngũ tạng và giấc ngủ

Trung y cho rằng, khí huyết trong cơ thể vận hành thuận theo kinh lạc. Khi khí huyết vận hành, ở tại mỗi canh giờ khác nhau trong ngày, nó sẽ tập trung lại ở các tạng phủ khác nhau. Nói cách khác, mỗi canh giờ đều có một kinh lạc, một tạng phủ “trực ban”.

Giờ Tý: 23h đến 1h khí huyết tập trung ở kinh Đảm. Đảm khí là dương khí vừa được sinh ra, mà dương khí cần được nuôi dưỡng từ khi còn nhỏ. Còn vào giờ sửu (1h sáng tới 3h sáng) là thời gian khí huyết tập chung tại kinh lạc gan. Kinh lạc gan chủ trì sự phát triển sinh trưởng, tạng gan muốn được giải độc, muốn tạo huyết, cần phải được nghỉ ngơi.

tranh-cham-cuu-675x400
Các kinh mạch chằng chịt ngang dọc trên thân người vận hành theo quy luật âm dương của trời, đất (Ảnh: Internet)

Theo bác sĩ Thomas Jefferson của trường Đại học Philadelphia Mỹ và tiến sĩ Dương Cảnh Đoan của Trung tâm Y khoa tâm thần và hành vi, người tinh thông y học cổ truyền Trung Hoa và cũng là chủ nhiệm trung tâm y học về Đạo tâm lý và thân thể (Tao Institute of Mind & Body), thì hai canh giờ này (23h đến 3h) nếu cơ thể được ngủ nghỉ, có thể hỗ trợ giúp sản sinh năng lượng và giải độc tố cho cơ thể.

Trong cuốn Hướng về phương Đông, tác giả cho rằng: Bí quyết sức khỏe tuyệt vời của cổ nhân, tác giả có viết rất rõ “Đây là hai cơ quan tạng phủ chủ yếu tham gia vào quá trình hoạt động ban ngày của cơ thể, cần tuân theo Tý ngọ lưu chú để nghỉ ngơi nạp lại năng lượng, là việc làm trọng yếu để bảo đảm sức khỏe.”

Tiến sĩ Dương còn khuyên rằng, vào khoảng thời gian từ 11h trưa tới 1h chiều nên nghỉ ngơi một chút, bởi thời gian này khí huyết tập trung tại kinh lạc của tim, một giấc ngủ ngắn vào thời điểm này sẽ hỗ trợ giúp nuôi dưỡng dương khí, loại bỏ áp lực hàng ngày.

Để năng lượng nội tại đồng bộ với tự nhiên

Nếu như bạn khó ngủ, tiến sĩ Moy khuyên rằng bạn nên lưu ý tới ánh sáng trong phòng. Hiện nay nơi ở của chúng ta đều có đầy đủ ánh sáng, đèn đường và đèn huỳnh quang, chúng kích thích não bộ con người. Hãy giữ cho phòng ngủ tối vừa đủ, và xoa bóp phần chân, cổ tay và đầu, có thể hỗ trợ giúp bạn được thoải mái thả lỏng, loại bỏ mọi căng thẳng trước khi đi ngủ.

Ngoài ra, tiến sĩ Dương cũng khuyên rằng, nên ngủ nhiều hơn vào mùa đông, như vậy có thể tích trữ được nhiều năng lượng, giúp tinh thần và thể lực cơ thể được tràn đầy. Trước khi đi ngủ dùng nước nóng ngâm chân, và ngồi thiền đả tọa tĩnh tâm, giúp nâng cao chất lượng giấc ngủ.

Theo The epochtimes
Kiên Định biên dịch 

(*) Tý ngọ lưu chú: là một thuật ngữ trong Đông Y, chỉ quy luật vận hành của khí huyết trong 12 kinh lạc theo canh giờ trong ngày của cơ thể.

Xem thêm:

Chuyên mục Sức khỏe, thời báo Đại Kỷ Nguyên nỗ lực mang đến cho bạn đọc những thông tin chính xác và bổ ích nhất. Tuy nhiên khoa học về thân thể người thật rộng lớn và còn nhiều điều y học chưa nhận thức đến được, do đó, các bài viết tại đây chỉ mang tính chất tham khảo. Mọi việc chẩn đoán, điều trị bệnh hay các tình trạng sức khỏe và làm đẹp cần phải có ý kiến các chuyên gia y tế được cấp phép.