Hiện nay, càng ngày càng có nhiều người chú trọng đến việc dưỡng sinh, phương pháp dưỡng sinh có rất nhiều, nhưng không nhất định là tất cả các phương pháp đều có kết quả tốt. Phương pháp dưỡng sinh của người xưa, đơn giản, dễ thực hiện và mang đến những kết quả không ngờ.

Dưới đây là 7 bí quyết dưỡng sinh của người xưa:

1. Thường xuyên đấm lưng:

Phần lưng của cơ thể có nhiều huyệt vị liên quan đến các cơ quan nội tạng, thường xuyên đấm lưng sẽ có tác dụng kích thích các huyệt vị sau lưng, thông qua sự truyền dẫn của kinh mạch, giúp cải thiện chức năng miễn dịch. Còn có thể làm chắc gân cốt và lưu thông máu tốt,  thúc đẩy sự trao đổi chất của các tế bào da.

Danh y đời Đường Tôn Tư Mạc trong “Thiên kim bị cấp phương” có nói: “Đối với người chân tay sợ lạnh, thì có thể đấm từ trên xuống dưới, cho đến khi chân tay ấm lên.” Khi đấm lưng thì không cần phải tìm đúng huyệt, nó đơn giản hơn cả xoa bóp. Khi đấm lưng thì nên dùng lực đều và có sự đàn hồi, mỗi ngày 1 đến 2 lần.

(Ảnh: internet)
(Ảnh: internet)

2. Thường xuyên chải đầu:

Thường xuyên chải đầu giúp kích thích các kinh mạch trên đầu, khiến khí huyết vận chuyển xuống dưới, có tác dụng giảm bớt bệnh cao huyết áp, và bệnh xơ cứng động mạch… Cũng giúp cho khí huyết lưu thông lên trên, giúp giảm bệnh thiếu máu não.

Khi chải đầu thì bắt đầu từ phía trước trán chải ngược ra phía sau gáy, động tác nên nhẹ nhàng, dùng lực đều, sau đó chải sang hai bên. Chải đầu giúp thông các huyết mạch, tránh cho da đầu bị ướt và lạnh gây ra bệnh đau đầu, giảm thiểu tóc bạc. Mỗi ngày chải đầu từ 3 đến 5 lần, mỗi lần từ 60 đến 100 lượt.

3. Thường xuyên xoa mặt:

Có rất nhiều hệ thống kinh mạch đều bắt đầu từ phần đầu, xoa mặt có thể khơi thông kinh mạch. Vào buổi sáng tỉnh dậy, nằm trên giường, bắt đầu từ 2 ngón tay giữa đặt ở 2 bên cánh mũi mát xa từ dưới lên trên, sang hai bên trán rồi xuống má thành một vòng tuần hoàn, khoảng 20 lần. Có tác dụng làm sắc mặt mịn hồng, giảm thiểu vết nhăn, phòng chống tê liệt thần kinh trên mặt.

(Ảnh: internet)
(Ảnh: internet)

4. Thường xuyên vận động mắt:

Chuyển động nhãn cầu, giúp tăng cường tính linh hoạt của thần kinh thị giác, thường xuyên làm như vậy sẽ khiến mắt sáng hơn.

Cách làm rất đơn giản, mắt nhắm lại, nhãn cầu vận động từ trái sang phải và ngược lại, mỗi lần từ 6 đến 10 lần. Tốc độ chuyển động của nhãn cầu phải chậm và đều, sau đó nhắm mắt một lát rồi mới mở ra.

5. Thường xuyên xoa bụng:

Bụng có các đường ruột và các cơ quan nội tạng, thường xuyên xoa bụng sẽ giúp bổ thận, hỗ trợ tiêu hóa, an thần hạ khí, có lợi cho tiểu tiện, đại tiện.

Cách thực hiện: Nằm trên giường, hai chân duỗi thẳng, các đầu ngón chân hướng lên trên, hai bàn tay xoa vào nhau cho nóng lên, sau đó đặt tay chéo lên nhau xung quanh phần rốn, sau đó xoa theo chiều kim đồng hồ theo vòng tròn nhỏ rồi theo vòng lớn dần. Mỗi lần xoa khoảng 12 lần, có tác dụng cải thiện chức năng các cơ quan trong nội tạng.

(Ảnh: Fotolia)
(Ảnh: Fotolia)

6. Co thắt hậu môn:

Biện pháp co thắt hậu môn là một phương pháp của Đạo gia được truyền lại cách đây hàng nghìn năm, nó có tác dụng bổ thận và sinh tinh, nó còn được gọi là thuật hồi xuân. Co thắt hậu môn giúp tăng khả năng tuần hoàn máu, cải thiện chức năng cơ vòng của hậu môn, tốt cho thận và làm chậm sự thoái hóa.

Phương pháp: Có thể đứng hoặc nằm, hơi dùng lực một chút hít vào, đồng thời co hậu môn lại, giữ một chút rồi thả lỏng. Lặp lại như thế từ 5 đến 7 lần.

7. Thường xuyên mát xa bàn chân:

Sau khi rửa chân, dùng tay phải giữ lấy bàn chân phải, sau đó dùng tay trái để mát xa huyệt Dũng tuyền và những nơi xung quanh, cho đến khi bàn chân ấm lên. Sau đó cử động nhẹ các ngón chân, rồi dùng lực cong các ngón chân lên phía trên, sau đó thu về, làm như thế 10 lần sau đó chuyển sang chân trái.

Huyệt (Ảnh: internet)
Huyệt Dũng tuyền (Ảnh: internet)

Thường xuyên xoa bóp huyệt Dũng tuyền có các công dụng như loại bỏ những chất dơ bẩn, chống lạnh giữ ấm, bổ thận tăng cường sức khỏe, giải trừ mệt mỏi, trì hoãn sự thoái hóa.

Theo Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung

Thiên Minh biên dịch

Xem thêm: