Ổ bụng của một bé sơ sinh ở Đồng Nai gần như không chứa bất cứ cơ quan nào nên bị teo. Do đó các bác sĩ phải làm giãn ổ bụng to hơn, đủ để chứa ruột, dạ dày, lách, đại tràng.

Ngày 9/8, Tuổi Trẻ Online đăng tải thông tin từ Bệnh viện (BV) Nhi đồng Đồng Nai (tỉnh Đồng Nai) cho biết, các bác sĩ tại bệnh viện này vừa phẫu thuật cứu sống một em bé sơ sinh có toàn bộ nội tạng nằm trong lồng ngực. 

Bệnh nhi là bé N.V.Đ. (ngụ thị trấn Trảng Bom, huyện Trảng Bom, Đồng Nai) hiện đã qua cơn nguy kịch, sức khỏe ổn định, bú tốt và sẽ được xuất viện trong 5 ngày tới.

Theo thông tin ban đầu, bé N.V.Đ. (lúc này bé mới 1 ngày tuổi) nhập BV Nhi đồng Đồng Nai ngày 14/7 trong tình trạng tím tái, da xanh, ói nhiều không dứt, suy hô hấp, toàn bộ ruột non, dạ dày, lách và 3/4 đại tràng bị đẩy lên trên ngực, gây chèn ép phổi khiến bệnh nhi không thể tự thở, gây cao áp phổi.

Tại BV, các bác sĩ đã tiến hành hồi sức, cho bé thở máy, chụp phim và siêu âm tim. Kết quả phát hiện cháu Đ. bị cao huyết áp phổi, thoát vị hoành do toàn bộ nội tạng bị đẩy lên ngực.

Sau khi hồi sức 6 tiếng, tình trạng sức khỏa bệnh nhi đã ổn định hơn, các bác sĩ quyết định phẫu thuật cấp cứu ngay.

Theo báo VietnamPlus, khi tiến hành phẫu thuật, các bác sĩ phải đưa hết các tạng xuống ổ bụng.

Tuy nhiên, do trong quá trình ở trong bụng mẹ, ổ bụng của bệnh nhi gần như không chứa bất cứ cơ quan nào nên bị teo. Vì vậy, trước khi đưa các cơ quan nội tạng xuống dưới, các bác sĩ phải làm giãn ổ bụng cháu Đ. to hơn, đủ để chứa ruột, dạ dày, lách, đại tràng.

Trao đổi với báo chí, bác sĩ Vũ Công Tầm, trưởng khoa phẫu thuật – gây mê – hồi sức BV Nhi đồng Đồng Nai, cho biết mặc dù ca mổ của bé N.V.Đ. thành công nhưng quá trình hồi sức rất khó khăn do tình trạng cao áp phổi.

Trong 2 tuần liên tiếp, các bác sĩ phải dùng thuốc hạ áp phổi để ổn định tình trạng cho bệnh nhi. Trường hợp này nếu không được cấp cứu kịp thời, cho thở máy ngay, bệnh nhi sẽ có nguy cơ tử vong do thiếu oxy.

Có thể bạn quan tâm:

videoinfo__video3.dkn.tv||26eea1eee__