‘Đại dịch’ – là 2 từ các chuyên gia dùng để chỉ nguy cơ phát triển ung thư trong vài năm tới. Thực tế, ước tính Việt Nam khoảng 150.000 trường hợp mới mắc và khoảng 75.000 trường hợp tử vong mỗi năm do ung thư. Có gia đình gặp cảnh 2-3 người, thậm chí 8 người mắc bệnh ung thư. Do vậy không thể không chú ý đến phương pháp phòng ngừa.

Mới đây, việc gia đình anh Phạm Duy Vinh (51 tuổi, quê Hải Dương) có đến 8 người trong gia đình đều mắc ung thư đại trực tràng đang được dư luận chú ý.

Nói về trường hợp gia đình anh Vinh, Tiến sĩ Phạm Văn Bình, Trưởng khoa Ngoại bụng 1, bệnh viện K Trung ương cơ sở Tân Triều cho biết, mỗi năm các bác sĩ ở đây cũng gặp 2 – 3 gia đình có người nhà cùng bị ung thư. Tuy nhiên, con số đó chỉ dừng lại ở 3 – 4 người, còn trường hợp gia đình anh Vinh thì quả là hiếm thấy.

Vết sẹo sau phẫu thuật cắt bỏ khối u của anh Vinh. (Ảnh: nguoiduatin.vn)

Tiến sĩ Phạm Văn Bình cho biết, phần lớn ung thư không liên quan đến di truyền và không để lại bệnh cho các thế hệ sau nhưng riêng ung thư đại trực tràng, có khoảng 5% người mắc có yếu tố di truyền về gene, gọi là hội chứng ung thư gia đình.

Cũng theo Tiến sĩ Bình, cả gia đình anh Vinh đều bị ung thư đại trực tràng do hội chứng đa polyp gia đình hay còn gọi hội chứng FAP (Familial Adenomatous Polyposis). Đây là hội chứng điển hình có tính chất gia đình do đột biến gene APC. Gene này có thể chuyển từ bố mẹ sang con, đây là một loại gene có vai trò ức chế sự hình thành của khối u sinh ra ở đại trực tràng và có sự đột biến, nó chiếm 1% ung thư đại trực tràng.

Hội chứng đa polyp trực tràng. (Ảnh: Tâm sự 247)

Theo SK&ĐS, tại Việt Nam, ung thư đại trực tràng là dạng ung thư phổ biến, đứng hàng thứ 3 sau ung thư phổi và ung thư dạ dày ở nam; sau ung thư vú, cổ tử cung ở nữ và đang tăng rất nhanh. Năm 2000, số mắc ở nam giới là 2.878 ca, đến năm 2010 đã tăng gần gấp 3 lên mức 7.568 ca và dự báo đến 2020 lên hơn 13.000 ca. Ở nữ giới, trong vòng 10 năm, số ca mắc cũng tăng gấp 3 lần, từ hơn 2.500 ca năm 2000 lên 6.110 ca năm 2010 và dự báo 2020 lên 11.124 ca.

Người có nguy cơ dễ mắc ung thư đại trực tràng

Tiền sử bản thân hoặc gia đình bị u tuyến, các hội chứng đa polyp hoặc ung thư đại trực tràng. Tất cả loại đa polyp đại trực tràng nếu không được can thiệp thì sẽ có khoảng 50% chuyển thành ung thư (từ khi sinh ra đến khi 40 tuổi).

Những người béo phì, lười vận động, hút thuốc lá và uống rượu cần có kế hoạch nội soi đại trực tràng của mình bằng ống mềm tại các cơ sở y tế.

Uống rượu chính là một tác nhân dẫn đến ung thư. (Ảnh: timeboard.co.kr)

Bị mắc bệnh viêm ruột nên làm xét nghiệm tìm máu trong phân, nội soi toàn bộ đại trực tràng ở để sàng lọc bệnh.

Vậy đâu sẽ là giải pháp phòng chống ung thư hiệu quả?

1. Thay đổi suy nghĩ

Muốn duy trì sự sống sau khi biết bệnh, điều đơn giản nhất là bạn phải cải thiện tâm trạng lo sợ, cần phải hiểu rõ sự khác biệt giữa sự sống và cái chết. Những giá trị mà bạn mong muốn cần phải có được trong cuộc đời mình. Cần phải nhận thức rõ mình đã mắc bệnh và dũng cảm vượt qua.

Suy nghĩ tích cực chính là biện pháp quan trọng trong việc chống lại ung thư. (Ảnh: bacsionline.com)

Khi đã thay đổi được suy nghĩ thì bạn sẽ biết cách đối mặt với mọi khó khăn trong cuộc sống. Sống ngày nào, phải thật vui vẻ ngày đó, nếu như vậy thì bệnh sẽ giảm đi một nửa. Người nào biết làm mới chính mình, cuộc sống sẽ có sự khác biệt rất lớn so với những người khác.

2. Chế độ ăn uống lành mạnh, chọn đúng thuốc để điều trị

Nhiều người nghĩ rằng sử dụng một liều lượng lớn các chất dinh dưỡng chống ung thư có thể cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả hơn. Nhưng trên thực tế, các sản phẩm này chỉ có thể tăng dinh dưỡng, bảo vệ tế bào và thúc đẩy tuần hoàn, cải thiện khả năng miễn dịch, chứ không phải là “tiên dược”. Do đó đừng lạm dụng khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.

Ngoài ra, nên chú ý chế độ ăn uống có nhiều hoa quả, rau xanh và ít thịt, dầu mỡ. Các chất dinh dưỡng đa dạng từ thực vật, chế phẩm sinh học và các enzym sẽ giúp cho cơ thể có sự cân bằng.

Ăn uống khoa học cũng giúp cơ thể chống lại ung thư. (Ảnh: Healthplus.vn)

Hạn chế ăn đường, đặc biệt là đường fructose vì các nhà khoa học cho rằng sẽ làm gia tăng các bệnh chuyển hoá, tim mạch và cả ung thư

Bổ sung vitamin D: vì chất này có khả năng xâm nhập vào các tế bào ung thư, kích hoạt chức năng làm chết tế bào này.

Tránh xa đồ uống có cồn, thuốc lá: PGS. TS. Trần Thanh Hương – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu ung thư cho biết, khi rượu vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành acetaldehyde – một chất gây ung thư. Việc uống rượu sẽ làm tăng acetaldehyde trong nước bọt, làm tổn thương gene ở các tế bào niêm mạc miệng, họng, thực quản và đường hô hấp trên. Rượu còn làm tăng khả năng hấp thu các chất gây ung thư, kích thích cơ thể sinh ra các phân tử hoạt tính cao, gây tổn thương gene tế bào dẫn đến ung thư.

3. Thường xuyên kiểm tra sức khỏe và có kế hoạch chăm sóc cơ thể

Việc kiểm tra sức khỏe toàn diện, hay còn gọi là khám sức khỏe định kỳ luôn là công cụ hữu hiệu để phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm. Phối hợp cách chăm sóc sức khỏe truyền thống với các tiến bộ y học hiện đại sẽ làm tăng tính an toàn trong quá trình chăm sóc sức khỏe.

Người bệnh ung thư lại cần phải được quan tâm đến sức khỏe thường xuyên hơn. Kết hợp giữa việc cân bằng trong lựa chọn thực phẩm ăn uống, lựa chọn dùng các loại thảo dược và các giải pháp điều trị.

4. Trở về với thiên nhiên, sinh hoạt điều độ, tin tưởng sức mạnh bản thân

Chúng ta biết rằng khả năng hoạt động các bộ phận trong cơ thể giống như một cỗ máy hoàn hảo. Khi có bệnh, là cơ thể đã mất đi sự vận hành hoàn hảo, vì thế, nếu muốn tác động vào, bạn phải có sự hiểu biết nhất định. Hãy áp dụng nguyên tắc, mọi thứ cần phải thuận theo tự nhiên, đừng can thiệp quá sâu vào chức năng của cơ thể.

Hoà mình với thiên nhiên. (Ảnh: Motor 24)

Lựa chọn được đưa ra là một cuộc sống hòa mình với thiên nhiên, tránh xa thực phẩm bẩn và môi trường ô nhiễm, tập thể dục đều đặn. Giữ cho cơ thể luôn ở trong trạng thái thoải mái và khỏe mạnh nhất, phát huy tối đa chức năng của hệ miễn dịch, làm cho tế bào ung thư yếu dần, tăng tế bào khỏe mạnh và hồi phục sức khỏe nhanh chóng hơn.

Yến Dương