Ngay cả người lớn cũng sợ tiêm vì đau chứ không chỉ trẻ con. Với một số người da nhạy cảm có thể bị dị ứng sau khi tiêm, chỗ tiêm bị sưng tấy. Vậy cảm giác đau khi tiêm phụ thuộc vào những yếu tố nào và có cách gì để giảm nhẹ hay không?

Mức độ đau khi tiêm

Đau khi tiêm là phản ứng của cơ thể để báo hiệu có sự xâm lấn (Ảnh: Phunulife.vn)

Đau thì có rất nhiều mức độ; vì vậy để cho dễ xác định các nhà y dược học phải đưa ra các loại thang đánh giá đau để từ đó chẩn đoán hoặc lựa chọn dùng thuốc cho người bệnh cho hợp lý. Thang điểm sợ chưa chính xác, người ta bổ sung cả biểu tượng mặt người vào để xác định cho dễ. Nhưng còn điểm khó nữa: có khi cùng 1 nguyên nhân đau, nhưng mỗi người lại phản ứng ở mức độ đau khác nhau, mỗi người có 1 ngưỡng đau cũng vô cùng phong phú.

Ngoài ra, yếu tố tâm lý cũng lại đóng vai trò quan trọng trong cảm nhận về đau. Một dược sĩ có kinh nghiệm lâm sàng mấy chục năm trong dùng thuốc giảm đau cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối, chuyên gia của Tổ chức y tế Thế giới WHO về chăm sóc giảm nhẹ có kể: “bệnh nhân ung thư, do bị đau triền miên, kéo dài, họ hiểu về cơn đau của mình, và có tâm lý đón đợi cơn đau. Chính tâm lý ấy làm cơn đau trở nên nặng nề hơn, gây khó khăn cho chiến lược dùng thuốc và chăm sóc giảm nhẹ”.

Vậy cùng 1 người, khi tiêm thuốc, liệu có thể có lần đau nhiều hơn, đau ít hơn?

Mặc áo siêu nhân nhưng vẫn sợ tiêm (Ảnh: Vitalk)

Câu trả lời là có! Những yếu tố không liên quan đến người bệnh và người tiêm rất nhiều. Do thuốc khác nhau, có những thuốc khi tiêm chỉ có cảm giác như kiến cắn do tác động của kim tiêm vào cơ thể. Nhưng cùng một loại thuốc do dung tích tiêm, pH của dung môi, độ tan của dược chất, v.v… khi tiêm sẽ có cảm giác đau buốt hơn rất nhiều. Là bố, là mẹ khi đi tiêm phòng cho con, thể nào chúng ta cũng được các cô điều dưỡng nhắc trước khi tiêm: thuốc này khi tiêm sẽ đau buốt hơn, thuốc này tiêm không đau lắm nhưng về nhà con có thể cảm thấy tức ở vị trí tiêm…

Thậm chí cùng người, khi tiêm cùng 1 thuốc cũng có thể thấy lúc đau nhiều hơn, khi đau ít hơn, tùy thuộc vào vị trí tiêm và tâm lý, tiêm nhắc lại hay tiêm lần đầu… và cũng có thể do kỹ thuật, độ khéo léo của người tiêm – có bà mẹ khéo hơn, có người mẹ vụng hơn, nhưng không thể nói người mẹ nào yêu con hơn người mẹ nào!

Thuốc đắng dã tật, đau khi tiêm cũng là việc khó tránh

Ở một số trường hợp ko nhất thiết phải tiêm, thì có thể xin bác sĩ cho uống thuốc thay vì tiêm. Còn nếu trong trường hợp bất khả kháng thì mọi người đành chấp nhận vậy. Bạn cũng có thể tham khảo các cách này nhé, để không còn sợ hãi khi tiêm chích nữa,có thể áp dụng cho trẻ nhỏ cũng được.

Trước khi tiêm:

– Lấy viên nước đá bôi nhẹ lên chỗ da sắp tiêm. Có thể là ở ven tay, bắp tay, hoặc mông. Cảm giác tê vì lạnh sẽ giúp vùng da ở đó mất cảm giác trong vài giây, lúc đó tiêm sẽ không thấy đau. Em thử rồi, cực kì hiệu quả.

– Nên nhai kẹo cao su để phân tán tư tưởng, tránh tập trung nghĩ đến cái kim tiêm.

– Đừng nhìn vào mũi tiêm, đừng nhìn y tá tiêm. Sẽ càng sợ hơn.

– Trong lúc đang tiêm, nên nhìn vào chỗ khác và suy nghĩ xem ngày mai ăn gì, nên đi chợ mua gì, đi tiêm xong về nhà làm gì… Khi bạn đang suy nghĩ thì y tá cũng tiêm xong rồi.

Sau khi tiêm:

– Lấy bông gòn thấm dầu khuynh diệp bôi nhẹ lên vết tiêm rồi dùng băng keo cá nhân dán lại.

– Lấy nước nóng chườm vào.

– Nếu vết tiêm bị sưng đỏ thì nên lấy một lát khoai tây chà nhẹ vào vết tiêm. Vết tiêm sẽ bớt sưng hẳn.

 Hoàng Kỳ

Chuyên mục Sức khỏe, thời báo Đại Kỷ Nguyên nỗ lực mang đến cho bạn đọc những thông tin chính xác và bổ ích nhất. Tuy nhiên khoa học về thân thể người thật rộng lớn và còn nhiều điều y học chưa nhận thức đến được, do đó, các bài viết tại đây chỉ mang tính chất tham khảo. Mọi việc chẩn đoán, điều trị bệnh hay các tình trạng sức khỏe và làm đẹp cần phải có ý kiến các chuyên gia y tế được cấp phép.

Từ Khóa: